CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh phối hợp với các sở, ngành, cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm soát nội dung và xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) theo quy định. Tăng cường công tác quản lý, hậu kiểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, kê đơn và quảng cáo TPCN thuộc thẩm quyền quản lý. Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý, công khai theo quy định trên phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về kê đơn, kinh doanh, quảng cáo TPCN.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường tin, bài, thời lượng phát sóng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, về hoạt động quảng cáo thực phẩm và bán hàng đa cấp; hướng dẫn người dân cách nhận biết một quảng cáo vi phạm quy định; tuyên truyền cho người dân biết không có TPCN nào có tác dụng chữa bệnh, trường hợp có bệnh, phải tới cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời; không sử dụng các sản phẩm TPCN theo cách truyền miệng, không hiểu rõ về sản phẩm và không có nguồn gốc rõ ràng; chỉ mua các sản phẩm TPCN ở các cơ sở kinh doanh đã được cấp phép hoạt động, khi thực sự có nhu cầu và dùng đúng hướng dẫn sử dụng.
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông kiểm soát chặt chẽ nội dung trong các chương trình tương tác, quảng bá cho doanh nghiệp liên quan đến quảng cáo TPCN, chỉ cho phát hành quảng cáo TPCN đã được cơ quan y tế có thẩm quyền thẩm định nội dung và quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo, đài, trên môi trường mạng (zalo, facebook, tiktok, youtube, google và các trang thông tin điện tử…) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của ngành; kiên quyết xử lý các vi phạm về quảng cáo theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi quảng cáo khi chưa có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo sai sự thật hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng hình ảnh của các cơ sở y tế, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, người bệnh để gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Rà soát, quản lý chặt chẽ điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo kịp thời tạm đóng hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm.
Sở Công thương tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về kinh doanh, quảng cáo TPCN trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, các hoạt động kinh doanh đa cấp TPCN.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo TPCN thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là các văn nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo TPCN có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định, ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế của người dân. Kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thông qua hoạt động nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo ngoài trời.
Công an tỉnh phối hợp với Sở Y tế và sở, ngành, đơn vị liên quan điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp, sản xuất, kinh doanh và quảng cáo TPCN trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các hành vi thực hiện cắt ghép hình ảnh của các cơ quan y tế, bác sỹ, cơ quan báo chí, truyền hình…để tạo dựng các nội dung quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh, quảng cáo sai sự thật, giả mạo bác sỹ, người bệnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phổ biến, thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, về hoạt động quảng cáo thực phẩm và bán hàng đa cấp. Kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo TPCN trên phương tiện thông tin đại chúng, trên môi trường mạng, hệ thống thông tin cơ sở và thông qua hoạt động nghệ thuật biểu diễn... tại địa phương. Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm quảng cáo TPCN trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân triển khai bán hàng đa cấp, quảng cáo TPCN thông qua hình thức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm, tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cấp phát tờ rơi…trên địa bàn đặc biệt tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
1318 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh phối hợp với các sở, ngành, cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm soát nội dung và xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) theo quy định. Tăng cường công tác quản lý, hậu kiểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, kê đơn và quảng cáo TPCN thuộc thẩm quyền quản lý. Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý, công khai theo quy định trên phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về kê đơn, kinh doanh, quảng cáo TPCN.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường tin, bài, thời lượng phát sóng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, về hoạt động quảng cáo thực phẩm và bán hàng đa cấp; hướng dẫn người dân cách nhận biết một quảng cáo vi phạm quy định; tuyên truyền cho người dân biết không có TPCN nào có tác dụng chữa bệnh, trường hợp có bệnh, phải tới cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời; không sử dụng các sản phẩm TPCN theo cách truyền miệng, không hiểu rõ về sản phẩm và không có nguồn gốc rõ ràng; chỉ mua các sản phẩm TPCN ở các cơ sở kinh doanh đã được cấp phép hoạt động, khi thực sự có nhu cầu và dùng đúng hướng dẫn sử dụng.
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông kiểm soát chặt chẽ nội dung trong các chương trình tương tác, quảng bá cho doanh nghiệp liên quan đến quảng cáo TPCN, chỉ cho phát hành quảng cáo TPCN đã được cơ quan y tế có thẩm quyền thẩm định nội dung và quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo, đài, trên môi trường mạng (zalo, facebook, tiktok, youtube, google và các trang thông tin điện tử…) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của ngành; kiên quyết xử lý các vi phạm về quảng cáo theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi quảng cáo khi chưa có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo sai sự thật hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng hình ảnh của các cơ sở y tế, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, người bệnh để gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Rà soát, quản lý chặt chẽ điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo kịp thời tạm đóng hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm.
Sở Công thương tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về kinh doanh, quảng cáo TPCN trên các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, các hoạt động kinh doanh đa cấp TPCN.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo TPCN thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là các văn nghệ sĩ, người nổi tiếng tham gia quảng cáo TPCN có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định, ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế của người dân. Kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo thông qua hoạt động nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo ngoài trời.
Công an tỉnh phối hợp với Sở Y tế và sở, ngành, đơn vị liên quan điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp, sản xuất, kinh doanh và quảng cáo TPCN trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các hành vi thực hiện cắt ghép hình ảnh của các cơ quan y tế, bác sỹ, cơ quan báo chí, truyền hình…để tạo dựng các nội dung quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh, quảng cáo sai sự thật, giả mạo bác sỹ, người bệnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phổ biến, thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, về hoạt động quảng cáo thực phẩm và bán hàng đa cấp. Kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo TPCN trên phương tiện thông tin đại chúng, trên môi trường mạng, hệ thống thông tin cơ sở và thông qua hoạt động nghệ thuật biểu diễn... tại địa phương. Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm quảng cáo TPCN trên địa bàn. Giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân triển khai bán hàng đa cấp, quảng cáo TPCN thông qua hình thức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm, tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí, cấp phát tờ rơi…trên địa bàn đặc biệt tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.