CTTĐT - 10 năm về trước, gần 90 hộ dân đồng bào Mông thôn Làng Lao, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn hạ sơn xuống khu tái định cư Táng Khờ 1. Sau nhiều năm ổn định cuộc sống người Mông đã quyết định định cư tại đây. Năm 2021, bản Táng Khờ 1 chính thức được đóng điện lưới Quốc gia. Đây đã trở thành điểm nhấn xóa đi cái tên bản “3 không” cứ đeo đẳng mãi với người Mông suốt thời gian qua.
Cán bộ ngành điện hỗ trợ người dân lắp đặt mạng điện sinh hoạt.
Gia đình anh Vàng A Của là một trong những hộ đầu tiên của thôn Làng Lao hạ sơn xuống khu tái định cư Táng Khờ 1. Ký ức để lại với anh Của là những khó khăn, nhọc nhằn đường giao thông lầy lội, bụi bặm quanh năm, thiếu đất sản xuất và không có nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Vượt qua muôn vàn khó khăn đó, anh Của cùng các thành viên trong gia đình đã quyết tâm bám đất, bỏ đi thói quen du canh, du cư để ổn định sản xuất. Anh Của cho biết: “Năm 2020, khi biết Đảng, Nhà nước có chủ trương kéo hệ thống điện lưới Quốc gia về bản, sau nhiều đêm trằn trọc, suy thông nghĩ thoáng, đã tự tay chặt hơn chục cây trồng lâu năm và hiến hơn 200m2 đất đồi của gia đình để giải phóng mặt bằng, tạo hành lang thông thoáng, đảm bảo an toàn cho đơn vị thi công triển khai lắp đặt”.
Ông Chảo A Mông- Trưởng thôn Táng Khờ 1, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn phấn khởi cho biết: Khi triển khai về chủ trương của Đảng, Nhà nước kéo đường điện lên bản, bà con phấn khởi lắm, nhà thì ủng hộ cây, nhà hiến đất nhanh chóng giải phóng mặt bằng để dân mình có điện sử dụng. Giờ có điện cuộc sống cũng thay đổi lắm, gần 60% số hộ trong thôn đã có tủ lạnh, nồi cơm điện và nhiều vật dụng hiện đại khác.
Táng Khờ 1 trước đây được biết đến với cái tên bản 3 không (không điện, không đường, không trường). Để thay đổi đời sống của nhân dân năm 2011 huyện Văn Chấn đã triển khai đề án đưa gần 90 hộ dân về định cư tại bản Táng Khờ 1. Khi bà con người Mông xuống hạ sơn đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ làm nhà ở, quy hoạch đất sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, xây dựng trường học để con em được đến trường, đầu tư bê tông hơn 7km đường tạo điều kiện cho bà con nhân dân đi lại phát triển kinh tế.
Công trình Trạm biến áp hạ thế tại thôn Táng Khờ 1
Năm 2020, Táng Khờ 1 được Nhà nước đầu tư kéo đường điện phục vụ đời sống, sản xuất của gần 90 hộ dân người Mông. Cùng với hoàn thiện lưới điện, Tổ vận hành khu vực Ba Khe- Điện lực Nghĩa Lộ cử cán bộ kỹ thuật cùng với thôn bản thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân phát quang, bảo vệ hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn. Anh Vũ Ngọc Du - Cán bộ Điện lực Nghĩa Lộ - khu vực Ba Khe, Văn Chấn cho biết: Ngoài kiểm tra thường xuyên đường dây, chúng tôi còn trực tiếp xuống hộ gia đình hướng dẫn cách sử dụng thiết bị điện an toàn và tiết kiệm.
Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn khẳng định: Có điện, có đường, có trường là những điều kiện thiết yếu để người dân yên tâm định canh, định cư phát triển kinh tế. Cơ hội được tiếp nhận thông tin, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nay có thêm điện thắp sáng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đời sống đồng bào Mông nơi đây như được mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Ký ức về bản “3 không” của đồng bào Mông thôn Táng Khờ 1 hôm nay đã đi vào quên lãng. Bức tranh cuộc sống ấm no, sung túc, hiện đại đang dần hiện hữu. Có điện, ánh sáng văn minh đã về với bản làng, xóa đi tăm tối xưa nay, người dân có thể tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, văn minh, hạnh phúc./.
1200 lượt xem
CTV: Tuyết Mai - Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 10 năm về trước, gần 90 hộ dân đồng bào Mông thôn Làng Lao, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn hạ sơn xuống khu tái định cư Táng Khờ 1. Sau nhiều năm ổn định cuộc sống người Mông đã quyết định định cư tại đây. Năm 2021, bản Táng Khờ 1 chính thức được đóng điện lưới Quốc gia. Đây đã trở thành điểm nhấn xóa đi cái tên bản “3 không” cứ đeo đẳng mãi với người Mông suốt thời gian qua.Gia đình anh Vàng A Của là một trong những hộ đầu tiên của thôn Làng Lao hạ sơn xuống khu tái định cư Táng Khờ 1. Ký ức để lại với anh Của là những khó khăn, nhọc nhằn đường giao thông lầy lội, bụi bặm quanh năm, thiếu đất sản xuất và không có nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Vượt qua muôn vàn khó khăn đó, anh Của cùng các thành viên trong gia đình đã quyết tâm bám đất, bỏ đi thói quen du canh, du cư để ổn định sản xuất. Anh Của cho biết: “Năm 2020, khi biết Đảng, Nhà nước có chủ trương kéo hệ thống điện lưới Quốc gia về bản, sau nhiều đêm trằn trọc, suy thông nghĩ thoáng, đã tự tay chặt hơn chục cây trồng lâu năm và hiến hơn 200m2 đất đồi của gia đình để giải phóng mặt bằng, tạo hành lang thông thoáng, đảm bảo an toàn cho đơn vị thi công triển khai lắp đặt”.
Ông Chảo A Mông- Trưởng thôn Táng Khờ 1, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn phấn khởi cho biết: Khi triển khai về chủ trương của Đảng, Nhà nước kéo đường điện lên bản, bà con phấn khởi lắm, nhà thì ủng hộ cây, nhà hiến đất nhanh chóng giải phóng mặt bằng để dân mình có điện sử dụng. Giờ có điện cuộc sống cũng thay đổi lắm, gần 60% số hộ trong thôn đã có tủ lạnh, nồi cơm điện và nhiều vật dụng hiện đại khác.
Táng Khờ 1 trước đây được biết đến với cái tên bản 3 không (không điện, không đường, không trường). Để thay đổi đời sống của nhân dân năm 2011 huyện Văn Chấn đã triển khai đề án đưa gần 90 hộ dân về định cư tại bản Táng Khờ 1. Khi bà con người Mông xuống hạ sơn đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ làm nhà ở, quy hoạch đất sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, xây dựng trường học để con em được đến trường, đầu tư bê tông hơn 7km đường tạo điều kiện cho bà con nhân dân đi lại phát triển kinh tế.
Công trình Trạm biến áp hạ thế tại thôn Táng Khờ 1
Năm 2020, Táng Khờ 1 được Nhà nước đầu tư kéo đường điện phục vụ đời sống, sản xuất của gần 90 hộ dân người Mông. Cùng với hoàn thiện lưới điện, Tổ vận hành khu vực Ba Khe- Điện lực Nghĩa Lộ cử cán bộ kỹ thuật cùng với thôn bản thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân phát quang, bảo vệ hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn. Anh Vũ Ngọc Du - Cán bộ Điện lực Nghĩa Lộ - khu vực Ba Khe, Văn Chấn cho biết: Ngoài kiểm tra thường xuyên đường dây, chúng tôi còn trực tiếp xuống hộ gia đình hướng dẫn cách sử dụng thiết bị điện an toàn và tiết kiệm.
Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn khẳng định: Có điện, có đường, có trường là những điều kiện thiết yếu để người dân yên tâm định canh, định cư phát triển kinh tế. Cơ hội được tiếp nhận thông tin, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nay có thêm điện thắp sáng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Đời sống đồng bào Mông nơi đây như được mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Ký ức về bản “3 không” của đồng bào Mông thôn Táng Khờ 1 hôm nay đã đi vào quên lãng. Bức tranh cuộc sống ấm no, sung túc, hiện đại đang dần hiện hữu. Có điện, ánh sáng văn minh đã về với bản làng, xóa đi tăm tối xưa nay, người dân có thể tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, văn minh, hạnh phúc./.