CTTĐT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Chủ động, thường xuyên chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho gia cầm
Trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, như: Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, bệnh Dại, Cúm gia cầm…; đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang người, để chủ động kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả và tập trung triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh động vật giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe con người, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp xã tăng cường thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và nhân dân về nguy cơ phát sinh dịch bệnh, tác hại của các dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh động vật. Tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trên đàn vật nuôi; nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu phi để kịp thời cảnh báo cho người chăn nuôi, triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý dứt điểm ổ dịch bệnh mới phát sinh ở phạm vi hẹp, hạn chế lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh động vật; quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; triển khai, các biện pháp phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là các bệnh lây truyền từ động vật sang người; kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin. Chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, khuyến cáo người chăn nuôi nắm bắt, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch khi mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép theo quy định.
Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức điều tra, giám sát bệnh dịch bệnh, tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người như: Bệnh Dại, bệnh Liên cầu khuẩn, Cúm gia cầm…
1298 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh lây truyền từ động vật sang người. Trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, như: Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, bệnh Dại, Cúm gia cầm…; đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang người, để chủ động kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả và tập trung triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh động vật giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe con người, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND cấp xã tăng cường thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và nhân dân về nguy cơ phát sinh dịch bệnh, tác hại của các dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi, tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh động vật. Tổ chức tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trên đàn vật nuôi; nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu phi để kịp thời cảnh báo cho người chăn nuôi, triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý dứt điểm ổ dịch bệnh mới phát sinh ở phạm vi hẹp, hạn chế lây lan ra diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh động vật; quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; triển khai, các biện pháp phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là các bệnh lây truyền từ động vật sang người; kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin. Chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh, khuyến cáo người chăn nuôi nắm bắt, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch khi mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép theo quy định.
Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức điều tra, giám sát bệnh dịch bệnh, tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người như: Bệnh Dại, bệnh Liên cầu khuẩn, Cúm gia cầm…