CTTĐT - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, đã được huyện Văn Yên thực hiện có hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt, trở thành động lực giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mang lại thu nhập cao.
Mô hình chăn nuôi 100 con lợn thịt của gia đình anh Tạ Văn Dũng, thôn Pha Chạc, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Để Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh nhanh chóng đi vào cuộc sống, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết đến xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn các nhiệm vụ, kế hoạch và giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quy chế phối hợp trong triển khai Nghị quyết giữa các cơ quan nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội huyện. Cùng với đó, UBND Huyện đã giao cho các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ hỗ trợ, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt điểm để nhân rộng. Kết quả từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Văn Yên có 253 cơ sở đăng ký thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá và đặc sản đặc sản hữu cơ và 4 chuỗi giá trị theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, đã được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ trên 6 tỷ đồng. Đến nay, huyện Văn Yên đã thẩm định, nghiệm thu và giải ngân 227/253 cơ sở chăn nuôi đặc sản hữu cơ với tổng kinh phí trên 5,2 tỷ đồng, đạt 89% về khối lượng và 86% về kinh phí, đạt tiến độ nhanh nhất tỉnh, đồng thời Văn Yên cũng được đánh giá là huyện có nhiều mô hình thụ hưởng chính sách “69” nhất tỉnh.
Thông qua việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh đã giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện Văn Yên có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đạt hiêu quả cao, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành lên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.
1133 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, đã được huyện Văn Yên thực hiện có hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo, quyết liệt, trở thành động lực giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, mang lại thu nhập cao.Để Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh nhanh chóng đi vào cuộc sống, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết đến xây dựng kế hoạch, tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn các nhiệm vụ, kế hoạch và giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quy chế phối hợp trong triển khai Nghị quyết giữa các cơ quan nông nghiệp và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội huyện. Cùng với đó, UBND Huyện đã giao cho các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ hỗ trợ, xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt điểm để nhân rộng. Kết quả từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Văn Yên có 253 cơ sở đăng ký thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hoá và đặc sản đặc sản hữu cơ và 4 chuỗi giá trị theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, đã được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ trên 6 tỷ đồng. Đến nay, huyện Văn Yên đã thẩm định, nghiệm thu và giải ngân 227/253 cơ sở chăn nuôi đặc sản hữu cơ với tổng kinh phí trên 5,2 tỷ đồng, đạt 89% về khối lượng và 86% về kinh phí, đạt tiến độ nhanh nhất tỉnh, đồng thời Văn Yên cũng được đánh giá là huyện có nhiều mô hình thụ hưởng chính sách “69” nhất tỉnh.
Thông qua việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh đã giúp các hộ gia đình trên địa bàn huyện Văn Yên có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế đạt hiêu quả cao, thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành lên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.