Năm 2021, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh như hỗ trợ phát triển chè vùng thấp, cây ăn quả, sản xuất trồng dâu, nuôi tằm và hỗ trợ phát triển dược liệu, sản phẩm măng tre Bát độ liên kết theo chuỗi giá trị…
Cơ sở chăn nuôi trâu, bò hữu cơ sinh sản tham gia dự án theo Nghị quyết 69 của bà Nguyễn Thị Lý ở thôn Khe Cam, xã Hưng Khánh.
Cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, huyện Trấn Yên đã và đang triển khai có hiệu quả Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về "Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là cơ quan thường trực đã tham mưu cho UBND huyện triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69.
Đối với các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ hướng dẫn các chủ thể xây dựng thuyết minh dự án. Về thẩm định và phê duyệt, các dự án sau khi được các doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thành xây dựng thuyết minh, UBND huyện đã quyết định thành lập Tổ thẩm định các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện thẩm định các nội dung dự án theo quy định và quyết định phê duyệt thuyết minh các dự án chuỗi liên kết sản xuất năm 2021.
Đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ, UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ năm 2021. Căn cứ quyết định phân bổ giao kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ năm 2021, UBND huyện quyết định giao kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản huyện Trấn Yên năm 2021 đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị và các chủ thể thực hiện dự án liên kết...
Năm 2021, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh như hỗ trợ phát triển chè vùng thấp, cây ăn quả, sản xuất trồng dâu, nuôi tằm và hỗ trợ phát triển dược liệu, sản phẩm măng tre Bát độ liên kết theo chuỗi giá trị… Đồng thời, hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc sản, hữu cơ và hỗ trợ mô hình mới.
Cùng đó, huyện đã hỗ trợ 10 dự án liên kết theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí được giao năm 2021 trên 10 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ trên 3,8 tỷ đồng cho 134 hộ; hỗ trợ các dự án liên kết theo chuỗi giá trị với 9 dự án liên kết, kinh phí hỗ trợ gần 5,5 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ mô hình mới với kinh phí hơn 620 triệu đồng cho mô hình "Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”.
Xã Hồng Ca đã triển khai và thực hiện ở 3 dự án, gồm Dự án hỗ trợ phát triển cây dược liệu lá Khôi quy mô 7,5 ha có 8 hộ tham gia thực hiện ở 4 thôn: Nam Hồng, Khuôn Bổ, Đồng Đình, Hồng Hải; hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hữu cơ (đã có 2/14 cơ sở đủ điều kiện nghiệm thu); hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát độ tại 12 thôn, với 32,7 ha, có 45 hộ tham gia. Trong đó, Dự án phát triển sản phẩm măng tre Bát độ là chương trình phù hợp, được nhân dân đón nhận rất nhiệt tình, từng bước đem lại thu nhập và trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.
Được biết, năm 2021, Công ty cổ phần Yên Thành đã phối hợp với xã Hồng Ca triển khai dự án măng tre Bát độ. Đến nay, xã Hồng Ca đã có 42,7 ha măng tre Bát độ, trong đó trồng tập trung 32,7 ha, còn lại là diện tích trồng phân tán, qua nghiệm thu tỷ lệ sống đạt trên 85%.
Với xã Hưng Khánh, đã triển khai Nghị quyết và thực hiện ở 3 dự án, gồm các dự án: hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị, chủ thể thực hiện là Hợp tác xã Chè Khe Năm; hỗ trợ phát triển trồng tre măng Bát độ chủ thể thực hiện là Công ty cổ phần Yên Thành, đối tượng tham gia là các hộ gia đình, diện tích đã nghiệm thu đủ điều kiện hỗ trợ là 18,3 ha, tỷ lệ cây sống đạt 87,68%; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hữu cơ, đã có 8 hộ đăng ký và đang thực hiện…
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh ở Trấn Yên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển, mở rộng quy mô diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực; đổi mới phương thức sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
1127 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2021, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh như hỗ trợ phát triển chè vùng thấp, cây ăn quả, sản xuất trồng dâu, nuôi tằm và hỗ trợ phát triển dược liệu, sản phẩm măng tre Bát độ liên kết theo chuỗi giá trị…Cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, huyện Trấn Yên đã và đang triển khai có hiệu quả Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về "Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là cơ quan thường trực đã tham mưu cho UBND huyện triển khai hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69.
Đối với các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sẽ hướng dẫn các chủ thể xây dựng thuyết minh dự án. Về thẩm định và phê duyệt, các dự án sau khi được các doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn thành xây dựng thuyết minh, UBND huyện đã quyết định thành lập Tổ thẩm định các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện thẩm định các nội dung dự án theo quy định và quyết định phê duyệt thuyết minh các dự án chuỗi liên kết sản xuất năm 2021.
Đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ, UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí thực hiện hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ năm 2021. Căn cứ quyết định phân bổ giao kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ năm 2021, UBND huyện quyết định giao kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản huyện Trấn Yên năm 2021 đến các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị và các chủ thể thực hiện dự án liên kết...
Năm 2021, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh như hỗ trợ phát triển chè vùng thấp, cây ăn quả, sản xuất trồng dâu, nuôi tằm và hỗ trợ phát triển dược liệu, sản phẩm măng tre Bát độ liên kết theo chuỗi giá trị… Đồng thời, hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc sản, hữu cơ và hỗ trợ mô hình mới.
Cùng đó, huyện đã hỗ trợ 10 dự án liên kết theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí được giao năm 2021 trên 10 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ trên 3,8 tỷ đồng cho 134 hộ; hỗ trợ các dự án liên kết theo chuỗi giá trị với 9 dự án liên kết, kinh phí hỗ trợ gần 5,5 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ mô hình mới với kinh phí hơn 620 triệu đồng cho mô hình "Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”.
Xã Hồng Ca đã triển khai và thực hiện ở 3 dự án, gồm Dự án hỗ trợ phát triển cây dược liệu lá Khôi quy mô 7,5 ha có 8 hộ tham gia thực hiện ở 4 thôn: Nam Hồng, Khuôn Bổ, Đồng Đình, Hồng Hải; hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hữu cơ (đã có 2/14 cơ sở đủ điều kiện nghiệm thu); hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát độ tại 12 thôn, với 32,7 ha, có 45 hộ tham gia. Trong đó, Dự án phát triển sản phẩm măng tre Bát độ là chương trình phù hợp, được nhân dân đón nhận rất nhiệt tình, từng bước đem lại thu nhập và trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.
Được biết, năm 2021, Công ty cổ phần Yên Thành đã phối hợp với xã Hồng Ca triển khai dự án măng tre Bát độ. Đến nay, xã Hồng Ca đã có 42,7 ha măng tre Bát độ, trong đó trồng tập trung 32,7 ha, còn lại là diện tích trồng phân tán, qua nghiệm thu tỷ lệ sống đạt trên 85%.
Với xã Hưng Khánh, đã triển khai Nghị quyết và thực hiện ở 3 dự án, gồm các dự án: hỗ trợ phát triển sản xuất chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị, chủ thể thực hiện là Hợp tác xã Chè Khe Năm; hỗ trợ phát triển trồng tre măng Bát độ chủ thể thực hiện là Công ty cổ phần Yên Thành, đối tượng tham gia là các hộ gia đình, diện tích đã nghiệm thu đủ điều kiện hỗ trợ là 18,3 ha, tỷ lệ cây sống đạt 87,68%; hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hữu cơ, đã có 8 hộ đăng ký và đang thực hiện…
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh ở Trấn Yên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển, mở rộng quy mô diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực; đổi mới phương thức sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân.