Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ảnh minh họa.
Kế hoạch nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bao gồm: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng theo tinh thần của Nghị quyết số 13-NQ/TW và các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi trước một bước; có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những lĩnh vực đột phá, cơ bản.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại gắn với việc tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng, hành lang kinh tế theo quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan thuộc quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tiếp tục quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng đã xây dựng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kết nối vùng, liên vùng, khu vực, thu hẹp khoảng cách vùng, miền; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng và các tài nguyên khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng đề án trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV xem xét ban hành Nghị quyết mới về phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng. Thời gian hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong quý III năm 2026.
Cụ thể hóa các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công
Theo Quyết định, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn phối hợp với các bộ, cơ quan khác và địa phương rà soát các chính sách, pháp luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các Luật chuyên ngành và các văn bản dưới Luật) còn vướng mắc liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành. Thời gian hoàn thành chậm nhất quý IV năm 2025.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương thực hiện rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cụ thể: Rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, trong đó cụ thể hóa các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.
Rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật về đầu tư công liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Thời gian hoàn thành quý II năm 2025.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách rút ngắn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng; ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2023, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp và tổ chức triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước; quản lý giá, phí dịch vụ hạ tầng; quản lý sử dụng tài sản công liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Thời gian hoàn thành quý II năm 2025.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành các chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho công trình, dự án quan trọng, tác động liên vùng, phòng chống thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững và các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước.
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu huy động hợp lý nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo khả năng trả nợ của Chính phủ đối với nguồn vốn này; phát triển thị trường tài chính để cung ứng vốn, đa dạng hoá các chủ thể đầu tư, hình thức đầu tư tham gia thị trường vốn; Sử dụng linh hoạt cơ cấu các khoản vay nợ công cho bù đắp bội chi, đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội phê duyệt từng giai đoạn 5 năm và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, để tạo nguồn lực ưu tiên cho đầu tư kết cấu hạ tầng.
Nghiên cứu đề án hình thành quỹ phát triển hạ tầng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong quý II năm 2025.
Các bộ ngành, địa phương và đơn vị sử dụng vốn bám sát tiến độ giải ngân theo kế hoạch, theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
738 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Kế hoạch nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện bao gồm: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng theo tinh thần của Nghị quyết số 13-NQ/TW và các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi trước một bước; có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những lĩnh vực đột phá, cơ bản.
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại gắn với việc tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng, hành lang kinh tế theo quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan thuộc quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tiếp tục quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng đã xây dựng, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kết nối vùng, liên vùng, khu vực, thu hẹp khoảng cách vùng, miền; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng và các tài nguyên khác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng đề án trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV xem xét ban hành Nghị quyết mới về phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng. Thời gian hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong quý III năm 2026.
Cụ thể hóa các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công
Theo Quyết định, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn phối hợp với các bộ, cơ quan khác và địa phương rà soát các chính sách, pháp luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, các Luật chuyên ngành và các văn bản dưới Luật) còn vướng mắc liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành. Thời gian hoàn thành chậm nhất quý IV năm 2025.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương thực hiện rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cụ thể: Rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, trong đó cụ thể hóa các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.
Rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật về đầu tư công liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Thời gian hoàn thành quý II năm 2025.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách rút ngắn quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng; ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2023, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp và tổ chức triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước; quản lý giá, phí dịch vụ hạ tầng; quản lý sử dụng tài sản công liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Thời gian hoàn thành quý II năm 2025.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi, ban hành các chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số. Thời gian hoàn thành quý IV năm 2024.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho công trình, dự án quan trọng, tác động liên vùng, phòng chống thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững và các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc khó thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước.
Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu huy động hợp lý nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng, đảm bảo khả năng trả nợ của Chính phủ đối với nguồn vốn này; phát triển thị trường tài chính để cung ứng vốn, đa dạng hoá các chủ thể đầu tư, hình thức đầu tư tham gia thị trường vốn; Sử dụng linh hoạt cơ cấu các khoản vay nợ công cho bù đắp bội chi, đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội phê duyệt từng giai đoạn 5 năm và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, để tạo nguồn lực ưu tiên cho đầu tư kết cấu hạ tầng.
Nghiên cứu đề án hình thành quỹ phát triển hạ tầng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong quý II năm 2025.
Các bộ ngành, địa phương và đơn vị sử dụng vốn bám sát tiến độ giải ngân theo kế hoạch, theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.