CTTĐT - Thời gian qua, nhằm khai thác và phát huy lợi thế hồ đập, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển nghề nuôi cá lồng. Từ đó, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống người dân.
Nuôi cá lồng ở xã Phan Thanh giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập
Anh Hoàng Văn Gia, thôn Ro là một trong những người tiên phong nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của xã Phan Thanh. Anh Gia cho biết, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của địa phương chủ yếu là cá trắm cỏ, rô phi, chim trắng, chép nên anh đã chủ động tìm mua cá giống về nuôi theo hình thức bán công nghiệp, vừa cho cá ăn thức ăn công nghiệp, vừa tận dụng thức ăn tự nhiên. Mặc dù thời gian nuôi lâu, phải một năm cá mới đủ trọng lượng để bán nhưng giá cả cũng ổn định, chi phí cũng không nhiều. Theo hạch toán của anh Gia, bình quân một lồng cá, trừ chi phí mỗi năm cũng thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng.
Với anh Nông Văn Băng, thôn Ro cũng là 1 trong những hộ điển hình phát triển cá lồng ở Phan Thanh, cách đây gần 4 năm, anh đầu tư hai cặp lồng nuôi cá nhưng do chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nên cá không lớn, thậm chí bị bệnh và chết nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của gia đình. Song không nản chí, anh Băng chủ động tìm hiểu về phương pháp nuôi cá lồng qua internet, sách báo, truyền hình và tích cực tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, sau đó tôi tự nghiên cứu và áp dụng hợp lý với mô hình của gia đình để mang lại hiệu quả tốt nhất... Đến nay, mô hình duy trì 8 lồng nuôi cá với nhiều giống cá như: Lăng, trắm đen, rô phi đơn tính.
Phan Thanh là xã có diện tích mặt hồ Thác Bà lớn tại huyện Lục Yên, tận dụng tiềm năng đó, những năm gần đây xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình cá lồng. Theo đó, UBND xã đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời, phối hợp với HTX thủy sản Phan Thanh hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn giống cá phù hợp với nguồn nước tại địa phương, theo dõi việc nuôi trồng bảo đảm từng giai đoạn phát triển của cá được thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật; khuyến khích người dân sản xuất theo hình thức gối vụ để luôn bảo đảm sản lượng, chất lượng cá... Từ đó, đã có nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng. Đến nay, toàn xã đã có gần 20 hộ dân tham gia với 37 lồng cá, ước tính mỗi lồng thu về 15 - 20 triệu đồng/năm, đây sẽ là nguồn thu không nhỏ để các hộ dân vươn lên thoát nghèo. Ông Lục Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Phan Thanh nói: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển cá lồng là hướng chủ đạo trong kinh tế của xã, vì vậy trong thời gian tới xã tiếp tục định hướng cho người dân mở rộng các mô hình để tăng hiệu quả, nâng cao thu nhập, đồng thời tạo liên kết chặt chẽ trong phát triển kinh tế du lịch của địa phương”.
Với mục tiêu phát triển cá lồng làm hướng kinh tế chủ đạo, thời gian tới xã Phan Thanh, huyện Lục Yên tiếp tục khuyến khích người dân đưa giống cá mới phù hợp vào nuôi; nuôi cá theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
1070 lượt xem
CTV: Khắc Điệp - Mai Huyên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, nhằm khai thác và phát huy lợi thế hồ đập, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển nghề nuôi cá lồng. Từ đó, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống người dân.Anh Hoàng Văn Gia, thôn Ro là một trong những người tiên phong nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của xã Phan Thanh. Anh Gia cho biết, hiện nay nhu cầu tiêu thụ của địa phương chủ yếu là cá trắm cỏ, rô phi, chim trắng, chép nên anh đã chủ động tìm mua cá giống về nuôi theo hình thức bán công nghiệp, vừa cho cá ăn thức ăn công nghiệp, vừa tận dụng thức ăn tự nhiên. Mặc dù thời gian nuôi lâu, phải một năm cá mới đủ trọng lượng để bán nhưng giá cả cũng ổn định, chi phí cũng không nhiều. Theo hạch toán của anh Gia, bình quân một lồng cá, trừ chi phí mỗi năm cũng thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng.
Với anh Nông Văn Băng, thôn Ro cũng là 1 trong những hộ điển hình phát triển cá lồng ở Phan Thanh, cách đây gần 4 năm, anh đầu tư hai cặp lồng nuôi cá nhưng do chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật nên cá không lớn, thậm chí bị bệnh và chết nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của gia đình. Song không nản chí, anh Băng chủ động tìm hiểu về phương pháp nuôi cá lồng qua internet, sách báo, truyền hình và tích cực tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, sau đó tôi tự nghiên cứu và áp dụng hợp lý với mô hình của gia đình để mang lại hiệu quả tốt nhất... Đến nay, mô hình duy trì 8 lồng nuôi cá với nhiều giống cá như: Lăng, trắm đen, rô phi đơn tính.
Phan Thanh là xã có diện tích mặt hồ Thác Bà lớn tại huyện Lục Yên, tận dụng tiềm năng đó, những năm gần đây xã đã tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình cá lồng. Theo đó, UBND xã đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời, phối hợp với HTX thủy sản Phan Thanh hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn giống cá phù hợp với nguồn nước tại địa phương, theo dõi việc nuôi trồng bảo đảm từng giai đoạn phát triển của cá được thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật; khuyến khích người dân sản xuất theo hình thức gối vụ để luôn bảo đảm sản lượng, chất lượng cá... Từ đó, đã có nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng. Đến nay, toàn xã đã có gần 20 hộ dân tham gia với 37 lồng cá, ước tính mỗi lồng thu về 15 - 20 triệu đồng/năm, đây sẽ là nguồn thu không nhỏ để các hộ dân vươn lên thoát nghèo. Ông Lục Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Phan Thanh nói: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển cá lồng là hướng chủ đạo trong kinh tế của xã, vì vậy trong thời gian tới xã tiếp tục định hướng cho người dân mở rộng các mô hình để tăng hiệu quả, nâng cao thu nhập, đồng thời tạo liên kết chặt chẽ trong phát triển kinh tế du lịch của địa phương”.
Với mục tiêu phát triển cá lồng làm hướng kinh tế chủ đạo, thời gian tới xã Phan Thanh, huyện Lục Yên tiếp tục khuyến khích người dân đưa giống cá mới phù hợp vào nuôi; nuôi cá theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.