CTTĐT - Để chủ động phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đôn đốc các đơn vị hoàn thành việc lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà năm 2024. Triển khai các hoạt động phòng chống sởi, ho gà trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; Phối hợp với các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố giám sát phát hiện kịp thời các trường hợp mắc, nghi mắc sởi, ho gà, tiến hành điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, xác định nguồn lây, kịp thời khoanh vùng, xử lý khi có ổ dịch sởi, ho gà; Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024. Triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, đúng tiến độ. Chỉ đạo các đơn vị y tế báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp mắc, các ổ dịch trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm trực tuyến theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT; đôn đốc các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hoạt động tiêm chủng, cập nhật đầy đủ đối tượng trên nền tảng quản lý thông tin tiêm chủng.
Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà và triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, ho gà tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh và tại các trường học trên địa bàn, kịp thời điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm tất cả các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, ho gà gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Duy trì thực hiện tốt việc tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi và vắc xin sởi - Rubella (MR) cho trẻ từ 18 - 24 tháng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng. Tiếp tục rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin, xây dựng kế hoạch tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng, đặc biệt các vùng khó khăn, địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số.
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103; Bệnh viện đa khoa Trường Đức kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị; chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó phù hợp theo mức độ, quy mô của dịch. Sẵn sàng các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người nhiễm, nghi nhiễm sởi, ho gà tùy theo quy mô, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị và chỉ đạo của đơn vị quản lý chuyên môn; Tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà tại đơn vị; thực hiện tốt việc phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp diễn biến nặng và tử vong; hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế đối với các trường hợp nhẹ, không có biến chứng; thực hiện nghiêm túc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, bố trí phương tiện vận chuyển cùng kíp cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đáp ứng khi có yêu cầu. Tư vấn hỗ trợ nhân viên y tế, người bệnh nếu có tiếp xúc với trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng hướng dẫn chuyên môn.
1206 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đôn đốc các đơn vị hoàn thành việc lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà năm 2024. Triển khai các hoạt động phòng chống sởi, ho gà trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; Phối hợp với các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố giám sát phát hiện kịp thời các trường hợp mắc, nghi mắc sởi, ho gà, tiến hành điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, xác định nguồn lây, kịp thời khoanh vùng, xử lý khi có ổ dịch sởi, ho gà; Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024. Triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, đúng tiến độ. Chỉ đạo các đơn vị y tế báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp mắc, các ổ dịch trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm trực tuyến theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT; đôn đốc các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hoạt động tiêm chủng, cập nhật đầy đủ đối tượng trên nền tảng quản lý thông tin tiêm chủng.
Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà và triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, ho gà tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh và tại các trường học trên địa bàn, kịp thời điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm tất cả các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, ho gà gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Duy trì thực hiện tốt việc tiêm vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi và vắc xin sởi - Rubella (MR) cho trẻ từ 18 - 24 tháng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng. Tiếp tục rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin, xây dựng kế hoạch tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng, đặc biệt các vùng khó khăn, địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số.
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103; Bệnh viện đa khoa Trường Đức kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị; chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó phù hợp theo mức độ, quy mô của dịch. Sẵn sàng các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người nhiễm, nghi nhiễm sởi, ho gà tùy theo quy mô, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị và chỉ đạo của đơn vị quản lý chuyên môn; Tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà tại đơn vị; thực hiện tốt việc phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp diễn biến nặng và tử vong; hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế đối với các trường hợp nhẹ, không có biến chứng; thực hiện nghiêm túc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, bố trí phương tiện vận chuyển cùng kíp cấp cứu ngoại viện sẵn sàng đáp ứng khi có yêu cầu. Tư vấn hỗ trợ nhân viên y tế, người bệnh nếu có tiếp xúc với trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng hướng dẫn chuyên môn.
Các bài khác
- Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (16/07/2024)
- Cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh khu vực tỉnh Yên Bái (15/07/2024)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (15/07/2024)
- Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu (14/07/2024)
- Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em dưới 6 tuổi qua Cổng dịch vụ công (10/07/2024)
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức hành chính (05/07/2024)
- Phê duyệt Điều lệ Hội Cựu giáo chức huyện Trấn Yên khóa IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (05/07/2024)
- Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phổi trực thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái (04/07/2024)
- Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Sản - Nhi thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái (04/07/2024)
- Đổi tên Bệnh viện Y học cổ truyền thành Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế tỉnh Yên Bái (04/07/2024)
Xem thêm »