CTTĐT - Huyện vùng cao Trạm Tấu với gần 95% đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó có 79% đồng bào dân tộc Mông. Xác định thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ góp phần tăng cường xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, góp phần ổn định tình hình địa phương, giữ vững an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Những năm qua, công tác hòa giải cơ sở ở huyện Trạm Tấu đã thường xuyên được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Trạm Tấu ngày càng đi vào nề nếp
Nhận thức được vai trò quan trọng của hòa giải cơ sở, huyện Trạm Tấu đã tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, trọng tâm là phát huy vai trò của tổ hòa giải cơ sở. Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên; tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các tổ hòa giải thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đến nay, toàn huyện đã kiện toàn được 60 tổ hòa giải với 282 hòa giải viên, mỗi tổ hòa giải có từ 4- 7 hòa giải viên là những người đang tham gia hoạt động trong các tổ chức đoàn thể của thôn, bản, am hiểu pháp luật, phong tục tập quán, có uy tín, kinh nghiệm và khả năng vận động, thuyết phục nhân dân.
Anh Giàng A Mua, tổ hòa giải ở thôn Khấu Ly xã Bản Mù cho biết: “Trong thôn chúng tôi đôi khi vẫn xảy ra các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, lối đi, nguồn nước, hôn nhân gia đình … Mỗi khi có tranh chấp, tôi và già làng cùng các thành viên trong tổ hòa giải của thôn đã mời các hộ gia đình đến để phân tích khéo léo, giải thích hợp tình, hợp lý, phù hợp với phòng tục tập quán của người Mông, đồng thời tuyên truyền cho bà con hiểu về các Luật của Nhà nước cho Nhân dân hiểu để giải quyết dứt điểm ngay từ khi vụ việc mới phát sinh góp phần làm giảm các vụ vi phạm pháp luật. Vì vậy, những năm qua, trong thôn không có đơn thư khiếu nại, tố cáo đến các cấp chính quyền.
Để hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện ngày càng đi vào nề nếp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, hàng năm, bên cạnh việc thường xuyên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho các tuyên truyền viên, hòa giải viên, nội dung tập trung vào những vấn đề sát với thực tế cơ sở như: Hôn nhân và gia đình, đất đai, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư... Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã cũng đã kịp thời biểu dương, khen thưởng các hòa giải viên có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, các tổ hòa giải đã tiếp nhận hòa giải thành công 33/35 vụ, đạt 95%. Song song với công tác hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, các hòa giải viên còn tăng cường lồng ghép hoạt động hòa giải với công tác phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hiểu biết pháp luật, tạo thói quen nhu cầu tìm hiểu pháp luật có ý thức của người dân. Việc phát hiện và giải quyết kịp thời tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, đã giúp công dân xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, không có đơn thư, khiếu nại vượt cấp.
Anh Tráng A Vư, tổ trưởng tổ hòa giải thôn Mù Cao, xã Bản Mù chia sẻ: Những năm qua, nhờ hoạt động tốt vai trò của tổ hòa giải nên bà con trong thôn chúng tôi luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tổ hòa giải đã kịp thời phát hiện, hỗ trợ tư vấn và giải quyết tốt nhiều vấn đề nảy sinh ở cơ sở, qua đó bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Theo lãnh đạo phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu, những năm qua, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở luôn gần gũi với người dân, bám sát địa bàn, vì thế cách họ phân tích, chia sẻ thường dễ được bà con lắng nghe, đồng thuận, đặc biệt là đối với đồng bào dân Mông. Thực tế cho thấy việc nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã hóa giải được các mâu thuẫn, tranh chấp hay những xích mích trong các mối quan hệ tại cộng đồng dân cư, góp phần làm giảm các tranh chấp và vi phạm pháp luật liên quan đến những lĩnh vực dân sự hạn chế đơn thư đến các cấp chính quyền.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hòa giải cơ sở ở huyện vùng cao Trạm Tấu hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số ít hòa giải viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, trình độ hiểu biết pháp luật, phong tục tập quan và kỹ năng tuyên truyền pháp luật chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn...
Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cơ sở, huyện Trạm Tấu sẽ chú trọng kiện toàn đội ngũ hòa giải viên theo hướng nâng cao chất lượng; tiếp tục tăng cường triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải thông qua nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng đặc thù ở vùng cao để từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, vừa góp phần tạo sự đồng thuận và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn./.
(Theo Trang TTĐT Sở Tư pháp)
949 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện vùng cao Trạm Tấu với gần 95% đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó có 79% đồng bào dân tộc Mông. Xác định thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ góp phần tăng cường xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, góp phần ổn định tình hình địa phương, giữ vững an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư. Những năm qua, công tác hòa giải cơ sở ở huyện Trạm Tấu đã thường xuyên được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực.Nhận thức được vai trò quan trọng của hòa giải cơ sở, huyện Trạm Tấu đã tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở, trọng tâm là phát huy vai trò của tổ hòa giải cơ sở. Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên; tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các tổ hòa giải thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đến nay, toàn huyện đã kiện toàn được 60 tổ hòa giải với 282 hòa giải viên, mỗi tổ hòa giải có từ 4- 7 hòa giải viên là những người đang tham gia hoạt động trong các tổ chức đoàn thể của thôn, bản, am hiểu pháp luật, phong tục tập quán, có uy tín, kinh nghiệm và khả năng vận động, thuyết phục nhân dân.
Anh Giàng A Mua, tổ hòa giải ở thôn Khấu Ly xã Bản Mù cho biết: “Trong thôn chúng tôi đôi khi vẫn xảy ra các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai, lối đi, nguồn nước, hôn nhân gia đình … Mỗi khi có tranh chấp, tôi và già làng cùng các thành viên trong tổ hòa giải của thôn đã mời các hộ gia đình đến để phân tích khéo léo, giải thích hợp tình, hợp lý, phù hợp với phòng tục tập quán của người Mông, đồng thời tuyên truyền cho bà con hiểu về các Luật của Nhà nước cho Nhân dân hiểu để giải quyết dứt điểm ngay từ khi vụ việc mới phát sinh góp phần làm giảm các vụ vi phạm pháp luật. Vì vậy, những năm qua, trong thôn không có đơn thư khiếu nại, tố cáo đến các cấp chính quyền.
Để hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện ngày càng đi vào nề nếp, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, hàng năm, bên cạnh việc thường xuyên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho các tuyên truyền viên, hòa giải viên, nội dung tập trung vào những vấn đề sát với thực tế cơ sở như: Hôn nhân và gia đình, đất đai, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư... Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã cũng đã kịp thời biểu dương, khen thưởng các hòa giải viên có nhiều cố gắng, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, các tổ hòa giải đã tiếp nhận hòa giải thành công 33/35 vụ, đạt 95%. Song song với công tác hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp, các hòa giải viên còn tăng cường lồng ghép hoạt động hòa giải với công tác phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hiểu biết pháp luật, tạo thói quen nhu cầu tìm hiểu pháp luật có ý thức của người dân. Việc phát hiện và giải quyết kịp thời tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, đã giúp công dân xây dựng tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng, không có đơn thư, khiếu nại vượt cấp.
Anh Tráng A Vư, tổ trưởng tổ hòa giải thôn Mù Cao, xã Bản Mù chia sẻ: Những năm qua, nhờ hoạt động tốt vai trò của tổ hòa giải nên bà con trong thôn chúng tôi luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tổ hòa giải đã kịp thời phát hiện, hỗ trợ tư vấn và giải quyết tốt nhiều vấn đề nảy sinh ở cơ sở, qua đó bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Theo lãnh đạo phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu, những năm qua, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở luôn gần gũi với người dân, bám sát địa bàn, vì thế cách họ phân tích, chia sẻ thường dễ được bà con lắng nghe, đồng thuận, đặc biệt là đối với đồng bào dân Mông. Thực tế cho thấy việc nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã hóa giải được các mâu thuẫn, tranh chấp hay những xích mích trong các mối quan hệ tại cộng đồng dân cư, góp phần làm giảm các tranh chấp và vi phạm pháp luật liên quan đến những lĩnh vực dân sự hạn chế đơn thư đến các cấp chính quyền.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hòa giải cơ sở ở huyện vùng cao Trạm Tấu hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số ít hòa giải viên chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, trình độ hiểu biết pháp luật, phong tục tập quan và kỹ năng tuyên truyền pháp luật chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn...
Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cơ sở, huyện Trạm Tấu sẽ chú trọng kiện toàn đội ngũ hòa giải viên theo hướng nâng cao chất lượng; tiếp tục tăng cường triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải thông qua nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng đặc thù ở vùng cao để từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, vừa góp phần tạo sự đồng thuận và tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn./.
(Theo Trang TTĐT Sở Tư pháp)