CTTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2176/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Diện tích lập quy hoạch khoảng 810,01 km2
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Lục Yên là toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Lục Yên, bao gồm 24 đơn vị hành chính: Thị trấn Yên Thế và 23 xã (Tân Phượng; Lâm Thượng; Khai Trung; Minh Chuẩn; Khánh Thiện; Tân Lĩnh; Yên Thắng; Mai Sơn; Minh Xuân; Mường Lai; Tân Lập; Liễu Đô; Vĩnh Lạc; Phan Thanh; Minh Tiến; An Phú; An Lạc; Khánh Hòa; Tô Mậu; Động Quan; Trúc Lâu; Phúc Lợi và xã Trung Tâm).
Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang; huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; Phía Tây giáp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Quy mô: diện tích lập quy hoạch khoảng 810,01 km2.
Mục tiêu của đồ án quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái, các định hướng quy hoạch có liên quan trên địa bàn tỉnh Yên Bái và cụ thể hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Yên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần XIX.
Quy hoạch huyện Lục Yên theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới nhằm xác định thực trạng và các nhiệm vụ cần triển khai làm cơ sở từng bước hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định; nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng chức năng phát triển phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của huyện đề ra trong mối quan hệ với vùng tỉnh và các khu vực xung quanh. Xây dựng huyện Lục Yên phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu; làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng, lập các quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện.
Tính chất
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lục Yên là vùng phát triển theo hướng tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và phát triển nông nghiệp; phát huy lợi thế về địa hình tự nhiên và kết nối giao thông để kết nối phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; đồng thời nghiên cứu phát triển bền vững ngành nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; định hướng huyện Lục Yên trở thành huyện nông thôn mới vào giai đoạn 2026 - 2030 có kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội từng bước được đầu tư đồng bộ và phát triển toàn diện.
Động lực và tiềm năng phát triển vùng
Lục Yên có tiềm năng phát triển nông nghiệp chất lượng cao với các sản phẩm OCOP địa phương và có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và các lễ hội truyền thống; hình thành các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Lục Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản quí hiếm đó là đá quý, đá bán quý, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… đây là những tiềm năng khoáng sản có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển.
Các tuyến giao thông đối ngoại như cao tốc Yên Bái - Hà Giang, các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh kết nối đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng cho huyện Lục Yên và cho tỉnh Yên Bái.
Dự báo dân số và lao động huyện Lục Yên
Đến năm 2030 dân số toàn huyện khoảng 123.000 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 86.100 người; số người tham gia lực lượng lao động khoảng 64.600 người.
Đến năm 2050 dân số toàn huyện khoảng 148.000 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 103.600 người, số người tham gia lực lượng lao động khoảng 77.700 người.
Phân vùng phát triển
Dựa trên đặc điểm địa lý, tự nhiên và phát triển kinh tế cân đối, toàn huyện được phân chia thành 03 tiểu vùng:
Tiểu vùng 1: Phát triển trọng tâm là đô thị - công nghiệp. Bao gồm các xã phía Tây sông Chảy: An Lạc; Tô Mậu; Khánh Hòa; Động Quan; Trúc Lâu; Phúc Lợi và Trung Tâm.
Tiểu vùng 2: Phát triển trọng tâm là Nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Bao gồm các xã phía Bắc huyện: Tân Phượng; Lâm Thượng; Khai Trung; Minh Chuẩn; Khánh Thiện; Mai Sơn.
Tiểu vùng 3: Là vùng trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ của huyện. Phát triển trọng tâm là đô thị-dịch vụ-thương mại. Bao gồm các xã trung tâm và phía Nam huyện: Yên Thắng; Thị trấn Yên Thế; Tân Lĩnh; Tân Lập; Phan Thanh; Liễu Đô; Minh Xuân; Mường Lai; Vĩnh Lạc; Minh Tiến; An Phú.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Giai đoạn 2030
Đô thị Yên Thế: Trong giai đoạn đến năm 2030, đô thị Yên Thế nâng cấp từ đô thị loại V lên đô thị loại IV, là trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Lục Yên;
Đô thị Khánh Hòa: Xây dựng đô thị Khánh Hòa trở thành đô thị loại V vào năm 2025, phát triển mạnh thương mại dịch vụ.
Giai đoạn 2031 - 2050
Đô thị Tân Lĩnh: Giai đoạn sau năm 2030, phát triển đô thị Tân Lĩnh thành đô thị loại V.
Định hướng phát triển dân cư nông thôn
Tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Định hướng phát triển dân cư nông thôn trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng các xã đã được phê duyệt theo hướng tập trung phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và các nhu cầu phục vụ đời sống, sản xuất trên địa bàn xã. Khu vực nông thôn đóng vai trò hành lang xanh, cần kiểm soát việc xây dựng hợp lý, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp tránh ảnh hưởng quỹ đất canh tác có năng suất cao;
Kết hợp không gian văn hóa truyền thống (đình, đền, chùa...) với thiết chế văn hóa xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các điểm dân cư nằm trong vùng du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, nuôi trồng cây con đặc sản.
Định hướng phát triển các khu chức năng
Khu chức năng cấp quốc gia
Xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định 396/QĐ-TTg ngày 10/5/2024.
Khu chức năng cấp tỉnh
- Khu công nghiệp Lục Yên: quy hoạch với quy mô 300 ha (giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch diện tích 221ha, đến năm 2050 mở rộng thêm 79ha), thuộc xã Tân Lĩnh và xã Yên Thắng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khai khoáng đá trắng, cũng như các sản phẩm từ gỗ vườn rừng...
Khu chức năng cấp huyện
Cụm công nghiệp Yên Thế: quy mô khoảng 55ha tại thị trấn Yên Thế;
Cụm công nghiệp Tân Lĩnh: quy mô khoảng 75ha tại xã Tân Lĩnh và thị trấn Yên Thế;
Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất: quy hoạch 02 Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại khu vực thị trấn Yên Thế và đô thị Khánh Hòa gồm các chức năng: Sản xuất công nghiệp; thươrng mại; dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ thị trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường trong đó ưu tiên hỗ trợ nhóm sản phẩm đặc sản địa phương;
Tổ chức các địa điểm du lịch, homestay kết hợp trang trại, khám phá văn hóa, đặc sản địa phương. Đầu tư phát triển các làng nghề xen kẽ trong các khu dân cư nông thôn, các cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch (Làng nghề chế chế tác đá mỹ nghệ tại xã Vĩnh Lạc; Làng nghề sản xuất và chế biến sản phẩm từ cốm, gạo từ lúa nếp Lào Mu tại xã Khánh Thiện; Làng nghề chế biến và bảo quản mật ong tại xã Động Quan…); Duy trì tổ chức các lễ hội, kết hợp giữ du lịch văn hóa lịch sử với du lịch sinh thái trải nghiệm.
352 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2176/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Lục Yên là toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Lục Yên, bao gồm 24 đơn vị hành chính: Thị trấn Yên Thế và 23 xã (Tân Phượng; Lâm Thượng; Khai Trung; Minh Chuẩn; Khánh Thiện; Tân Lĩnh; Yên Thắng; Mai Sơn; Minh Xuân; Mường Lai; Tân Lập; Liễu Đô; Vĩnh Lạc; Phan Thanh; Minh Tiến; An Phú; An Lạc; Khánh Hòa; Tô Mậu; Động Quan; Trúc Lâu; Phúc Lợi và xã Trung Tâm).
Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang; huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; Phía Tây giáp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Quy mô: diện tích lập quy hoạch khoảng 810,01 km2.
Mục tiêu của đồ án quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái, các định hướng quy hoạch có liên quan trên địa bàn tỉnh Yên Bái và cụ thể hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Yên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần XIX.
Quy hoạch huyện Lục Yên theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới nhằm xác định thực trạng và các nhiệm vụ cần triển khai làm cơ sở từng bước hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định; nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng chức năng phát triển phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của huyện đề ra trong mối quan hệ với vùng tỉnh và các khu vực xung quanh. Xây dựng huyện Lục Yên phát huy bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu; làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý xây dựng, lập các quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện.
Tính chất
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lục Yên là vùng phát triển theo hướng tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và phát triển nông nghiệp; phát huy lợi thế về địa hình tự nhiên và kết nối giao thông để kết nối phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; đồng thời nghiên cứu phát triển bền vững ngành nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; định hướng huyện Lục Yên trở thành huyện nông thôn mới vào giai đoạn 2026 - 2030 có kết cấu hạ tầng, kinh tế-xã hội từng bước được đầu tư đồng bộ và phát triển toàn diện.
Động lực và tiềm năng phát triển vùng
Lục Yên có tiềm năng phát triển nông nghiệp chất lượng cao với các sản phẩm OCOP địa phương và có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số và các lễ hội truyền thống; hình thành các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Lục Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản quí hiếm đó là đá quý, đá bán quý, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… đây là những tiềm năng khoáng sản có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển.
Các tuyến giao thông đối ngoại như cao tốc Yên Bái - Hà Giang, các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh kết nối đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng cho huyện Lục Yên và cho tỉnh Yên Bái.
Dự báo dân số và lao động huyện Lục Yên
Đến năm 2030 dân số toàn huyện khoảng 123.000 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 86.100 người; số người tham gia lực lượng lao động khoảng 64.600 người.
Đến năm 2050 dân số toàn huyện khoảng 148.000 người, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 103.600 người, số người tham gia lực lượng lao động khoảng 77.700 người.
Phân vùng phát triển
Dựa trên đặc điểm địa lý, tự nhiên và phát triển kinh tế cân đối, toàn huyện được phân chia thành 03 tiểu vùng:
Tiểu vùng 1: Phát triển trọng tâm là đô thị - công nghiệp. Bao gồm các xã phía Tây sông Chảy: An Lạc; Tô Mậu; Khánh Hòa; Động Quan; Trúc Lâu; Phúc Lợi và Trung Tâm.
Tiểu vùng 2: Phát triển trọng tâm là Nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Bao gồm các xã phía Bắc huyện: Tân Phượng; Lâm Thượng; Khai Trung; Minh Chuẩn; Khánh Thiện; Mai Sơn.
Tiểu vùng 3: Là vùng trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ của huyện. Phát triển trọng tâm là đô thị-dịch vụ-thương mại. Bao gồm các xã trung tâm và phía Nam huyện: Yên Thắng; Thị trấn Yên Thế; Tân Lĩnh; Tân Lập; Phan Thanh; Liễu Đô; Minh Xuân; Mường Lai; Vĩnh Lạc; Minh Tiến; An Phú.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Giai đoạn 2030
Đô thị Yên Thế: Trong giai đoạn đến năm 2030, đô thị Yên Thế nâng cấp từ đô thị loại V lên đô thị loại IV, là trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Lục Yên;
Đô thị Khánh Hòa: Xây dựng đô thị Khánh Hòa trở thành đô thị loại V vào năm 2025, phát triển mạnh thương mại dịch vụ.
Giai đoạn 2031 - 2050
Đô thị Tân Lĩnh: Giai đoạn sau năm 2030, phát triển đô thị Tân Lĩnh thành đô thị loại V.
Định hướng phát triển dân cư nông thôn
Tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Định hướng phát triển dân cư nông thôn trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng các xã đã được phê duyệt theo hướng tập trung phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới các điểm dân cư nông thôn sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và các nhu cầu phục vụ đời sống, sản xuất trên địa bàn xã. Khu vực nông thôn đóng vai trò hành lang xanh, cần kiểm soát việc xây dựng hợp lý, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp tránh ảnh hưởng quỹ đất canh tác có năng suất cao;
Kết hợp không gian văn hóa truyền thống (đình, đền, chùa...) với thiết chế văn hóa xã tạo đời sống văn minh. Bảo tồn và phát triển các khu vực làng nghề kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại. Các điểm dân cư nằm trong vùng du lịch kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, nuôi trồng cây con đặc sản.
Định hướng phát triển các khu chức năng
Khu chức năng cấp quốc gia
Xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định 396/QĐ-TTg ngày 10/5/2024.
Khu chức năng cấp tỉnh
- Khu công nghiệp Lục Yên: quy hoạch với quy mô 300 ha (giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch diện tích 221ha, đến năm 2050 mở rộng thêm 79ha), thuộc xã Tân Lĩnh và xã Yên Thắng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ khai khoáng đá trắng, cũng như các sản phẩm từ gỗ vườn rừng...
Khu chức năng cấp huyện
Cụm công nghiệp Yên Thế: quy mô khoảng 55ha tại thị trấn Yên Thế;
Cụm công nghiệp Tân Lĩnh: quy mô khoảng 75ha tại xã Tân Lĩnh và thị trấn Yên Thế;
Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất: quy hoạch 02 Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại khu vực thị trấn Yên Thế và đô thị Khánh Hòa gồm các chức năng: Sản xuất công nghiệp; thươrng mại; dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ thị trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường trong đó ưu tiên hỗ trợ nhóm sản phẩm đặc sản địa phương;
Tổ chức các địa điểm du lịch, homestay kết hợp trang trại, khám phá văn hóa, đặc sản địa phương. Đầu tư phát triển các làng nghề xen kẽ trong các khu dân cư nông thôn, các cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch (Làng nghề chế chế tác đá mỹ nghệ tại xã Vĩnh Lạc; Làng nghề sản xuất và chế biến sản phẩm từ cốm, gạo từ lúa nếp Lào Mu tại xã Khánh Thiện; Làng nghề chế biến và bảo quản mật ong tại xã Động Quan…); Duy trì tổ chức các lễ hội, kết hợp giữ du lịch văn hóa lịch sử với du lịch sinh thái trải nghiệm.