CTTĐT - Bộ Y tế phát vừa ban hành văn bản đề nghị các địa phương chủ động triển khai phòng, chống dịch trong mùa tựu trường.
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên khi bước vào năm học mới
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong năm 2024, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sởi tăng hơn 8 lần, số mắc ho gà tăng hơn 25 lần. Hiện nay, cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:
Chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa tựu trường; chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Chỉ đạo Sở Y tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ/ Pasteur chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.
Thúc đẩy triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi; vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; tăng cường truyền thông khuyến khích, vận động các gia đình, phụ huynh đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và hướng dẫn việc theo dõi tình hình sức khoẻ để tăng cường, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em, học sinh trước khi quay lại trường học. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, nhất là tại các khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa bàn chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên khi bước vào năm học mới; bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và đủ ánh sáng tại các cơ sở giáo dục, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, nhà trẻ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như theo dõi chặt chẽ sức khỏe trẻ em, học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý; hướng dẫn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch và phối hợp truyền thông, tuyên truyền vận động các gia đình, phụ huynh học sinh đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Chỉ đạo Sở thông tin truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tiêm chủng vắc xin và thay đổi hành vi, nâng cao sức khỏe.
Chỉ đạo Sở Tài chính bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương và chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí dự phòng trong trường hợp cần thiết theo quy định.
898 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Y tế phát vừa ban hành văn bản đề nghị các địa phương chủ động triển khai phòng, chống dịch trong mùa tựu trường.Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong năm 2024, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sởi tăng hơn 8 lần, số mắc ho gà tăng hơn 25 lần. Hiện nay, cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong mùa tựu trường, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:
Chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa tựu trường; chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Chỉ đạo Sở Y tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ/ Pasteur chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.
Thúc đẩy triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi; vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; tăng cường truyền thông khuyến khích, vận động các gia đình, phụ huynh đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và hướng dẫn việc theo dõi tình hình sức khoẻ để tăng cường, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em, học sinh trước khi quay lại trường học. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch, nhất là tại các khu vực ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa bàn chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên khi bước vào năm học mới; bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và đủ ánh sáng tại các cơ sở giáo dục, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, nhà trẻ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như theo dõi chặt chẽ sức khỏe trẻ em, học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý; hướng dẫn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch và phối hợp truyền thông, tuyên truyền vận động các gia đình, phụ huynh học sinh đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Chỉ đạo Sở thông tin truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tiêm chủng vắc xin và thay đổi hành vi, nâng cao sức khỏe.
Chỉ đạo Sở Tài chính bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương và chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí dự phòng trong trường hợp cần thiết theo quy định.
Các bài khác
- Cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh tỉnh Yên Bái (26/08/2024)
- Thông báo Tuyển 190 lao động đi làm việc tại Romania (Rumani) (23/08/2024)
- Yên Bái: Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình (23/08/2024)
- Sở Y tế: Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 (22/08/2024)
- Các tỉnh, thành phố chủ động phòng, chống dịch mùa tựu trường (19/08/2024)
- Sáp nhập Hội Châm cứu vào Hội Đông y tỉnh Yên Bái từ ngày 01/9/2024 (19/08/2024)
- Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025 (18/08/2024)
- Rà soát, hoàn thiện chính sách dân số để duy trì mức sinh thay thế bền vững (17/08/2024)
- Công bố đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh mua sách giáo khoa năm học mới (16/08/2024)
- Google khuyến cáo người dùng tắt ngay 2G để chặn SMS lừa đảo (14/08/2024)
Xem thêm »