CTTĐT - Để du lịch thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu “quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo”.
.
Có thể thấy, trong những năm qua hoạt động du lịch của huyện Mù Cang Chải bước đầu có nhiều khởi sắc, tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần giảm nghèo bề vững ở vùng cao. Mù Cang Chải đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Năm 2019, là một năm thành công đối với du lịch của huyện, lượng du khách đến với huyện đạt trên 250.000 lượt, thông qua các hoạt động như: Tuần giới thiệu bản sắc văn hóa Mông Yên Bái tại Hà Nội, Tết độc lập, Tuần lễ hội văn hóa Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang năm 2019...với nhiều hoạt động ý nghĩa, có tính lan tỏa cao, tạo ấn tượng sâu sắc, thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan và trải nghiệm. Năm 2019, đã được Chính phủ xếp hạng Danh lam, thắng cảnh cấp Quốc gia đặc biệt, qua đó đã nâng tầm giá trị danh thắng, tạo điểm nhấn trọng tâm trong phát triển du lịch của địa phương.
Bên cạnh đó các sản phẩm du lịch của huyện có bước phát triển đa dạng hơn; hệ thống hạ tầng cơ sở và các dịch vụ phục vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện và mở rộng; việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được nâng cao. Ngành du lịch, dịch vụ du lịch trên đại bàn huyện Mù Cang Chải đang từng bước phát huy vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn góp phần nhất định vào ngân sách đị phương, góp phần giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống Nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng như việc khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tập trung một số nhiệm vụ sau:
Một là: Xây dựng Đề án tổng thể về phát triển du lịch Mù Cang Chải để phát triển du lịch chủ động, bền vững và phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và khu vực; triển khai và phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt Kế hoạch số 64/KH-UBND, ngày 14/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch huyện Mù Cang Chải trên cơ sở chiến lược chung của tỉnh.
Hai là: Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa hình thức để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cung cấp thông tin cho du khách và người dân gắn với mời gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch.
Ba là: Lập quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, dịch vụ, vui chơi, giải trí ở khu vực thị trấn Mù Cang Chải, xã Púng Luông, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Cao Phạ, Lao Chải, Chế Tạo và nơi có tiềm năng; xây dựng hệ thống nhà truyền thống để trưng bày và giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Mông, Thái; quản lý, khai thác hiệu quả Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng Bậc thang Mù Cang Chải; làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và chuẩn bị điều kiện đề nghị UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới vào năm 2025. Mời gọi đầu tư mở mới thêm điểm bay dù lượn, hằng năm, tổ chức giải Dù lượn Yên Bái mở rộng tại huyện để khẳng định và xây dựng thương hiệu Dù lượn Mù Cang Chải, hướng tới tổ chức Festivan Dù lượn quốc tế.
Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; trong đó, thực hiện quy hoạch vùng phát triển cây dược liệu để hình thành các loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh thực hiện mô hình sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ du lịch; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm và Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng Mông, Thái đạt chuẩn OCOP.
Năm là: Đề xuất và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối trên địa bàn huyện gắn với phát triển các đô thị du lịch, các cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch. Điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết Thị trấn Mù Cang Chải và vùng phụ cận, xây dựng Thị trấn Mù Cang Chải thành đô thị du lịch theo hướng hiện đại, bản sắc gắn với phát triển du lịch, tạo các tour du lịch kết nối với các xã trong huyện và với các địa phương bên ngoài.
Sáu là: Tập trung thu hút, đào tạo, cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về du lịch đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn (nhất là các lĩnh vực tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch), vừa thông thạo về văn hóa, địa hình, địa bàn các xã trong huyện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nghề phi nông nghiệp, nhất là những nghề phục vụ cho phát triển du lịch như: hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, lễ tân, .v.v. đề xuất với tỉnh về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân tham gia làm du lịch.
Bảy là: Tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng, môi trường thuận lợi, đa dạng hóa việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn huyện, đặc biệt là các dự án về hạ tầng du lịch; đồng thời, vận dụng, tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư và doanh nghiệp để có các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng riêng của huyện Mù Cang Chải phục vụ cho nhu cầu phát triển của huyện.
Với đặc điểm tự nhiên - xã hội của Mù Cang Chải, phát triển du lịch đang là một lợi thế, một nhiệm vụ lớn và là mục tiêu phát triển bền vững của huyện.
4283 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để du lịch thực sự trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định mục tiêu “quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo”.Có thể thấy, trong những năm qua hoạt động du lịch của huyện Mù Cang Chải bước đầu có nhiều khởi sắc, tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần giảm nghèo bề vững ở vùng cao. Mù Cang Chải đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Năm 2019, là một năm thành công đối với du lịch của huyện, lượng du khách đến với huyện đạt trên 250.000 lượt, thông qua các hoạt động như: Tuần giới thiệu bản sắc văn hóa Mông Yên Bái tại Hà Nội, Tết độc lập, Tuần lễ hội văn hóa Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang năm 2019...với nhiều hoạt động ý nghĩa, có tính lan tỏa cao, tạo ấn tượng sâu sắc, thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan và trải nghiệm. Năm 2019, đã được Chính phủ xếp hạng Danh lam, thắng cảnh cấp Quốc gia đặc biệt, qua đó đã nâng tầm giá trị danh thắng, tạo điểm nhấn trọng tâm trong phát triển du lịch của địa phương.
Bên cạnh đó các sản phẩm du lịch của huyện có bước phát triển đa dạng hơn; hệ thống hạ tầng cơ sở và các dịch vụ phục vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện và mở rộng; việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được nâng cao. Ngành du lịch, dịch vụ du lịch trên đại bàn huyện Mù Cang Chải đang từng bước phát huy vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn góp phần nhất định vào ngân sách đị phương, góp phần giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống Nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng như việc khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tập trung một số nhiệm vụ sau:
Một là: Xây dựng Đề án tổng thể về phát triển du lịch Mù Cang Chải để phát triển du lịch chủ động, bền vững và phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và khu vực; triển khai và phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện tốt Kế hoạch số 64/KH-UBND, ngày 14/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch huyện Mù Cang Chải trên cơ sở chiến lược chung của tỉnh.
Hai là: Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa hình thức để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh thiên nhiên, văn hóa, con người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cung cấp thông tin cho du khách và người dân gắn với mời gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch.
Ba là: Lập quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, dịch vụ, vui chơi, giải trí ở khu vực thị trấn Mù Cang Chải, xã Púng Luông, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Cao Phạ, Lao Chải, Chế Tạo và nơi có tiềm năng; xây dựng hệ thống nhà truyền thống để trưng bày và giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc Mông, Thái; quản lý, khai thác hiệu quả Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng Bậc thang Mù Cang Chải; làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và chuẩn bị điều kiện đề nghị UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới vào năm 2025. Mời gọi đầu tư mở mới thêm điểm bay dù lượn, hằng năm, tổ chức giải Dù lượn Yên Bái mở rộng tại huyện để khẳng định và xây dựng thương hiệu Dù lượn Mù Cang Chải, hướng tới tổ chức Festivan Dù lượn quốc tế.
Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; trong đó, thực hiện quy hoạch vùng phát triển cây dược liệu để hình thành các loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh thực hiện mô hình sản xuất theo tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ phục vụ du lịch; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm và Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng Mông, Thái đạt chuẩn OCOP.
Năm là: Đề xuất và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối trên địa bàn huyện gắn với phát triển các đô thị du lịch, các cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch. Điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết Thị trấn Mù Cang Chải và vùng phụ cận, xây dựng Thị trấn Mù Cang Chải thành đô thị du lịch theo hướng hiện đại, bản sắc gắn với phát triển du lịch, tạo các tour du lịch kết nối với các xã trong huyện và với các địa phương bên ngoài.
Sáu là: Tập trung thu hút, đào tạo, cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về du lịch đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn (nhất là các lĩnh vực tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch), vừa thông thạo về văn hóa, địa hình, địa bàn các xã trong huyện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nghề phi nông nghiệp, nhất là những nghề phục vụ cho phát triển du lịch như: hướng dẫn viên du lịch, nấu ăn, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, lễ tân, .v.v. đề xuất với tỉnh về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân tham gia làm du lịch.
Bảy là: Tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng, môi trường thuận lợi, đa dạng hóa việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn huyện, đặc biệt là các dự án về hạ tầng du lịch; đồng thời, vận dụng, tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư và doanh nghiệp để có các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng riêng của huyện Mù Cang Chải phục vụ cho nhu cầu phát triển của huyện.
Với đặc điểm tự nhiên - xã hội của Mù Cang Chải, phát triển du lịch đang là một lợi thế, một nhiệm vụ lớn và là mục tiêu phát triển bền vững của huyện.