Năm 2016, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ trên địa bàn huyện Văn Yên đã làm 4 nhà bị sập hoàn toàn, 32 nhà bị hư hỏng nặng. Mưa lũ gây thiệt hại trên 434 ha hoa màu, cuốn trôi làm chết 75 con gia súc, 288 con gia cầm, làm hư hỏng, sạt lở nhiều ao, hồ, đầm, nhiều tuyến đường trọng yếu, ước tính thiệt hại trên 15 tỷ đồng.
Việc tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai hàng năm, giúp huyện Văn Yên giảm thiệt hại đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai.
Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra trong năm 2017, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN), thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các phương án phòng chống thiên tai đã đề ra.
Với mục đích giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo mọi hoạt động kinh tế và sản xuất không bị ngừng trệ. Huyện Văn Yên đã xây dựng kế hoạch, phương án chủ động ứng phó với thiên tai.
Đồng chí Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Văn Yên cho biết: "Để chủ động ứng phó với thiên tai, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 28/2/1017 về phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án phòng chống hạn hán xảy ra trên địa bàn huyện. Lấy phòng ngừa là chính, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã tập trung kiện toàn, bổ sung lại các thành viên để xây dựng phương án, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên".
Theo đó, các loại thiên tai chủ yếu có khả năng ảnh hưởng là rét đậm, rét hại, sương muối, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán.
Để chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với từng loại thiên tai. Trong đó, tập trung nhất vẫn là mưa lớn, lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất.
Căn cứ trên phương án đã phê duyệt, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN từ huyện đến các xã, thị trấn, các đơn vị tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế, xã hội và quốc phòng - an ninh; hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm; tu sửa, nạo vét các công trình kênh mương, cống thoát nước, mua sắm các thiết bị chống hạn hán, ngập úng; đồng thời, rà soát các hộ dân đang sinh sống tại những điểm sung yếu có nguy cơ sạt lở.
Với phương châm "4 tại chỗ" và "3 sẵn sàng", khi xảy ra thiên tai, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN trực chỉ huy 24/24 giờ, xảy ra thiên tai ở địa phương nào thì sử dụng lực lượng ở địa phương đó, phối hợp cùng lực lượng vũ trang sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu theo kế hoạch, lực lượng huy động trên 5.500 người gồm các lực lượng quân sự, công an, y tế, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, dân quân các xã...
Ngoài ra, còn huy động thêm các hộ gia đình, phương tiện vận tải và một số máy xúc, máy ủi của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn với trên 1.930 phương tiện các loại. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, thông báo, dự báo và theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu thủy văn để nhân dân chủ động, có biện pháp phòng chống, tổ chức hiệp đồng lực lượng với các đơn vị trên địa bàn.
Cùng với đó, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện chỉ đạo UBND các xã phải tổ chức rà soát các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn, giải phóng ngay các công trình xây dựng lấn chiếm và các vật liệu cản trở dòng chảy như tre, gỗ... ở tất cả các khe suối trước mùa mưa lũ.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại trang thiết bị cảnh báo phòng tránh lũ quét như: thiết bị đo mưa và một số vật dụng khác; nghiêm cấm việc chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng cứu khi cần thiết, vận động nhân dân trong mùa mưa lũ, mỗi gia đình phải có kế hoạch dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác đảm bảo cho gia đình sinh hoạt từ 5 - 7 ngày trở lên khi có tình huống bất trắc; có phương án, kế hoạch tổ chức tốt công tác cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn kịp thời; chú trọng thông tin liên lạc thông suốt với cơ sở xã và Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện; chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị vận động nhân dân tích cực chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá và các công trình công cộng khác; xây dựng kế hoạch để nhân dân chủ động gieo cấy vụ mùa đúng khung thời vụ, bảo đảm không để thiên tai ảnh hưởng đến năng suất, mùa vụ.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian chuyển mùa năm 2017, các thiên tai cực đoan như: dông, lốc, sét và mưa đá thường xuyên xảy ra với cấp độ mạnh và phạm vi rộng.
Cùng với đó là hạn hạn, nắng nóng mưa bão cũng sẽ xuất hiện sớm và kéo dài cả năm với lượng mưa lớn. Bởi vậy, trước những diễn biến bất thường của thiên tai, đặc biệt là mưa lũ, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Văn Yên cần tiếp tục chỉ đạo sát sao cũng như xây dựng cụ thể phương án phòng, tránh, ứng phó, không nên chủ quan trước những tình huống bất trắc có thể xảy ra, tránh những thiệt hại đáng tiếc về người, tài sản do thiên tai gây ra.
1857 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2016, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ trên địa bàn huyện Văn Yên đã làm 4 nhà bị sập hoàn toàn, 32 nhà bị hư hỏng nặng. Mưa lũ gây thiệt hại trên 434 ha hoa màu, cuốn trôi làm chết 75 con gia súc, 288 con gia cầm, làm hư hỏng, sạt lở nhiều ao, hồ, đầm, nhiều tuyến đường trọng yếu, ước tính thiệt hại trên 15 tỷ đồng.Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do thiên tai gây ra trong năm 2017, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN), thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các phương án phòng chống thiên tai đã đề ra.
Với mục đích giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo mọi hoạt động kinh tế và sản xuất không bị ngừng trệ. Huyện Văn Yên đã xây dựng kế hoạch, phương án chủ động ứng phó với thiên tai.
Đồng chí Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Văn Yên cho biết: "Để chủ động ứng phó với thiên tai, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 28/2/1017 về phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án phòng chống hạn hán xảy ra trên địa bàn huyện. Lấy phòng ngừa là chính, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã tập trung kiện toàn, bổ sung lại các thành viên để xây dựng phương án, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên".
Theo đó, các loại thiên tai chủ yếu có khả năng ảnh hưởng là rét đậm, rét hại, sương muối, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán.
Để chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với từng loại thiên tai. Trong đó, tập trung nhất vẫn là mưa lớn, lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất.
Căn cứ trên phương án đã phê duyệt, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN từ huyện đến các xã, thị trấn, các đơn vị tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế, xã hội và quốc phòng - an ninh; hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm; tu sửa, nạo vét các công trình kênh mương, cống thoát nước, mua sắm các thiết bị chống hạn hán, ngập úng; đồng thời, rà soát các hộ dân đang sinh sống tại những điểm sung yếu có nguy cơ sạt lở.
Với phương châm "4 tại chỗ" và "3 sẵn sàng", khi xảy ra thiên tai, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN trực chỉ huy 24/24 giờ, xảy ra thiên tai ở địa phương nào thì sử dụng lực lượng ở địa phương đó, phối hợp cùng lực lượng vũ trang sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu theo kế hoạch, lực lượng huy động trên 5.500 người gồm các lực lượng quân sự, công an, y tế, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, dân quân các xã...
Ngoài ra, còn huy động thêm các hộ gia đình, phương tiện vận tải và một số máy xúc, máy ủi của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn với trên 1.930 phương tiện các loại. Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, thông báo, dự báo và theo dõi về tình hình thời tiết, khí hậu thủy văn để nhân dân chủ động, có biện pháp phòng chống, tổ chức hiệp đồng lực lượng với các đơn vị trên địa bàn.
Cùng với đó, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện chỉ đạo UBND các xã phải tổ chức rà soát các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn, giải phóng ngay các công trình xây dựng lấn chiếm và các vật liệu cản trở dòng chảy như tre, gỗ... ở tất cả các khe suối trước mùa mưa lũ.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại trang thiết bị cảnh báo phòng tránh lũ quét như: thiết bị đo mưa và một số vật dụng khác; nghiêm cấm việc chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng ứng cứu khi cần thiết, vận động nhân dân trong mùa mưa lũ, mỗi gia đình phải có kế hoạch dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm khác đảm bảo cho gia đình sinh hoạt từ 5 - 7 ngày trở lên khi có tình huống bất trắc; có phương án, kế hoạch tổ chức tốt công tác cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn kịp thời; chú trọng thông tin liên lạc thông suốt với cơ sở xã và Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện; chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị vận động nhân dân tích cực chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, trạm xá và các công trình công cộng khác; xây dựng kế hoạch để nhân dân chủ động gieo cấy vụ mùa đúng khung thời vụ, bảo đảm không để thiên tai ảnh hưởng đến năng suất, mùa vụ.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian chuyển mùa năm 2017, các thiên tai cực đoan như: dông, lốc, sét và mưa đá thường xuyên xảy ra với cấp độ mạnh và phạm vi rộng.
Cùng với đó là hạn hạn, nắng nóng mưa bão cũng sẽ xuất hiện sớm và kéo dài cả năm với lượng mưa lớn. Bởi vậy, trước những diễn biến bất thường của thiên tai, đặc biệt là mưa lũ, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Văn Yên cần tiếp tục chỉ đạo sát sao cũng như xây dựng cụ thể phương án phòng, tránh, ứng phó, không nên chủ quan trước những tình huống bất trắc có thể xảy ra, tránh những thiệt hại đáng tiếc về người, tài sản do thiên tai gây ra.