Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 281/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TƯ ngày 25-10-2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.
Mục đích, yêu cầu của kế hoạch là tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân về công tác y tế cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác y tế cơ sở.
Về nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể, vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn; áp dụng phương thức Nhà nước đặt hàng. Hoàn thiện các gói dịch vụ y tế cơ bản để giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở thực hiện. Chi trả theo hướng khuyến khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sức khỏe dân cư tại cộng đồng.
Tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Hoàn thiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế. Nghiên cứu tiếp tục tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của nhân dân; từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.
Nhiệm vụ, giải pháp khác là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo hoặc tập huấn về chuyên môn. Xây dựng Đề án vị trí việc làm, phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ và tuyển dụng với số lượng, cơ cấu phù hợp, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tại y tế cơ sở. Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn.
Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở. Cụ thể, chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng. Sớm hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả; trên 95% dân số được quản lý sức khỏe; người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân.
(Theo HNMO)
1640 lượt xem
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 281/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TƯ ngày 25-10-2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.Mục đích, yêu cầu của kế hoạch là tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân về công tác y tế cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác y tế cơ sở.
Về nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể, vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở. Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn; áp dụng phương thức Nhà nước đặt hàng. Hoàn thiện các gói dịch vụ y tế cơ bản để giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở thực hiện. Chi trả theo hướng khuyến khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sức khỏe dân cư tại cộng đồng.
Tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Hoàn thiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế. Nghiên cứu tiếp tục tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của nhân dân; từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.
Nhiệm vụ, giải pháp khác là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo hoặc tập huấn về chuyên môn. Xây dựng Đề án vị trí việc làm, phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ và tuyển dụng với số lượng, cơ cấu phù hợp, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tại y tế cơ sở. Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn.
Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở. Cụ thể, chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng. Sớm hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe toàn diện. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả; trên 95% dân số được quản lý sức khỏe; người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân.
(Theo HNMO)