Trước tình trạng thiên tai diễn biến bất thường, khó dự báo, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 4/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Thiên tai gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo. Sau các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài vào đầu năm, thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi, nhất là tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa và chủ động khắc phục ngay khi xảy ra góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, thiên tai vẫn gây ra thiệt hại rất lớn về người, tài sản của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai làm 104 người chết và mất tích (phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn), thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Theo cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8 năm 2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục chủ động tập trung chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ động hơn nữa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương "châm bốn tại chỗ" với tinh thần chủ động, kịp thời, quyết liệt nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước.
b) Khẩn trương rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét; xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
c) Chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão; tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trước mùa mưa lũ và trước khi xảy ra bão, lũ theo quy định.
d) Tổ chức rà soát, xác định các khu vực có nguy hiểm, nhất là các khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, khu vực bị ngập sâu ven sông, suối để chủ động tổ chức di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, đối với những nơi chưa có điều kiện để di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
đ) Chủ động bố trí ngân sách địa phương (bao gồm cả dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác) để triển khai công tác phòng, chống, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai theo quy định với phương châm tuyệt đối không để người dân nào thiếu chỗ ở, thiếu đói hoặc các vật dụng thiết yếu khác, không để xảy ra bệnh dịch, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau bão, mưa lũ, ngập lụt, không để ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu học sinh.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Tập trung chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm công tác theo dõi, dự báo, cảnh báo thiên tai trong thời gian vừa qua, tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, sạt lở, sụt lún… bảo đảm độ tin cậy; tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo và thông tin kịp thời về thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan cho cơ quan chức năng, địa phương và người dân biết để chủ động trong chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó thiên tai.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chủ động đôn đốc các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các địa phương kịp thời triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2024. Kịp thời tổng hợp tình hình thiệt hại, phối hợp với các Bộ có liên quan báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả khi vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
b) Chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều và công trình thủy lợi, nhất là các trọng điểm đê điều xung yếu, hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, công trình đê kè đang thi công dở dang; bảo đảm an toàn tàu thuyền hoạt động thủy sản, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo vận hành an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa nước lớn trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
5. Bộ trưởng Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho sản xuất công nghiệp, hệ thống điện, hồ thủy điện; kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,...
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp với các lực lượng có liên quan và các địa phương chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông (kể cả trên biển, trên sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không) khi có tình huống thiên tai, hỗ trợ địa phương kịp thời khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt, nhất là trên các tuyến quốc lộ, các trục giao thông chính.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ động chỉ đạo các Quân khu các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát, xây dựng phương án, chủ động huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp với địa phương và các lực lượng có liên quan triển khai công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai theo quy định.
8. Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai hỗ trợ địa phương và nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện truyền thông ở trung ương, địa phương tăng cường đưa tin để người dân nắm được thông tin về diễn biến và dự báo thiên tai, chỉ đạo của cơ quan chức năng, hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó để giảm thiệt hại do thiên tai, nhất là thiệt hại về người.
10. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ./.
966 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Trước tình trạng thiên tai diễn biến bất thường, khó dự báo, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 4/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới. Từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, khó dự báo. Sau các đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài vào đầu năm, thời gian gần đây đã liên tiếp xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi, nhất là tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa và chủ động khắc phục ngay khi xảy ra góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, thiên tai vẫn gây ra thiệt hại rất lớn về người, tài sản của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai làm 104 người chết và mất tích (phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn), thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Theo cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8 năm 2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục chủ động tập trung chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ động hơn nữa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương "châm bốn tại chỗ" với tinh thần chủ động, kịp thời, quyết liệt nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước.
b) Khẩn trương rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét; xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
c) Chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão; tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trước mùa mưa lũ và trước khi xảy ra bão, lũ theo quy định.
d) Tổ chức rà soát, xác định các khu vực có nguy hiểm, nhất là các khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, khu vực bị ngập sâu ven sông, suối để chủ động tổ chức di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, đối với những nơi chưa có điều kiện để di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
đ) Chủ động bố trí ngân sách địa phương (bao gồm cả dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác) để triển khai công tác phòng, chống, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai theo quy định với phương châm tuyệt đối không để người dân nào thiếu chỗ ở, thiếu đói hoặc các vật dụng thiết yếu khác, không để xảy ra bệnh dịch, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau bão, mưa lũ, ngập lụt, không để ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu học sinh.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Tập trung chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm công tác theo dõi, dự báo, cảnh báo thiên tai trong thời gian vừa qua, tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, sạt lở, sụt lún… bảo đảm độ tin cậy; tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, dự báo và thông tin kịp thời về thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan cho cơ quan chức năng, địa phương và người dân biết để chủ động trong chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó thiên tai.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình, diễn biến thiên tai, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chủ động đôn đốc các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là các địa phương kịp thời triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2024. Kịp thời tổng hợp tình hình thiệt hại, phối hợp với các Bộ có liên quan báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả khi vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
b) Chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều và công trình thủy lợi, nhất là các trọng điểm đê điều xung yếu, hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, công trình đê kè đang thi công dở dang; bảo đảm an toàn tàu thuyền hoạt động thủy sản, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo vận hành an toàn các hồ thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa nước lớn trên hệ thống bậc thang thủy điện sông Đà, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
5. Bộ trưởng Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho sản xuất công nghiệp, hệ thống điện, hồ thủy điện; kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,...
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp với các lực lượng có liên quan và các địa phương chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông (kể cả trên biển, trên sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không) khi có tình huống thiên tai, hỗ trợ địa phương kịp thời khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở, chia cắt, nhất là trên các tuyến quốc lộ, các trục giao thông chính.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ động chỉ đạo các Quân khu các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát, xây dựng phương án, chủ động huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp với địa phương và các lực lượng có liên quan triển khai công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai theo quy định.
8. Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai hỗ trợ địa phương và nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện truyền thông ở trung ương, địa phương tăng cường đưa tin để người dân nắm được thông tin về diễn biến và dự báo thiên tai, chỉ đạo của cơ quan chức năng, hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó để giảm thiệt hại do thiên tai, nhất là thiệt hại về người.
10. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng Chính phủ./.
Các bài khác
- Thông cáo báo chí: 'Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay' (29/07/2024)
- Thông báo tuyển dụng lao động làm việc tại Nhật Bản (24/07/2024)
- Chương trình hành động của Chính phủ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (18/07/2024)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật (28/06/2024)
- Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024 (19/06/2024)
- Bộ Chính trị ra quy trình giải quyết tố cáo cán bộ diện Trung ương quản lý (17/06/2024)
- Chính phủ cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh (04/06/2024)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 5/2024 (03/06/2024)
- Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (17/05/2024)
- Yên Bái triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 (26/04/2024)
Xem thêm »