Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, nâng giá bất hợp lý.
Chiều ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Công điện số 6815/CĐ-BCT về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi) tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Công Thương nhận định: trước tình hình cơn bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại và có thể gây ảnh hưởng đến tình hình thị trường trong nước. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo việc tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước; Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tập trung đảm bảo ổn định thị trường và cung cầu hàng hóa.
Cụ thể, tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân. Đặc biệt là những mặt hàng vật tư phục vụ nhu cầu sửa chữa, phục hồi sau bão.
Chỉ đạo toàn lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do ảnh hưởng của bão để thu lời bất chính.
Trọng tâm là xác định nguyên nhân, đề xuất hướng xử lý đối với biến động bất thường về giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn được giao quản lý. Đồng thời, kiểm tra, xử lý đối với tất cả các hành vi vi phạm theo thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thương nhân kinh doanh hợp pháp.
Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung - cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng trên địa bàn tập trung triển khai công tác quản lý, giám sát thị trường ở từng địa phương; bám sát diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.
(Theo Kinhtedothi)
661 lượt xem
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, nâng giá bất hợp lý.Chiều ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Công điện số 6815/CĐ-Bộ Chính trị về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi) tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Công Thương nhận định: trước tình hình cơn bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại và có thể gây ảnh hưởng đến tình hình thị trường trong nước. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo việc tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước; Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tập trung đảm bảo ổn định thị trường và cung cầu hàng hóa.
Cụ thể, tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân. Đặc biệt là những mặt hàng vật tư phục vụ nhu cầu sửa chữa, phục hồi sau bão.
Chỉ đạo toàn lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do ảnh hưởng của bão để thu lời bất chính.
Trọng tâm là xác định nguyên nhân, đề xuất hướng xử lý đối với biến động bất thường về giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn được giao quản lý. Đồng thời, kiểm tra, xử lý đối với tất cả các hành vi vi phạm theo thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thương nhân kinh doanh hợp pháp.
Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung - cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng trên địa bàn tập trung triển khai công tác quản lý, giám sát thị trường ở từng địa phương; bám sát diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.
(Theo Kinhtedothi)
Các bài khác
- Chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi Thủy điện Thác Bà tăng thêm lưu lượng xả lũ (09/09/2024)
- Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân (01/09/2024)
- Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi (30/08/2024)
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức (30/08/2024)
- Các địa phương tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2024 từ ngày 1/9 - 30/9/2024 (29/08/2024)
- Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở (29/08/2024)
- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng (28/08/2024)
- Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật (27/08/2024)
- Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (26/08/2024)
- Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 (22/08/2024)
Xem thêm »