CTTĐT - Với nhiều điểm mới, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn, Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ cho người làm công tác pháp chế cũng như yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế.
Ảnh minh họa
Ngày 18/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Nghị định số 56/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 1 đến Điều 10, Điều 12, Điều 16.
Về tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Nghị định sửa đổi như sau:
“Điều 9. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập tại cơ quan chuyên môn có phạm vi quản lý rộng, yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Việc thành lập tổ chức pháp chế tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Trường hợp không đủ điều kiện và tiêu chí thành lập tổ chức pháp chế thì bố trí trong Văn phòng (nếu cơ quan chuyên môn có Văn phòng) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ (nếu cơ quan chuyên môn không có Văn phòng). Tên gọi cụ thể của tổ chức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn chịu sự kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực.”.”
Về pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 12 như sau:
“Điều 12. Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:
“1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế
a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;
b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;
c) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;
d) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
đ) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
e) Tiêu chuẩn của người đứng đầu tổ chức pháp chế:
Người đứng đầu Vụ hoặc Cục hoặc Ban thực hiện công tác pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này; đã được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Người đứng đầu Phòng hoặc tương tương thực hiện công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này; đã được bổ nhiệm ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 01 (một) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Trường hợp luân chuyển, điều động người đứng đầu tổ chức, đơn vị khác sang giữ vị trí người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người được luân chuyển, điều động phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của công tác pháp chế. Trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật trở lên thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được luân chuyển, điều động, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế;
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản này và pháp luật có liên quan quyết định chức danh pháp chế, tiêu chuẩn chức danh pháp chế và người đứng đầu tổ chức pháp chế trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng tiêu chuẩn, chế độ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.”.”
Nghị định cũng bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, khoản, điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 7 năm 2024. Căn cứ vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000 đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày làm việc. Chế độ hỗ trợ này được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng chế độ hỗ trợ nêu trên để quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.
3. Phòng Pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được duy trì, kiện toàn. Trường hợp các cơ quan chuyên môn có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho Thanh tra hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện, thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải sắp xếp, giao cho Văn phòng thực hiện.
Trường hợp các cơ quan chuyên môn không có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho tổ chức khác không phải là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện, thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải sắp xếp, giao cho phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.
4. Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng công chức thực hiện công tác pháp chế có trách nhiệm rà soát, xét chuyển ngạch cho công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Khi thực hiện việc chuyển ngạch, công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn làm công tác pháp chế không kể thời gian tập sự được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên; công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và có trình độ cử nhân luật trở lên được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.
5. Trường hợp đang thực hiện thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế./.
357 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với nhiều điểm mới, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn, Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ cho người làm công tác pháp chế cũng như yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế.Ngày 18/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Nghị định số 56/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 1 đến Điều 10, Điều 12, Điều 16.
Về tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Nghị định sửa đổi như sau:
“Điều 9. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập tại cơ quan chuyên môn có phạm vi quản lý rộng, yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
Việc thành lập tổ chức pháp chế tại khoản này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Trường hợp không đủ điều kiện và tiêu chí thành lập tổ chức pháp chế thì bố trí trong Văn phòng (nếu cơ quan chuyên môn có Văn phòng) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ (nếu cơ quan chuyên môn không có Văn phòng). Tên gọi cụ thể của tổ chức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn chịu sự kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực.”.”
Về pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung tên điều và một số khoản của Điều 12 như sau:
“Điều 12. Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 như sau:
“1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế
a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;
b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;
c) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;
d) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
đ) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
e) Tiêu chuẩn của người đứng đầu tổ chức pháp chế:
Người đứng đầu Vụ hoặc Cục hoặc Ban thực hiện công tác pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này; đã được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Người đứng đầu Phòng hoặc tương tương thực hiện công tác pháp chế ở các đơn vị thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại điểm c khoản này; đã được bổ nhiệm ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 01 (một) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Trường hợp luân chuyển, điều động người đứng đầu tổ chức, đơn vị khác sang giữ vị trí người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người được luân chuyển, điều động phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 03 (ba) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của công tác pháp chế. Trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật trở lên thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được luân chuyển, điều động, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế;
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản này và pháp luật có liên quan quyết định chức danh pháp chế, tiêu chuẩn chức danh pháp chế và người đứng đầu tổ chức pháp chế trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng tiêu chuẩn, chế độ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.”.”
Nghị định cũng bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, khoản, điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 7 năm 2024. Căn cứ vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000 đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày làm việc. Chế độ hỗ trợ này được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập vận dụng chế độ hỗ trợ nêu trên để quyết định các chế độ đối với người làm công tác pháp chế.
3. Phòng Pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được duy trì, kiện toàn. Trường hợp các cơ quan chuyên môn có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho Thanh tra hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện, thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải sắp xếp, giao cho Văn phòng thực hiện.
Trường hợp các cơ quan chuyên môn không có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho tổ chức khác không phải là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện, thì trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải sắp xếp, giao cho phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.
4. Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng công chức thực hiện công tác pháp chế có trách nhiệm rà soát, xét chuyển ngạch cho công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Khi thực hiện việc chuyển ngạch, công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn làm công tác pháp chế không kể thời gian tập sự được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên; công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và có trình độ cử nhân luật trở lên được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.
5. Trường hợp đang thực hiện thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế./.
Các bài khác
- Yên Bái triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh (21/10/2024)
- Đẩy mạnh thi đua yêu nước chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV (17/10/2024)
- Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai (14/10/2024)
- Thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc Tổ công tác tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XX (20/09/2024)
- Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2024 (16/09/2024)
- Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái khắc phục thiệt hại do bão số 3
(14/09/2024)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 8/2024 (02/09/2024)
- Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ (27/08/2024)
- Quy định mới của Chính phủ về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị có hiệu lực từ 1/9/2024
(26/08/2024)
- Phát động cuộc thi viết “Dấu ấn ngành thuế qua 80 năm xây dựng và phát triển” (22/08/2024)
Xem thêm »