CTTĐT - Với những thuận lợi về khí hậu, đất đai, huyện Trấn Yên đã và đang phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, mang tính đặc trưng của vùng miền. Với những đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế của người tiêu dùng, huyện Trấn Yên đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản hữu cơ.
Người dân xã Đào Thịnh sản xuất quế hữu cơ
Hiện nay, huyện Trấn Yên đang xây dựng 3 mô hình sản xuất quả theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm: Cây dược liệu với diện tích 101,8ha trong đó, diện tích cây lá khôi 77,8 ha tập trung tại các xã như Cường Thịnh, Việt Hồng, Kiên Thành...; sản phẩm Gà đen đặc sản vùng cao được thực hiện nuôi tại 4 xã Hồng Ca, Kiên Thành; Hưng Thịnh, Minh Quán với số lượng 5.600 con; Sản phẩm quế hữu cơ là 8.100 ha tập trung ở các xã Đào Thịnh, Kiên Thành, Quy Mông, Tân Đồng, Hồng Ca..., trong đó vùng quế đạt chứng nhận quốc tế và trong nước 2.203 ha.
Để xây dựng thành công các mô hình sản phẩm đặc sản hữu cơ, huyện Trấn Yên đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và một số cây trồng có hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường; tăng cường phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan liên quan rà soát, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm hữu cơ, chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp, HTX; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng các mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất hữu cơ.
1293 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với những thuận lợi về khí hậu, đất đai, huyện Trấn Yên đã và đang phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, mang tính đặc trưng của vùng miền. Với những đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế của người tiêu dùng, huyện Trấn Yên đã và đang tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản hữu cơ.Hiện nay, huyện Trấn Yên đang xây dựng 3 mô hình sản xuất quả theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm: Cây dược liệu với diện tích 101,8ha trong đó, diện tích cây lá khôi 77,8 ha tập trung tại các xã như Cường Thịnh, Việt Hồng, Kiên Thành...; sản phẩm Gà đen đặc sản vùng cao được thực hiện nuôi tại 4 xã Hồng Ca, Kiên Thành; Hưng Thịnh, Minh Quán với số lượng 5.600 con; Sản phẩm quế hữu cơ là 8.100 ha tập trung ở các xã Đào Thịnh, Kiên Thành, Quy Mông, Tân Đồng, Hồng Ca..., trong đó vùng quế đạt chứng nhận quốc tế và trong nước 2.203 ha.
Để xây dựng thành công các mô hình sản phẩm đặc sản hữu cơ, huyện Trấn Yên đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và một số cây trồng có hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường; tăng cường phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan liên quan rà soát, cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, sản phẩm hữu cơ, chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp, HTX; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng các mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất hữu cơ.