Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, linh hoạt triển khai các phong trào thi đua hướng mạnh về cơ sở. Với những nỗ lực phấn đấu, Hội đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn.
Đồng bào Mông xã Suối Giàng trình diễn kỹ thuật xao chè Shan.
Ông Trần Đăng Khôi - Chủ tịch HND huyện cho biết: "Nhiệm vụ trọng tâm của Hội thời gian gần đây là triển khai kịp thời, đúng đối tượng các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và Đề án "Tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Các chỉ tiêu, kế hoạch, giải pháp được xây dựng và ban hành kịp thời cho các địa phương, tạo cơ hội cho hội viên sớm tiếp cận và lựa chọn các tiến bộ về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất canh tác.
Việc đẩy mạnh các phong trào thi đua như "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… tạo không khí sôi nổi từ vùng thấp đến vùng cao, thu hút đông đảo hội viên tham gia…”.
Để tăng cường kiến thức khoa học, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, hàng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển Nông nghiệp huyện tổ chức trên 120 buổi tuyên truyền cho trên 7.000 lượt hội viên về kỹ thuật phòng, chống rét cho trâu, bò; chăm sóc lúa sau cấy; phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả, trồng ngô xuân hè…
Do được tập huấn, hội viên đã đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao như: Chiêm hương, HT1, Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7 và Nghi hương 305… vào gieo cấy ở 5.442 ha lúa/năm, năng suất bình quân đạt 56 tạ/vụ/ha. Hàng năm, hội viên còn trồng trên 4.600 ha ngô, gần 700 ha sắn, chăm sóc 4.485 ha chè, trên 3.000 ha cây ăn quả…
Trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, đã xuất hiện nhiều điển hình mới tiêu biểu; hình thành những vùng sản xuất với quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: chăn nuôi trâu, bò, trồng quế… ở các xã vùng cao; trồng cam, quýt, nuôi ba ba gai ở các xã: Cát Thịnh, Nghĩa Tâm, Thượng Bằng La, thị trấn Nông trường Trần Phú…
Hội còn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm như: Công ty TNHH Wood Yên Bình trong tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Minh An…; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Yên Bái, xây dựng thương hiệu và quảng bá giới thiệu sản phẩm cam Văn Chấn…
Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội đã ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thông qua 92 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 3.001 hộ vay vốn với số tiền trên 129 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông qua 19 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 432 hội viên vay vốn với số tiền trên 48 tỷ đồng; Quỹ hỗ trợ nông dân trên 1 tỷ đồng; triển khai 8 dự án với số tiền 910 triệu đồng cho 32 hộ vay vốn để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng quế, cam…
Do thực hiện tốt các nội dung ký hợp đồng ủy thác nên việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đối tượng đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện nay, huyện có 8.116 hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều mô hình phát triển kinh tế thu nhập 500 triệu đồng trở lên, điển hình như hội viên: Giàng A Phử, xã An Lương với mô hình trồng quế; Hà Khắc Lâm, xã Sơn Thịnh, mô hình trồng cam, bưởi; Nguyễn Văn Thêm, xã Chấn Thịnh, mô hình VACR tổng hợp; Nguyễn Văn Nghị, xã Cát Thịnh, mô hình nuôi ba ba…
Thực hiện Phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, hàng năm, hội viên ở cơ sở đã tham gia hiến trên 50.000 m2 đất, hàng ngàn cây hoa màu, trên 15.000 ngày công lao động, trên 10 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp, mở mới gần 100 km đường giao thông nông thôn, nạo vét trên 30 km kênh mương nội đồng, 40 nhà văn hóa thôn... Hội viên còn gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả bình xét hàng năm, gần 21.000 gia đình hội viên được công nhận Gia đình văn hóa.
Tăng cường hướng về cơ sở, đẩy mạnh các phong trào thi đua là nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân huyện Văn Chấn trong thời gian tới. Với những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của hội viên, tạo đà cho kinh tế gia đình phát triển, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu.
889 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Văn Chấn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, linh hoạt triển khai các phong trào thi đua hướng mạnh về cơ sở. Với những nỗ lực phấn đấu, Hội đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn.Ông Trần Đăng Khôi - Chủ tịch HND huyện cho biết: "Nhiệm vụ trọng tâm của Hội thời gian gần đây là triển khai kịp thời, đúng đối tượng các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và Đề án "Tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Các chỉ tiêu, kế hoạch, giải pháp được xây dựng và ban hành kịp thời cho các địa phương, tạo cơ hội cho hội viên sớm tiếp cận và lựa chọn các tiến bộ về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất canh tác.
Việc đẩy mạnh các phong trào thi đua như "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… tạo không khí sôi nổi từ vùng thấp đến vùng cao, thu hút đông đảo hội viên tham gia…”.
Để tăng cường kiến thức khoa học, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, hàng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển Nông nghiệp huyện tổ chức trên 120 buổi tuyên truyền cho trên 7.000 lượt hội viên về kỹ thuật phòng, chống rét cho trâu, bò; chăm sóc lúa sau cấy; phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả, trồng ngô xuân hè…
Do được tập huấn, hội viên đã đưa các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao như: Chiêm hương, HT1, Thiên ưu 8, Bắc thơm số 7 và Nghi hương 305… vào gieo cấy ở 5.442 ha lúa/năm, năng suất bình quân đạt 56 tạ/vụ/ha. Hàng năm, hội viên còn trồng trên 4.600 ha ngô, gần 700 ha sắn, chăm sóc 4.485 ha chè, trên 3.000 ha cây ăn quả…
Trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, đã xuất hiện nhiều điển hình mới tiêu biểu; hình thành những vùng sản xuất với quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: chăn nuôi trâu, bò, trồng quế… ở các xã vùng cao; trồng cam, quýt, nuôi ba ba gai ở các xã: Cát Thịnh, Nghĩa Tâm, Thượng Bằng La, thị trấn Nông trường Trần Phú…
Hội còn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm như: Công ty TNHH Wood Yên Bình trong tiêu thụ gỗ rừng trồng cho các xã: Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Minh An…; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Yên Bái, xây dựng thương hiệu và quảng bá giới thiệu sản phẩm cam Văn Chấn…
Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội đã ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện, thông qua 92 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 3.001 hộ vay vốn với số tiền trên 129 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông qua 19 tổ tiết kiệm vay vốn, tạo điều kiện cho 432 hội viên vay vốn với số tiền trên 48 tỷ đồng; Quỹ hỗ trợ nông dân trên 1 tỷ đồng; triển khai 8 dự án với số tiền 910 triệu đồng cho 32 hộ vay vốn để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng quế, cam…
Do thực hiện tốt các nội dung ký hợp đồng ủy thác nên việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đối tượng đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện nay, huyện có 8.116 hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều mô hình phát triển kinh tế thu nhập 500 triệu đồng trở lên, điển hình như hội viên: Giàng A Phử, xã An Lương với mô hình trồng quế; Hà Khắc Lâm, xã Sơn Thịnh, mô hình trồng cam, bưởi; Nguyễn Văn Thêm, xã Chấn Thịnh, mô hình VACR tổng hợp; Nguyễn Văn Nghị, xã Cát Thịnh, mô hình nuôi ba ba…
Thực hiện Phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, hàng năm, hội viên ở cơ sở đã tham gia hiến trên 50.000 m2 đất, hàng ngàn cây hoa màu, trên 15.000 ngày công lao động, trên 10 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp, mở mới gần 100 km đường giao thông nông thôn, nạo vét trên 30 km kênh mương nội đồng, 40 nhà văn hóa thôn... Hội viên còn gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả bình xét hàng năm, gần 21.000 gia đình hội viên được công nhận Gia đình văn hóa.
Tăng cường hướng về cơ sở, đẩy mạnh các phong trào thi đua là nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân huyện Văn Chấn trong thời gian tới. Với những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đã góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của hội viên, tạo đà cho kinh tế gia đình phát triển, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu.