CTTĐT - Thời gian qua, dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, công tác truyền thông về dân số gặp nhiều khó khăn, nhưng thành phố Yên Bái vẫn tăng cường chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức truyền thông về công tác dân số và phát triển, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), cung cấp kịp thời các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến các đối tượng.
Cán bộ Trạm y tế phường Đồng Tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ tại hộ
Thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh có 189 hộ, 755 nhân khẩu. Trong đó có 210 chị, em trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi, phần lớn người dân làm nông nghiệp. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các hoạt động truyền thông trực tiếp về dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để các chính sách dân số đến với người dân thường xuyên không bị gián đoạn, cộng tác viên dân số của thôn Trấn Ninh đã chú trọng đa dạng hóa hình thức, đối tượng tuyên truyền vận động. Tăng cường truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển đến các tầng lớp nhân dân. Không chỉ chú trọng đến các đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà cả người thân, người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng. Chị Nguyễn Thị Hà, cộng tác viên dân số, thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh cho hay: “Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không gián đoạn việc truyền thông về dân số, chúng tôi tổ chức truyền thông trực tiếp tại hộ hoặc tư vấn nhóm nhỏ khoảng từ 3 đến 5 chị em, tuyên truyền đến chị em về công tác phòng, chống dịch bệnh và công tác KHHGĐ, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Qua truyền thông, chị em đã nhận thức về KHHGĐ và sức khỏe sinh sản đã có chuyển biến tích cực, thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Xã Tân Thịnh có 5 thôn, trên 1 nghìn hộ với 3.789 nhân khẩu. Nhằm triển khai thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới. Xã chỉ đạo Ban văn hóa xã có các bài viết truyền thông về DS-KHHGĐ phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã, tổ chức tuyên truyền lồng ghép lưu động, tuyên truyền qua mạng xã hội như nhóm Zalo nội bộ của các thôn, hội đoàn thể xã, thôn về công tác dân số gắn với tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chỉ đạo Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp kịp thời các dịch vụ KHHGĐ đến các đối tượng. Đảm bảo 100% các chị em phụ nữ được tư vấn sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đầy đủ. Ông Trung Hải Sâm - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: “Song song với tăng cường các hình thức truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gắn với truyền thông về công tác dân số là phát huy hiệu quả vai trò truyền thông của đội ngũ cộng tác viên dân số tại các thôn. Nhờ vậy, từ năm 2020 đến nay xã duy trì xã không có người sinh con thứ 3 trở lên trái quy định, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng cao hơn với gần 60%, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh giảm đáng kể, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì đảm bảo mục tiêu đề ra, chất lượng cuộc sống người dân ngày nâng cao.”
Xác định công tác dân số là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và cả cộng đồng, ngay từ đầu năm, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác vận động, truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về công tác dân số; triển khai ký cam kết giữa các hộ gia đình với thôn, tổ dân phố với UBND các xã, phường và giữa UBND các xã, phường với UBND thành phố về thực hiện chỉ tiêu KHHGĐ và không sinh con thứ 3 trở lên. Duy trì sinh hoạt 9 câu lạc bộ Tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân tại 9 xã phường; 15/15 mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 15 xã, phường. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động của Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 15/15 xã, phường. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19, các hoạt động truyền thông về dân số, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay, ngành chuyên môn thành phố đã tổ chức 92 buổi tuyên truyền lồng ghép về mất cân bằng giới tính khi sinh, những hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, tư vấn tiền hôn nhân cho 152 lượt nam, nữ; đặt vòng duy trì cho gần 2.900 lượt đối tượng, thực hiện triệt sản cho 195 đối tượng, cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su cho gần 5.300 trường hợp; tuyên truyền cho 71 bà mẹ mang thai kiểm tra sàng lọc trước sinh. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt trên 70%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trái quy định giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh giảm đáng kể, nhận thức, hành vi của người dân về chất lượng dân số tiếp tục có chuyển biển tích cực. Chị Lê Thị Vân, tổ dân phố 18, phường Đồng Tâm chia sẻ: “Gia đình bố mẹ chồng tôi có 2 anh em, ông bà cũng mong muốn có đông con nhiều cháu, nhưng vợ chồng tôi luôn suy nghĩ chỉ nên sinh 2 con là đủ, để làm sao nuôi dạy con cho thật tốt. Có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Thời gian tới, thành phố Yên Bái tiếp tục chỉ đạo đa dạng hóa hình thức truyền thông về dân số và phát triển, chú trọng truyền thông qua các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet, mạng xã hội như nhóm Zalo, trang Website, Facebook của Hội đoàn thể cơ sở, Trung tâm Y tế thành phố, góp phần duy trì tỷ lệ dân số tự nhiên, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Cùng với đó duy trì hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ trong lĩnh vực dân số. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
1009 lượt xem
CTV: Lê Hương - Vũ Hà
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19, công tác truyền thông về dân số gặp nhiều khó khăn, nhưng thành phố Yên Bái vẫn tăng cường chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức truyền thông về công tác dân số và phát triển, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), cung cấp kịp thời các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến các đối tượng. Thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh có 189 hộ, 755 nhân khẩu. Trong đó có 210 chị, em trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi, phần lớn người dân làm nông nghiệp. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các hoạt động truyền thông trực tiếp về dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để các chính sách dân số đến với người dân thường xuyên không bị gián đoạn, cộng tác viên dân số của thôn Trấn Ninh đã chú trọng đa dạng hóa hình thức, đối tượng tuyên truyền vận động. Tăng cường truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển đến các tầng lớp nhân dân. Không chỉ chú trọng đến các đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà cả người thân, người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng. Chị Nguyễn Thị Hà, cộng tác viên dân số, thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh cho hay: “Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không gián đoạn việc truyền thông về dân số, chúng tôi tổ chức truyền thông trực tiếp tại hộ hoặc tư vấn nhóm nhỏ khoảng từ 3 đến 5 chị em, tuyên truyền đến chị em về công tác phòng, chống dịch bệnh và công tác KHHGĐ, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Qua truyền thông, chị em đã nhận thức về KHHGĐ và sức khỏe sinh sản đã có chuyển biến tích cực, thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Xã Tân Thịnh có 5 thôn, trên 1 nghìn hộ với 3.789 nhân khẩu. Nhằm triển khai thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới. Xã chỉ đạo Ban văn hóa xã có các bài viết truyền thông về DS-KHHGĐ phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã, tổ chức tuyên truyền lồng ghép lưu động, tuyên truyền qua mạng xã hội như nhóm Zalo nội bộ của các thôn, hội đoàn thể xã, thôn về công tác dân số gắn với tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chỉ đạo Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp kịp thời các dịch vụ KHHGĐ đến các đối tượng. Đảm bảo 100% các chị em phụ nữ được tư vấn sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đầy đủ. Ông Trung Hải Sâm - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh cho biết: “Song song với tăng cường các hình thức truyền thông về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gắn với truyền thông về công tác dân số là phát huy hiệu quả vai trò truyền thông của đội ngũ cộng tác viên dân số tại các thôn. Nhờ vậy, từ năm 2020 đến nay xã duy trì xã không có người sinh con thứ 3 trở lên trái quy định, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng cao hơn với gần 60%, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh giảm đáng kể, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì đảm bảo mục tiêu đề ra, chất lượng cuộc sống người dân ngày nâng cao.”
Xác định công tác dân số là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và cả cộng đồng, ngay từ đầu năm, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác vận động, truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân về công tác dân số; triển khai ký cam kết giữa các hộ gia đình với thôn, tổ dân phố với UBND các xã, phường và giữa UBND các xã, phường với UBND thành phố về thực hiện chỉ tiêu KHHGĐ và không sinh con thứ 3 trở lên. Duy trì sinh hoạt 9 câu lạc bộ Tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân tại 9 xã phường; 15/15 mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 15 xã, phường. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động của Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 15/15 xã, phường. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19, các hoạt động truyền thông về dân số, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay, ngành chuyên môn thành phố đã tổ chức 92 buổi tuyên truyền lồng ghép về mất cân bằng giới tính khi sinh, những hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, tư vấn tiền hôn nhân cho 152 lượt nam, nữ; đặt vòng duy trì cho gần 2.900 lượt đối tượng, thực hiện triệt sản cho 195 đối tượng, cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su cho gần 5.300 trường hợp; tuyên truyền cho 71 bà mẹ mang thai kiểm tra sàng lọc trước sinh. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt trên 70%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trái quy định giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh giảm đáng kể, nhận thức, hành vi của người dân về chất lượng dân số tiếp tục có chuyển biển tích cực. Chị Lê Thị Vân, tổ dân phố 18, phường Đồng Tâm chia sẻ: “Gia đình bố mẹ chồng tôi có 2 anh em, ông bà cũng mong muốn có đông con nhiều cháu, nhưng vợ chồng tôi luôn suy nghĩ chỉ nên sinh 2 con là đủ, để làm sao nuôi dạy con cho thật tốt. Có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Thời gian tới, thành phố Yên Bái tiếp tục chỉ đạo đa dạng hóa hình thức truyền thông về dân số và phát triển, chú trọng truyền thông qua các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet, mạng xã hội như nhóm Zalo, trang Website, Facebook của Hội đoàn thể cơ sở, Trung tâm Y tế thành phố, góp phần duy trì tỷ lệ dân số tự nhiên, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Cùng với đó duy trì hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ trong lĩnh vực dân số. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.