Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu đến năm 2020, 94% số người trong độ tuổi từ 15 - 60 của tỉnh biết chữ; 80% số người biết chữ tiếp tục học và không tái mù chữ trở lại...
Học tập có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Do đó, xây dựng xã hội học tập (XHHT) là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc học tập giáo dục, xem đó là phương cách để kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân. Ngay khi mới giành độc lập, trong hoàn cảnh nước nhà đang thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ (chống giặc dốt), Người đã viết bài "Chống nạn thất học”, trong đó đề cao vai trò của sự hiểu biết ở mọi người đối với việc xây dựng đất nước: "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”... Coi trọng sự học, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tự học, học để đạt được tri thức đúng đắn, phụng sự công cuộc đấu tranh cách mạng, vẻ vang của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân.
Thực hiện lời dạy của Bác về giáo dục đào tạo, những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và ý thức mỗi gia đình, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Yên Bái đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS; chất lượng công tác phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao... Hoạt động đào tạo cũng đạt được nhiều kết quả. Đến nay, Yên Bái đã trở thành trung tâm đào tạo nhân lực cho các tỉnh trong khu vực.
Cùng giáo dục trong trường học, nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các xã, phường, thị trấn đã coi trọng việc xây dựng XHHT.
Qua đó, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt sâu rộng các tiêu chí, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân về xây dựng các mô hình học tập để cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân chủ động và tự giác tham gia. Phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị học tập được đẩy mạnh.
Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có hội khuyến học với số hội viên đạt tỷ lệ 19,5% dân số. Toàn tỉnh có 99.385 gia đình đăng ký gia đình học tập; 536 dòng họ đăng ký dòng họ học tập; 1.291 thôn bản đăng ký cộng đồng học tập; 408 đơn vị đăng ký đơn vị học tập; 26 xã đăng ký cộng đồng học tập cấp xã. Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ngày càng hiệu quả.
Từ những hình thức học tập thích hợp với nội dung tuyên truyền, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường... mà trình độ người dân nhất là đối tượng lao động nông thôn được nâng lên.
Từ đó, nhiều người có thêm tri thức, kiến thức để làm công dân tốt, biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước.
Mục tiêu đến năm 2020, 94% số người trong độ tuổi từ 15 - 60 của tỉnh biết chữ; 80% số người biết chữ tiếp tục học và không tái mù chữ trở lại; 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 30% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 15% có trình độ bậc 3.
Tỉnh sẽ có từ 60 - 70% lao động nông thôn được tham gia học tập kiến thức, kỹ năng, chuyển giao KHKT công nghệ sản xuất tại các TTHTCĐ và các cơ sở giáo dục; từ 85% - 90% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; 90% trở lên công nhân lao động được qua đào tạo nghề... Do đó, việc xây dựng XHHT cần được đẩy mạnh phát huy hiệu quả hơn nữa.
Để xây dựng XHHT, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng XHHT, từ đó khuyến khích mọi người tham gia học tập, theo tư tưởng của Bác là "... mỗi người dân phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà...”.
Cần tiếp tục củng cố các TTHTCĐ, cơ sở giáo dục thường xuyên, đưa các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các loại hình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tuyên truyền pháp luật, chuyển giao KHKT.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội ở mỗi địa phương cần triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc học tập suốt đời. Khuyến khích hình thức học từ xa, qua mạng Internet và học trực tuyến qua tăng cường cơ sở hạ tầng về thông tin, nhất là tại các TTHTCĐ, TTGDTX.
Cùng với đó là việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng XHHT, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các cá nhân trong việc thực hiện việc học tập...
1767 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu đến năm 2020, 94% số người trong độ tuổi từ 15 - 60 của tỉnh biết chữ; 80% số người biết chữ tiếp tục học và không tái mù chữ trở lại... Học tập có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Do đó, xây dựng xã hội học tập (XHHT) là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc học tập giáo dục, xem đó là phương cách để kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân. Ngay khi mới giành độc lập, trong hoàn cảnh nước nhà đang thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ (chống giặc dốt), Người đã viết bài "Chống nạn thất học”, trong đó đề cao vai trò của sự hiểu biết ở mọi người đối với việc xây dựng đất nước: "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”... Coi trọng sự học, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tự học, học để đạt được tri thức đúng đắn, phụng sự công cuộc đấu tranh cách mạng, vẻ vang của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân.
Thực hiện lời dạy của Bác về giáo dục đào tạo, những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương và ý thức mỗi gia đình, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Yên Bái đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS; chất lượng công tác phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao... Hoạt động đào tạo cũng đạt được nhiều kết quả. Đến nay, Yên Bái đã trở thành trung tâm đào tạo nhân lực cho các tỉnh trong khu vực.
Cùng giáo dục trong trường học, nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các xã, phường, thị trấn đã coi trọng việc xây dựng XHHT.
Qua đó, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt sâu rộng các tiêu chí, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân về xây dựng các mô hình học tập để cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân chủ động và tự giác tham gia. Phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị học tập được đẩy mạnh.
Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có hội khuyến học với số hội viên đạt tỷ lệ 19,5% dân số. Toàn tỉnh có 99.385 gia đình đăng ký gia đình học tập; 536 dòng họ đăng ký dòng họ học tập; 1.291 thôn bản đăng ký cộng đồng học tập; 408 đơn vị đăng ký đơn vị học tập; 26 xã đăng ký cộng đồng học tập cấp xã. Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ngày càng hiệu quả.
Từ những hình thức học tập thích hợp với nội dung tuyên truyền, giáo dục các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường... mà trình độ người dân nhất là đối tượng lao động nông thôn được nâng lên.
Từ đó, nhiều người có thêm tri thức, kiến thức để làm công dân tốt, biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương, đất nước.
Mục tiêu đến năm 2020, 94% số người trong độ tuổi từ 15 - 60 của tỉnh biết chữ; 80% số người biết chữ tiếp tục học và không tái mù chữ trở lại; 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 30% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 15% có trình độ bậc 3.
Tỉnh sẽ có từ 60 - 70% lao động nông thôn được tham gia học tập kiến thức, kỹ năng, chuyển giao KHKT công nghệ sản xuất tại các TTHTCĐ và các cơ sở giáo dục; từ 85% - 90% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; 90% trở lên công nhân lao động được qua đào tạo nghề... Do đó, việc xây dựng XHHT cần được đẩy mạnh phát huy hiệu quả hơn nữa.
Để xây dựng XHHT, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng XHHT, từ đó khuyến khích mọi người tham gia học tập, theo tư tưởng của Bác là "... mỗi người dân phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà...”.
Cần tiếp tục củng cố các TTHTCĐ, cơ sở giáo dục thường xuyên, đưa các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các loại hình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tuyên truyền pháp luật, chuyển giao KHKT.
Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội ở mỗi địa phương cần triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc học tập suốt đời. Khuyến khích hình thức học từ xa, qua mạng Internet và học trực tuyến qua tăng cường cơ sở hạ tầng về thông tin, nhất là tại các TTHTCĐ, TTGDTX.
Cùng với đó là việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng XHHT, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các cá nhân trong việc thực hiện việc học tập...
Các bài khác
- UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo xử lý, khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại Khu công nghiệp phía Nam (31/08/2017)
- UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg về an toàn thực phẩm (31/08/2017)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 21-25/8 (28/08/2017)
- Tổ chức thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Yên Bái (27/08/2017)
- Sửa đổi, bổ sung một số điều thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (26/08/2017)
- Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau (25/08/2017)
- Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên (23/08/2017)
- Tăng cường các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Yên Bái (23/08/2017)
- Yên Bái triển khai thực hiện công tác khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2017 (23/08/2017)
- Triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
(20/08/2017)
Xem thêm »