CTTĐT - Những năm qua cây chè đã giúp người dân xã Hán Đà xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Không dừng lại ở đó, hiện xã Hán Đà đang nỗ lực xây dựng sản phẩm chè OCOP hạng 3 sao, tạo nền tảng để đưa sản phẩm chè vươn tới những thị trường lớn.
Sản phẩm chè xanh Hán Đà đã hoàn thiện khâu thiết kế bao bì và đăng ký tem truy xuất nguồn gốc
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngà ở thôn Hán Đà 1 - xã Hán Đà gắn bó với nghề trồng chè đã hơn 20 năm nay. Trước đây gia đình bà trồng toàn bộ bằng giống chè trung du. Nhờ được tuyên truyền, tập huấn, hiện tại bà Ngà đã cải tạo toàn bộ 0,5 ha chè sang trồng giống chè lai LDP2. Đồng thời áp dụng quy trình chăm sóc Vietgap nên vườn chè cho năng xuất chất lượng tốt. Trung bình mỗi tháng gia đình bà Ngà có thu nhập 10 triệu đồng từ cây chè. Bà Ngà chia sẻ: “Trung bình mỗi tháng cây chè cho thu hái 2 lần; mỗi lần 7 - 8 tạ búp chè tươi, bán với giá 8.000 đồng/kg, gia đình thu về từ 5 - 6 triệu đồng/lần hái. Nhờ cây chè kinh tế gia đình khấm khá từng ngày, nuôi các con ăn học đầy đủ”.
Còn đối với gia đình ông Lã Mạnh Hùng ở thôn Trác Đà, hiện tại ông đang duy trì chăm sóc 1,3 ha chè LDP2 được canh tác theo tiêu chuẩn Vietgap. Công Hùng cho biết để chăm sóc cây chè hiệu quả ông đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, chăm sóc chè, từ đó nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chè, đưa cây chè trở thành cây kinh tế chủ lực giúp gia đình làm giàu một cách hiệu quả. Trung bình mỗi năm cây chè mang về cho gia đình ông Hùng nguồn thu gần 150 triệu đồng. Ông Hùng cho hay: “Trong quá trình chăm sóc chè, chúng tôi chỉ sử dụng bón phân hữu cơ theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích khác, thực hiện quy trình sản xuất chè sạch để tạo nên sản phẩm mang thương hiệu, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng”.
Xã Hán Đà hiện có 169 ha kinh doanh với trên 400 hộ phát triển kinh tế chủ yếu từ trồng chè tập trung ở các thôn Hán Đà 1, Hán Đà 2, Trác Đà và Phúc Hòa. Cây chè được coi là cây trồng chủ lực của địa phương,cho thu hoạch gần như quanh năm, trong đó vụ chính kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Trung bình mỗi năm nhân dân Hán Đà thu hái trên 2000 tấn chè búp tươi với giá bán 7000 – 8000 đồng/kg chè búp tươi cũng mang về cho người trồng chè Hán Đà trên 15 tỷ đồng. Cùng với đó trên địa bàn xã còn duy trì hoạt động 120 cơ sở chế biến chè mi ni, tạo việc làm cho gần 400 lao động tại chỗ với mức thu nhập 6-7 triệu đồng/người/tháng.
Xác định đây là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua xã Hán Đà đã ra nghị quyết chuyên đền về phát triển nâng cao năng xuất sản lượng chè búp tươi của xã, xây dựng vùng chuyên canh chè bền vững đạt tiêu chuẩn Việt Gap. Xã đã tuyên truyền vận động nhân dân trồng thay thế từ chè Trung du sang chè LDP1, LDP2; hướng dẫn bà con cải tạo, đầu tư thâm canh và chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn VietGap. Từ khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chế biến chè an toàn các hộ dân đã có những thay đổi về phương thức sản xuất như thu hái chè búp tươi bằng hình thức hái tay 100%; chuyển phương thức chế biến từ chảo gang thủ công sang chảo quay tấm tôn bằng điện để nâng cao chất lượng thành phẩm.
Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, HTX cựu chiến binh xã Hán Đà đã mạnh dạn đăng ký xây dựng thương hiệu chè xanh Hán Đà đạt tiêu chuẩn OCOP3 sao với quy mô thực hiện 21 ha,34 hộ dân tham gia tại thôn Trác Đà. Theo đó HTX đã tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác để nâng cao chất lượng sản phẩm chè; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm chè; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất chè búp tươi với cơ sở chế biến. Ông Trần Tường - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Cựu chiến binh xã Hán Đà cho hay: “Với lợi thế có nhiều đồi núi thấp, thổ nhưỡng tốt nên khá thuận lợi cho việc trồng cây chè, vì thế những năm qua, HTX cựu chiến binh Hán Đà đã vận động thành viên tận dụng tối đa diện tích đất đồi, đất vườn để trồng chè với quy mô lớn. Trong quá trình trồng và chăm sóc chè, người dân đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế diện tích chè đã già cỗi bằng những giống chè cho năng suất cao như LDP1, LDP2 cho năng xuất chất lượng cao”.
Hiện nay, sản phẩm “Chè xanh Hán Đà” được công nhận là sản phẩm nông nghiệp an toàn của tỉnh Yên Bái với thành phần 100% là chè búp khô nguyên chất. Sản phẩm đã có đầy đủ mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và được đóng hộp phù hợp với sự lựa chọn của người tiêu dùng. HTX Cựu chiến xã Hán Đà Hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng thẩm định huyện đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng ococp 3 sao, phấn đấu nâng cấp lên sản phẩm 4 sao vào cuối năm 2021 này.
Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chè xanh Hán Đà giúp nâng cao năng xuất sản phẩm chè của địa phương góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
1465 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua cây chè đã giúp người dân xã Hán Đà xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Không dừng lại ở đó, hiện xã Hán Đà đang nỗ lực xây dựng sản phẩm chè OCOP hạng 3 sao, tạo nền tảng để đưa sản phẩm chè vươn tới những thị trường lớn.Gia đình bà Nguyễn Thị Ngà ở thôn Hán Đà 1 - xã Hán Đà gắn bó với nghề trồng chè đã hơn 20 năm nay. Trước đây gia đình bà trồng toàn bộ bằng giống chè trung du. Nhờ được tuyên truyền, tập huấn, hiện tại bà Ngà đã cải tạo toàn bộ 0,5 ha chè sang trồng giống chè lai LDP2. Đồng thời áp dụng quy trình chăm sóc Vietgap nên vườn chè cho năng xuất chất lượng tốt. Trung bình mỗi tháng gia đình bà Ngà có thu nhập 10 triệu đồng từ cây chè. Bà Ngà chia sẻ: “Trung bình mỗi tháng cây chè cho thu hái 2 lần; mỗi lần 7 - 8 tạ búp chè tươi, bán với giá 8.000 đồng/kg, gia đình thu về từ 5 - 6 triệu đồng/lần hái. Nhờ cây chè kinh tế gia đình khấm khá từng ngày, nuôi các con ăn học đầy đủ”.
Còn đối với gia đình ông Lã Mạnh Hùng ở thôn Trác Đà, hiện tại ông đang duy trì chăm sóc 1,3 ha chè LDP2 được canh tác theo tiêu chuẩn Vietgap. Công Hùng cho biết để chăm sóc cây chè hiệu quả ông đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, chăm sóc chè, từ đó nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chè, đưa cây chè trở thành cây kinh tế chủ lực giúp gia đình làm giàu một cách hiệu quả. Trung bình mỗi năm cây chè mang về cho gia đình ông Hùng nguồn thu gần 150 triệu đồng. Ông Hùng cho hay: “Trong quá trình chăm sóc chè, chúng tôi chỉ sử dụng bón phân hữu cơ theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích khác, thực hiện quy trình sản xuất chè sạch để tạo nên sản phẩm mang thương hiệu, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng”.
Xã Hán Đà hiện có 169 ha kinh doanh với trên 400 hộ phát triển kinh tế chủ yếu từ trồng chè tập trung ở các thôn Hán Đà 1, Hán Đà 2, Trác Đà và Phúc Hòa. Cây chè được coi là cây trồng chủ lực của địa phương,cho thu hoạch gần như quanh năm, trong đó vụ chính kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Trung bình mỗi năm nhân dân Hán Đà thu hái trên 2000 tấn chè búp tươi với giá bán 7000 – 8000 đồng/kg chè búp tươi cũng mang về cho người trồng chè Hán Đà trên 15 tỷ đồng. Cùng với đó trên địa bàn xã còn duy trì hoạt động 120 cơ sở chế biến chè mi ni, tạo việc làm cho gần 400 lao động tại chỗ với mức thu nhập 6-7 triệu đồng/người/tháng.
Xác định đây là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua xã Hán Đà đã ra nghị quyết chuyên đền về phát triển nâng cao năng xuất sản lượng chè búp tươi của xã, xây dựng vùng chuyên canh chè bền vững đạt tiêu chuẩn Việt Gap. Xã đã tuyên truyền vận động nhân dân trồng thay thế từ chè Trung du sang chè LDP1, LDP2; hướng dẫn bà con cải tạo, đầu tư thâm canh và chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn VietGap. Từ khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chế biến chè an toàn các hộ dân đã có những thay đổi về phương thức sản xuất như thu hái chè búp tươi bằng hình thức hái tay 100%; chuyển phương thức chế biến từ chảo gang thủ công sang chảo quay tấm tôn bằng điện để nâng cao chất lượng thành phẩm.
Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, HTX cựu chiến binh xã Hán Đà đã mạnh dạn đăng ký xây dựng thương hiệu chè xanh Hán Đà đạt tiêu chuẩn OCOP3 sao với quy mô thực hiện 21 ha,34 hộ dân tham gia tại thôn Trác Đà. Theo đó HTX đã tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác để nâng cao chất lượng sản phẩm chè; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm chè; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất chè búp tươi với cơ sở chế biến. Ông Trần Tường - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Cựu chiến binh xã Hán Đà cho hay: “Với lợi thế có nhiều đồi núi thấp, thổ nhưỡng tốt nên khá thuận lợi cho việc trồng cây chè, vì thế những năm qua, HTX cựu chiến binh Hán Đà đã vận động thành viên tận dụng tối đa diện tích đất đồi, đất vườn để trồng chè với quy mô lớn. Trong quá trình trồng và chăm sóc chè, người dân đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay thế diện tích chè đã già cỗi bằng những giống chè cho năng suất cao như LDP1, LDP2 cho năng xuất chất lượng cao”.
Hiện nay, sản phẩm “Chè xanh Hán Đà” được công nhận là sản phẩm nông nghiệp an toàn của tỉnh Yên Bái với thành phần 100% là chè búp khô nguyên chất. Sản phẩm đã có đầy đủ mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và được đóng hộp phù hợp với sự lựa chọn của người tiêu dùng. HTX Cựu chiến xã Hán Đà Hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng thẩm định huyện đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng ococp 3 sao, phấn đấu nâng cấp lên sản phẩm 4 sao vào cuối năm 2021 này.
Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm chè xanh Hán Đà giúp nâng cao năng xuất sản phẩm chè của địa phương góp phần đắc lực vào công tác xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.