Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/QĐ-TTCP, quyết định ban hành "Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023".
.
Tổng điểm tiêu chí đánh giá là 100 điểm, trong đó, phần A Tiêu chính đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN (20 điểm) + phần B Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm) + phần C Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (40 điểm) + phần D Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng (10 điểm).
Trong đó, tiêu chí đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng PCTN (20 điểm) sẽ gồm: Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN (5 điểm) như việc ban hành kế hoạch PCTN năm 2023 và nội dung kế hoạch PCTN năm 2023.
Đánh giá việc các sở, ban, quận, huyện, cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện kế hoạch PCTN của cấp tỉnh (15 điểm), trong đó có đánh giá việc thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Thực hiện việc kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN. Tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp huyện và tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Việc chỉ đạo của chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về tham nhũng; kiến nghị, đề nghị bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Các nội dung đánh giá trong Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm) gồm:
Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước (27 điểm), trong đó đánh giá kết quả thự hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật PCTN 2018; kết quả thực hiện cải cách hành chính (PAR năm 2023); kết quả thực hiện chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI năm 2023); kết quả thực hiện Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; kết quả thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn; kết quả thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích; kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kết quả thực hiện quy tắc ứng xử; kết quả thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập và kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước (3 điểm), bao gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trên địa bàn tỉnh.
Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (40 điểm), bao gồm đánh giá việc phát hiện hành vi tham nhũng (12 điểm), trong đó đánh giá kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát; kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo; kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử
Đối với việc xử lý tham nhũng (20 điểm), sẽ đánh giá kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân do để xảy ra tham nhũng; kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng; kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của việc tham nhũng.
Về kết quả xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN (8 điểm), đánh giá kết quả xử lý vi phạm trong thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị (Điều 81, Nghị định 59/NĐ-CP); kết quả xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn (Điều 82, Nghị định 59/2019/NĐ-CP); kết quả xử lý vi phạm quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 84, Nghị định 59/2019/NĐ-CP); kết quả xử lý vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác (Khoản 2, Điều 94 Luật PCTN); kết quả xử lý vi phạm quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 85, Nghị định 59/2019/NĐ-CP); kết quả xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai tài sản thu nhập (Điều 20, Nghị định 130/2020/NĐ-CP); kết quả xử lý hành vi vi phạm khác trong kiểm soát tài sản thu nhập (Điều 21, Nghị định 130/2020/NĐ-CP).
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng (10 điểm) bao gồm đánh giá kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết đơn tố cáo, phản ánh (5 điểm); kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (5 điểm).
Căn cứ Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức đánh giá công tác PCTN tại địa phương mình theo quy định của pháp luật về PCTN, Kế hoạch 198/KH-TTCP ngày 6/2/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
1791 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/QĐ-TTCP, quyết định ban hành "Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2023".Tổng điểm tiêu chí đánh giá là 100 điểm, trong đó, phần A Tiêu chính đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN (20 điểm) + phần B Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm) + phần C Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (40 điểm) + phần D Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng (10 điểm).
Trong đó, tiêu chí đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng PCTN (20 điểm) sẽ gồm: Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN (5 điểm) như việc ban hành kế hoạch PCTN năm 2023 và nội dung kế hoạch PCTN năm 2023.
Đánh giá việc các sở, ban, quận, huyện, cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện kế hoạch PCTN của cấp tỉnh (15 điểm), trong đó có đánh giá việc thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN. Thực hiện việc kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN. Tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp huyện và tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Việc chỉ đạo của chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân về tham nhũng; kiến nghị, đề nghị bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Các nội dung đánh giá trong Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (30 điểm) gồm:
Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước (27 điểm), trong đó đánh giá kết quả thự hiện công khai, minh bạch theo quy định của Luật PCTN 2018; kết quả thực hiện cải cách hành chính (PAR năm 2023); kết quả thực hiện chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI năm 2023); kết quả thực hiện Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; kết quả thực hiện định mức, chế độ, tiêu chuẩn; kết quả thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích; kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kết quả thực hiện quy tắc ứng xử; kết quả thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập và kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước (3 điểm), bao gồm công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trên địa bàn tỉnh.
Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng (40 điểm), bao gồm đánh giá việc phát hiện hành vi tham nhũng (12 điểm), trong đó đánh giá kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát; kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua phản ánh, tố cáo; kết quả phát hiện hành vi tham nhũng qua điều tra, truy tố, xét xử
Đối với việc xử lý tham nhũng (20 điểm), sẽ đánh giá kết quả xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân do để xảy ra tham nhũng; kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng; kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của việc tham nhũng.
Về kết quả xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN (8 điểm), đánh giá kết quả xử lý vi phạm trong thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đơn vị (Điều 81, Nghị định 59/NĐ-CP); kết quả xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn (Điều 82, Nghị định 59/2019/NĐ-CP); kết quả xử lý vi phạm quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 84, Nghị định 59/2019/NĐ-CP); kết quả xử lý vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác (Khoản 2, Điều 94 Luật PCTN); kết quả xử lý vi phạm quy định về báo cáo, xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng (Điều 85, Nghị định 59/2019/NĐ-CP); kết quả xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai tài sản thu nhập (Điều 20, Nghị định 130/2020/NĐ-CP); kết quả xử lý hành vi vi phạm khác trong kiểm soát tài sản thu nhập (Điều 21, Nghị định 130/2020/NĐ-CP).
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng (10 điểm) bao gồm đánh giá kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết đơn tố cáo, phản ánh (5 điểm); kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (5 điểm).
Căn cứ Bộ Chỉ số đánh giá và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức đánh giá công tác PCTN tại địa phương mình theo quy định của pháp luật về PCTN, Kế hoạch 198/KH-TTCP ngày 6/2/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Các bài khác
- Chính phủ chốt thời hạn 'trả nợ' đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa đáp tiêu chuẩn bổ nhiệm (12/03/2024)
- Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (03/03/2024)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 19-23/2/2024 (25/02/2024)
- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2023 (23/02/2024)
- Hướng về Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (18/02/2024)
- Chính phủ đã chỉ đạo điều hành kịp thời, vượt qua cơn gió ngược (11/02/2024)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 1/2024 (02/02/2024)
- Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024 (01/02/2024)
- Tiêu chuẩn sức khỏe công dân tham gia tuyển sinh, tuyển chọn vào Công an nhân dân (25/01/2024)
- Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (21/01/2024)
Xem thêm »