CTTĐT - Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký công văn trả lời cử tri Yên Bái gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, về kiến nghị nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh bổ sung thuốc ung thư mới vào danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả.
Bộ Y tế chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHYT, đặc biệt là gói quyền lợi về thuốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh
Cụ thể, cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh bổ sung danh mục thuốc, hóa chất, sinh phẩm, đặc biệt là danh mục thuốc, hóa chất, sinh phẩm chữa các bệnh hiểm nghèo (như ung thư,...) mới được nghiên cứu, sử dụng thời gian qua vào Danh mục thuốc chữa bệnh được chi trả từ nguồn BHYT.
Theo cử tri, điều này nhằm giải quyết khó khăn cho người mắc các bệnh hiểm nghèo không có điều kiện kinh tế để được tiếp cận và điều trị bệnh sử dụng thuốc, hóa chất sinh phẩm ngoài danh mục chi trả.
Trong văn bản trả lời, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết với mục tiêu hướng tới thực hiện BHYT toàn dân, Bộ Y tế chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHYT, đặc biệt là gói quyền lợi về thuốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia có danh mục thuốc BHYT tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với mức phí đóng BHYT.
Trong Thông tư số 20/2022/TT-BYT về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, quy định danh mục bao gồm 1.037 hoạt chất/thuốc hóa dược và sinh phẩm, được chia thành 27 nhóm lớn, 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu.
Đặc biệt, trong số này, có 76 hoạt chất/thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch.
Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất/thành phần, không ghi hàm lượng và dạng bào chế và tên thương mại.
Việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chỉ định điều trị, chuyên khoa điều trị, các bệnh cấp tính hay mạn tính.
Bộ trưởng Y tế cho biết sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Thông tư ban hành danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.
Trong báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện Luật BHYT, Bộ Y tế cho biết theo định kỳ 2 năm/lần, cơ quan này sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung Danh mục thuốc với quy trình chặt chẽ, khoa học.
Đặc biệt ứng dụng xây dựng Danh mục dựa trên bằng chứng, tức là xem xét ứng dụng đánh giá chi phí - hiệu quả và tác động ngân sách khi xây dựng Danh mục thuốc. Từ đó, Bộ Y tế sẽ xây dựng Danh mục bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT đồng thời phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT.
Người đứng đầu Bộ Y tế cũng cho biết cơ quan này đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư quy định về việc thanh toán trực tiếp chi phí thuốc và thiết bị y tế cho người bệnh có thẻ BHYT, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc do những nguyên nhân khách quan, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu điều trị của người tham gia BHYT.
809 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký công văn trả lời cử tri Yên Bái gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, về kiến nghị nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh bổ sung thuốc ung thư mới vào danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả.Cụ thể, cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh bổ sung danh mục thuốc, hóa chất, sinh phẩm, đặc biệt là danh mục thuốc, hóa chất, sinh phẩm chữa các bệnh hiểm nghèo (như ung thư,...) mới được nghiên cứu, sử dụng thời gian qua vào Danh mục thuốc chữa bệnh được chi trả từ nguồn BHYT.
Theo cử tri, điều này nhằm giải quyết khó khăn cho người mắc các bệnh hiểm nghèo không có điều kiện kinh tế để được tiếp cận và điều trị bệnh sử dụng thuốc, hóa chất sinh phẩm ngoài danh mục chi trả.
Trong văn bản trả lời, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết với mục tiêu hướng tới thực hiện BHYT toàn dân, Bộ Y tế chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHYT, đặc biệt là gói quyền lợi về thuốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia có danh mục thuốc BHYT tương đối đầy đủ và toàn diện, phù hợp với mức phí đóng BHYT.
Trong Thông tư số 20/2022/TT-BYT về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, quy định danh mục bao gồm 1.037 hoạt chất/thuốc hóa dược và sinh phẩm, được chia thành 27 nhóm lớn, 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu.
Đặc biệt, trong số này, có 76 hoạt chất/thuốc hóa dược, sinh phẩm thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch.
Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất/thành phần, không ghi hàm lượng và dạng bào chế và tên thương mại.
Việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chỉ định điều trị, chuyên khoa điều trị, các bệnh cấp tính hay mạn tính.
Bộ trưởng Y tế cho biết sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Thông tư ban hành danh mục thuốc được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, nhằm mở rộng phạm vi và đảm bảo chất lượng điều trị cho người bệnh.
Trong báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện Luật BHYT, Bộ Y tế cho biết theo định kỳ 2 năm/lần, cơ quan này sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung Danh mục thuốc với quy trình chặt chẽ, khoa học.
Đặc biệt ứng dụng xây dựng Danh mục dựa trên bằng chứng, tức là xem xét ứng dụng đánh giá chi phí - hiệu quả và tác động ngân sách khi xây dựng Danh mục thuốc. Từ đó, Bộ Y tế sẽ xây dựng Danh mục bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT đồng thời phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT.
Người đứng đầu Bộ Y tế cũng cho biết cơ quan này đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư quy định về việc thanh toán trực tiếp chi phí thuốc và thiết bị y tế cho người bệnh có thẻ BHYT, nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc do những nguyên nhân khách quan, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu điều trị của người tham gia BHYT.