Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06/02/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp.
Công điện nêu rõ: Hạ tầng hệ thống logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống logistics thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo thuận lợi cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, kết nối sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần ổn định an ninh lương thực, đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội nước ta trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, so với sức sản xuất, tiềm năng, lợi thế nông nghiệp hiện nay, hệ thống logistics vẫn còn là một điểm nghẽn trong kết nối giữa sản xuất và đưa nông sản ra thị trường trong nước và quốc tế nói chung, thị trường các nước láng giềng như Trung Quốc nói riêng; kết nối vận chuyển đường bộ, đường biển, hàng không theo phương thức tiêu thụ truyền thống vẫn chưa thật sự hiệu quả, các phương thức tiêu thụ thông qua thương mại điện tử còn thiếu và hạn chế dẫn đến chi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt. Trong bối cảnh hiện nay và các năm tiếp theo còn nhiều yếu tố bất ổn, cơ hội và thách thức đan xen, việc hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics phục vụ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng cần được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống logistics nhằm kết nối, sản xuất nông sản, phục vụ tốt hơn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới, Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp khẩn trương triển khai các nhiệm vụ sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan
a) Khẩn trương hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050" để làm căn cứ tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt và dài hạn.
b) Phối hợp với các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch các Trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực về logistics, chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi logistics nông sản nói riêng cho cán bộ quản lý ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cụ thể hóa các nội dung Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc và các văn kiện hợp tác đã ký kết về hợp tác nông nghiệp, mở cửa thị trường nông sản, thúc đẩy đa dạng hóa kênh phân phối truyền thống qua chợ đầu mối, trung tâm dịch vụ logistics nông sản giữa các cặp cửa khẩu hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nông sản chính ngạch qua các sàn thương mại điện tử.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045".
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Rà soát cân đối, bố trí vốn phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng cho các trung tâm logistics nông sản; hướng dẫn sử dụng vốn để triển khai, thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các chương trình, nhiệm vụ và dự án phát triển hệ thống logistics nông sản.
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ logistics nông sản, đầu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản.
c) Tham mưu Chính phủ các chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics nông sản và phát triển kết cấu hạ tầng logistics nông sản.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản.
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc xây dựng và mở rộng mô hình thí điểm cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát truy xuất nguồn gốc.
c) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí trong dự toán chi của các bộ, cơ quan trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án về phát triển hệ thống logistics nông sản.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trao đổi, làm việc với Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, Cục Đường sắt quốc gia Trung Quốc, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc và Chính quyền các tỉnh giáp biên phía Trung Quốc về các giải pháp cấp thiết và trung - dài hạn, giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; trước mắt là hỗ trợ khai thác tuyến vận tải công-ten-nơ đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản vận chuyển qua đường sắt nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ, ách tắc đường bộ qua cửa khẩu biên giới thời gian qua.
c) Tập trung tổ chức các giải pháp nhằm hiện đại hóa hệ thống đường sắt và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Trước mắt, sớm thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối hệ thống đường sắt tại cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai) để tạo thuận lợi cho giao nhận hàng hóa bằng đường sắt tại cửa khẩu này.
d) Trong Quý I năm 2024, chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trao đổi, làm việc phía Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, thủ tục thông thương, nhanh chóng xây dựng đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại các cặp cửa khẩu phụ giáp biên (Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang) có tính kết nối các trục giao thông đang xây dựng để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương, doanh nghiệp hai nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu hai phía.
6. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản tại địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản và quy định mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát, bổ sung các Trung tâm dịch vụ logistics nông sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng thiết yếu cho xây dựng các trung tâm logistics nông sản.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, khuyến khích thu hút doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn.
d) Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu chủ lực và tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để cung cấp nông sản đảm bảo chất lượng, an toàn và bền vững thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
7. Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp
a) Liên kết, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu.
b) Huy động, khuyến khích các thành viên tham gia thực hiện các chuỗi cung ứng nông sản và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản từ vùng nguyên liệu tới thị trường tiêu thụ.
1451 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06/02/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp.
Công điện nêu rõ: Hạ tầng hệ thống logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong tổng thể nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống logistics thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo thuận lợi cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, kết nối sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần ổn định an ninh lương thực, đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội nước ta trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, so với sức sản xuất, tiềm năng, lợi thế nông nghiệp hiện nay, hệ thống logistics vẫn còn là một điểm nghẽn trong kết nối giữa sản xuất và đưa nông sản ra thị trường trong nước và quốc tế nói chung, thị trường các nước láng giềng như Trung Quốc nói riêng; kết nối vận chuyển đường bộ, đường biển, hàng không theo phương thức tiêu thụ truyền thống vẫn chưa thật sự hiệu quả, các phương thức tiêu thụ thông qua thương mại điện tử còn thiếu và hạn chế dẫn đến chi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt. Trong bối cảnh hiện nay và các năm tiếp theo còn nhiều yếu tố bất ổn, cơ hội và thách thức đan xen, việc hoàn thiện hạ tầng hệ thống logistics phục vụ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng cần được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống logistics nhằm kết nối, sản xuất nông sản, phục vụ tốt hơn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới, Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngoại giao; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp khẩn trương triển khai các nhiệm vụ sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan
a) Khẩn trương hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050" để làm căn cứ tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt và dài hạn.
b) Phối hợp với các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch các Trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực về logistics, chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi logistics nông sản nói riêng cho cán bộ quản lý ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cụ thể hóa các nội dung Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc và các văn kiện hợp tác đã ký kết về hợp tác nông nghiệp, mở cửa thị trường nông sản, thúc đẩy đa dạng hóa kênh phân phối truyền thống qua chợ đầu mối, trung tâm dịch vụ logistics nông sản giữa các cặp cửa khẩu hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nông sản chính ngạch qua các sàn thương mại điện tử.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045".
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ logistics; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Rà soát cân đối, bố trí vốn phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng cho các trung tâm logistics nông sản; hướng dẫn sử dụng vốn để triển khai, thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các chương trình, nhiệm vụ và dự án phát triển hệ thống logistics nông sản.
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ logistics nông sản, đầu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản.
c) Tham mưu Chính phủ các chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics nông sản và phát triển kết cấu hạ tầng logistics nông sản.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Cải cách thủ tục, hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho thương mại nông sản.
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc xây dựng và mở rộng mô hình thí điểm cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát truy xuất nguồn gốc.
c) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí trong dự toán chi của các bộ, cơ quan trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án về phát triển hệ thống logistics nông sản.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan:
a) Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống vận tải gắn kết giữa các trung tâm trong hệ thống dịch vụ logistics nông sản và hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng nông sản qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không thuận lợi, tiết kiệm chi phí vận chuyển nội địa, chi phí logistics.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trao đổi, làm việc với Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, Cục Đường sắt quốc gia Trung Quốc, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc và Chính quyền các tỉnh giáp biên phía Trung Quốc về các giải pháp cấp thiết và trung - dài hạn, giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian vận chuyển các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; trước mắt là hỗ trợ khai thác tuyến vận tải công-ten-nơ đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản vận chuyển qua đường sắt nhằm giảm thiểu tình trạng ùn ứ, ách tắc đường bộ qua cửa khẩu biên giới thời gian qua.
c) Tập trung tổ chức các giải pháp nhằm hiện đại hóa hệ thống đường sắt và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt để tăng lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Trước mắt, sớm thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối hệ thống đường sắt tại cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai) để tạo thuận lợi cho giao nhận hàng hóa bằng đường sắt tại cửa khẩu này.
d) Trong Quý I năm 2024, chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trao đổi, làm việc phía Trung Quốc để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, thủ tục thông thương, nhanh chóng xây dựng đường chuyên dụng hàng hóa nông sản tại các cặp cửa khẩu phụ giáp biên (Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang) có tính kết nối các trục giao thông đang xây dựng để thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương, doanh nghiệp hai nước, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu hai phía.
6. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản tại địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics nông sản và quy định mô hình hoạt động của các trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát, bổ sung các Trung tâm dịch vụ logistics nông sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng thiết yếu cho xây dựng các trung tâm logistics nông sản.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, khuyến khích thu hút doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn.
d) Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu chủ lực và tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để cung cấp nông sản đảm bảo chất lượng, an toàn và bền vững thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản.
7. Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp
a) Liên kết, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu.
b) Huy động, khuyến khích các thành viên tham gia thực hiện các chuỗi cung ứng nông sản và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản từ vùng nguyên liệu tới thị trường tiêu thụ.