CTTĐT - Thời gian qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như: kết bạn qua mạng xã hội Zalo, Facebook… rồi hứa hẹn kết hôn, gửi tặng quà, làm từ thiện hoặc vay mượn, sau đó, yêu cầu bị hại phải nộp thuế, phí. Đáng chú ý là trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tội phạm giả danh lực lượng Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực vào cuộc, quyết liệt đấu tranh nhằm kịp thời ngăn chặn, đồng thời cảnh báo tới người dân về loại tội phạm này.
Công an huyện Văn Chấn họp triển khai nhiệm vụ.
Ngày 14/9/2021, Công an huyện Văn Chấn nhận được đơn trình báo của anh Hoàng Minh Quyết, sinh năm 1995, trú tại thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn về việc bị 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 170 triệu đồng.
Quá trình điều tra xác minh, Cơ quan điều tra Công an huyện Văn Chấn xác định đây là vụ án có tính chất nghiêm trọng và phức tạp, các đối tượng đã dùng thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Công an, các đối tượng di chuyển qua nhiều địa bàn và sử dụng nhiều tài khoản, sim rác để thực hiện hành vi phạm tội nên việc điều tra, xác minh gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, với quyết tâm không để các đối tượng có cơ hội tiếp tục phạm tội, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Chấn đã huy động lực lượng tiến hành khoanh vùng, rà soát sàng lọc, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ triển khai các phương án truy bắt. Đến ngày 16 tháng 9, thủ phạm của vụ án là Vũ Mạnh Hùng, sinh năm 1990, trú tại thôn Thiên Hữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn và Phạm Thanh Tùng, sinh năm 1995, trú tại thị trấn Sơn Thinh, huyện Văn Chấn đã bị bắt giữ cùng tang vật.
Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng đã khai nhận: Do quen biết anh Quyết qua mạng internet trong quá trình chơi trò chơi trực tuyến (game online) với nhau nên Hùng đã nảy sinh ý định lừa tiền bằng việc rủ rê thuyết phục anh Quyết góp tiền để cho vay nặng lãi. Theo thỏa thuận, trong ngày 3/8, anh Quyết đã nhiều lần chuyển tiền cho Hùng với tổng số gần 20 triệu đồng. Sau đó Hùng nhắn tin nói anh Quyết đã bị lừa vì người bảo Quyết chuyển tiền không phải là Hùng do Hùng bị mất tài khoản, nếu anh Quyết muốn lấy lại số tiền trên thì phải chuyển cho Hùng 2 triệu đồng để nhờ người đi tìm kẻ đã lừa đảo và anh Quyết đã đồng ý.
Bị anh Quyết nhắn tin điện thoại đòi tiền lãi, Hùng bịa ra nhiều lý do như đang bị Công an điều tra về hành vi cho vay nặng lãi, người giúp đi tìm kẻ lừa đảo trước đó bị Công an bắt vì tham gia đánh nhau và yêu cầu chuyển 6 triệu đồng để “giải quyết hậu quả”, anh Quyết đã đồng ý làm theo.
Ngày 7/9/2021, Vũ Mạnh Hùng mua một thẻ sim điện thoại gọi cho anh Quyết nói dối tự xưng là Quân, cán bộ Công an tỉnh Lạng Sơn thông báo về việc Lê Duy Nhất – chủ một tài khoản đang bị bắt vì liên quan tới ma túy và số tiền anh Quyết chuyển cho Nhất vào ngày 3/8 đã được sử dụng để mua bán ma túy, hiện đối tượng Nhất đã bị bắt. Nếu không muốn liên quan đến vụ án thì anh Quyết phải chuyển tiền để lo liệu “chạy án”. Tin rằng Hùng nói thật, anh Quyết đã 06 lần chuyển tiền cho Quân (tức Vũ Mạnh Hùng) với tổng số 60 triệu đồng.
Thấy dễ dàng lừa được bị hại, ngày 8/9/2021, Vũ Mạnh Hùng đã bàn bạc với Phạm Thanh Tùng để tiếp tục lừa đảo chiếm đoạt tiền của anh Quyết. Sau khi thống nhất, vẫn với thủ đoạn trên, Tùng đã gọi điện cho anh Quyết và tự xưng là cán bộ Công an huyện Văn Chấn, yêu cầu anh chuyển tiền để lo “chạy án” và đã được bị hại 04 lần chuyển tiền với tổng số 82 triệu đồng vào 03 số tài khoản khác nhau.
Sau khi nhiều lần chuyển tiền vào các số tài khoản khác nhau theo yêu cầu của các đối tượng, anh Quyết nghi ngờ bản thân đã bị lừa nên đã làm đơn trình báo cơ quan Công an.
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an toàn tỉnh đã tiếp nhận và khởi tố 14 vụ án, 19 đối tượng liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi như kết bạn qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Skype…. rồi hứa hẹn kết hôn, hay gửi tặng quà, làm từ thiện hoặc vay mượn, sau đó yêu cầu bị hại phải nộp các khoản thuế, phí...; Bên cạnh đó, cũng có vụ lừa đảo với thủ đoạn cũ như giả danh cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án... thông báo nạn nhân liên quan đến một vụ án nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định để chiếm đoạt…
Trước thực trạng đó, Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn; mở các đợt cao điểm ra quân, tấn công trấn áp các loại tội phạm và tập trung điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi, vụ việc lừa đảo, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan Tư pháp tiến hành truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, chú trọng phát động mạnh mẽ phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cơ quan chức năng.
Có thể thấy, tội phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động ngày càng tinh vi, chúng sử dụng mạng internet, các trang mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo, gây khó khăn trong công tác điều tra, đấu tranh của các lực lượng chức năng. Chỉ những trường hợp được tố giác, phát hiện kịp thời mới có thể phong tỏa và thu hồi tài sản. Do đó, khi thấy có dấu hiệu lừa đảo thì người dân cần phải báo ngay cho cơ quan chức năng, và điều quan trọng nhất là người dân cần phải cảnh giác với mọi mối quan hệ, thông tin trên môi trường mạng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
1945 lượt xem
CTV: Thiên Bình - Văn Cường (Công an tỉnh)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như: kết bạn qua mạng xã hội Zalo, Facebook… rồi hứa hẹn kết hôn, gửi tặng quà, làm từ thiện hoặc vay mượn, sau đó, yêu cầu bị hại phải nộp thuế, phí. Đáng chú ý là trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tội phạm giả danh lực lượng Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước thực trạng đó, Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực vào cuộc, quyết liệt đấu tranh nhằm kịp thời ngăn chặn, đồng thời cảnh báo tới người dân về loại tội phạm này.Ngày 14/9/2021, Công an huyện Văn Chấn nhận được đơn trình báo của anh Hoàng Minh Quyết, sinh năm 1995, trú tại thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn về việc bị 2 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 170 triệu đồng.
Quá trình điều tra xác minh, Cơ quan điều tra Công an huyện Văn Chấn xác định đây là vụ án có tính chất nghiêm trọng và phức tạp, các đối tượng đã dùng thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Công an, các đối tượng di chuyển qua nhiều địa bàn và sử dụng nhiều tài khoản, sim rác để thực hiện hành vi phạm tội nên việc điều tra, xác minh gặp không ít khó khăn.
Tuy nhiên, với quyết tâm không để các đối tượng có cơ hội tiếp tục phạm tội, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Chấn đã huy động lực lượng tiến hành khoanh vùng, rà soát sàng lọc, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ triển khai các phương án truy bắt. Đến ngày 16 tháng 9, thủ phạm của vụ án là Vũ Mạnh Hùng, sinh năm 1990, trú tại thôn Thiên Hữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn và Phạm Thanh Tùng, sinh năm 1995, trú tại thị trấn Sơn Thinh, huyện Văn Chấn đã bị bắt giữ cùng tang vật.
Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng đã khai nhận: Do quen biết anh Quyết qua mạng internet trong quá trình chơi trò chơi trực tuyến (game online) với nhau nên Hùng đã nảy sinh ý định lừa tiền bằng việc rủ rê thuyết phục anh Quyết góp tiền để cho vay nặng lãi. Theo thỏa thuận, trong ngày 3/8, anh Quyết đã nhiều lần chuyển tiền cho Hùng với tổng số gần 20 triệu đồng. Sau đó Hùng nhắn tin nói anh Quyết đã bị lừa vì người bảo Quyết chuyển tiền không phải là Hùng do Hùng bị mất tài khoản, nếu anh Quyết muốn lấy lại số tiền trên thì phải chuyển cho Hùng 2 triệu đồng để nhờ người đi tìm kẻ đã lừa đảo và anh Quyết đã đồng ý.
Bị anh Quyết nhắn tin điện thoại đòi tiền lãi, Hùng bịa ra nhiều lý do như đang bị Công an điều tra về hành vi cho vay nặng lãi, người giúp đi tìm kẻ lừa đảo trước đó bị Công an bắt vì tham gia đánh nhau và yêu cầu chuyển 6 triệu đồng để “giải quyết hậu quả”, anh Quyết đã đồng ý làm theo.
Ngày 7/9/2021, Vũ Mạnh Hùng mua một thẻ sim điện thoại gọi cho anh Quyết nói dối tự xưng là Quân, cán bộ Công an tỉnh Lạng Sơn thông báo về việc Lê Duy Nhất – chủ một tài khoản đang bị bắt vì liên quan tới ma túy và số tiền anh Quyết chuyển cho Nhất vào ngày 3/8 đã được sử dụng để mua bán ma túy, hiện đối tượng Nhất đã bị bắt. Nếu không muốn liên quan đến vụ án thì anh Quyết phải chuyển tiền để lo liệu “chạy án”. Tin rằng Hùng nói thật, anh Quyết đã 06 lần chuyển tiền cho Quân (tức Vũ Mạnh Hùng) với tổng số 60 triệu đồng.
Thấy dễ dàng lừa được bị hại, ngày 8/9/2021, Vũ Mạnh Hùng đã bàn bạc với Phạm Thanh Tùng để tiếp tục lừa đảo chiếm đoạt tiền của anh Quyết. Sau khi thống nhất, vẫn với thủ đoạn trên, Tùng đã gọi điện cho anh Quyết và tự xưng là cán bộ Công an huyện Văn Chấn, yêu cầu anh chuyển tiền để lo “chạy án” và đã được bị hại 04 lần chuyển tiền với tổng số 82 triệu đồng vào 03 số tài khoản khác nhau.
Sau khi nhiều lần chuyển tiền vào các số tài khoản khác nhau theo yêu cầu của các đối tượng, anh Quyết nghi ngờ bản thân đã bị lừa nên đã làm đơn trình báo cơ quan Công an.
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an toàn tỉnh đã tiếp nhận và khởi tố 14 vụ án, 19 đối tượng liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi như kết bạn qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Skype…. rồi hứa hẹn kết hôn, hay gửi tặng quà, làm từ thiện hoặc vay mượn, sau đó yêu cầu bị hại phải nộp các khoản thuế, phí...; Bên cạnh đó, cũng có vụ lừa đảo với thủ đoạn cũ như giả danh cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án... thông báo nạn nhân liên quan đến một vụ án nào đó, rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định để chiếm đoạt…
Trước thực trạng đó, Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn; mở các đợt cao điểm ra quân, tấn công trấn áp các loại tội phạm và tập trung điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi, vụ việc lừa đảo, triệt để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan Tư pháp tiến hành truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, chú trọng phát động mạnh mẽ phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cơ quan chức năng.
Có thể thấy, tội phạm liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động ngày càng tinh vi, chúng sử dụng mạng internet, các trang mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo, gây khó khăn trong công tác điều tra, đấu tranh của các lực lượng chức năng. Chỉ những trường hợp được tố giác, phát hiện kịp thời mới có thể phong tỏa và thu hồi tài sản. Do đó, khi thấy có dấu hiệu lừa đảo thì người dân cần phải báo ngay cho cơ quan chức năng, và điều quan trọng nhất là người dân cần phải cảnh giác với mọi mối quan hệ, thông tin trên môi trường mạng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.