CTTĐT - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh cao điểm trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025, cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía Bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.
Sửa chữa, gia cố chuồng trại; chế biến, dự trữ thức ăn; chăm sóc nuôi dưỡng; nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi
Toàn tỉnh hiện có gần 41.900 hộ chăn nuôi trâu bò, trong đó còn 2.232 hộ còn chuồng tạm chưa bảo đảm phòng chống rét, 1.431 hộ chưa có chuồng trại; 7.965 hộ không còn dự trữ thức ăn và 1.470 hộ chưa thực hiện dữ trữ thức ăn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trong tháng 9/2024 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi bị ảnh hưởng trong sản xuất, hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu bị thiệt hại, vì vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
Để chủ động phòng chống và kịp thời ứng phó với những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, bảo đảm sản lượng năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã ban hành công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét; đặc biệt chú trọng khu vực có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét, dịch bệnh.
Các địa phương cũng chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn các hộ chăn nuôi tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp có thể xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kết hợp với độ ẩm không khí cao khiến vật nuôi mất nhiều năng lượng để chống rét, làm giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có điều kiện bùng phát. Do vậy cần tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo hình thức an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; làm tốt công tác chuẩn bị chuồng trại, thức ăn, dùng các loại vải bạt, vật liệu sẵn có làm rèm che kín, tránh mưa gió hắt lùa, làm áo ấm mặc cho trâu bò.
Đối với vùng cao, cần tổ chức đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại trước khi mùa rét đến để tiện theo dõi và chăm sóc; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho gia súc.
Hộ chăn nuôi cần chú trọng việc bảo quản, dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô và chuẩn bị thức ăn tinh cũng như dự trữ chất đốt để sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Những ngày nhiệt độ ngoài trời dưới 12oC, bà con cho trâu, bò nghỉ, đưa trâu bò về nuôi nhốt tại chuồng để kiểm soát; kịp thời bổ sung thức ăn tinh bột, nước uống ấm... để tăng sức đề kháng, đủ năng lượng chống rét và một số bệnh dịch.
Đồng thời chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ… làm áo chống rét cho gia súc, nhất là bê, nghé và gia súc già yếu; tận dụng các vật liệu sẵn có của gia đình như bao tải, tấm ni lông, lá cọ, tấm bạt... để che chắn chuồng trại, giữ ấm cho gia súc, có thể đốt lửa bằng củi, vỏ trấu ở cửa chuồng giữ ấm cho trâu, bò. Đối với đàn lợn, chúng tôi đề nghị bà con định kỳ vệ sinh làm sạch chuồng trại và phun thuốc khử trùng, tiêu độc, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa; đặc biệt không tắm cho lợn vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 12oC.
Đối với gia cầm, hộ chăn nuôi cần che chắn chuồng trại, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại. Bên cạnh đó, bà con cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi. Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo hộ cho đàn gia súc, gia cầm và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên để phòng bệnh, nhằm giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi; hàng ngày cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quả khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch.
Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng diễn ra sôi động, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao. Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần chú ý lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng và tiêm phòng đầy đủ theo quy định. Thường xuyên tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Các địa phương cần thường xuyên tổ chức tiêu độc, phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi cũng như nơi tập trung buôn bán gia súc, gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường; bổ sung các dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, hóa chất khử trùng, để chủ động ứng phó khi có dịch; tập trung kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch ngay khi xảy ra.
Cùng với đó, tăng cường kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức phòng chống dịch.
209 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh cao điểm trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025, cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía Bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.Toàn tỉnh hiện có gần 41.900 hộ chăn nuôi trâu bò, trong đó còn 2.232 hộ còn chuồng tạm chưa bảo đảm phòng chống rét, 1.431 hộ chưa có chuồng trại; 7.965 hộ không còn dự trữ thức ăn và 1.470 hộ chưa thực hiện dữ trữ thức ăn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trong tháng 9/2024 và hoàn lưu bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi bị ảnh hưởng trong sản xuất, hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu bị thiệt hại, vì vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
Để chủ động phòng chống và kịp thời ứng phó với những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, bảo đảm sản lượng năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã ban hành công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét; đặc biệt chú trọng khu vực có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét, dịch bệnh.
Các địa phương cũng chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn các hộ chăn nuôi tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp có thể xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kết hợp với độ ẩm không khí cao khiến vật nuôi mất nhiều năng lượng để chống rét, làm giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có điều kiện bùng phát. Do vậy cần tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo hình thức an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; làm tốt công tác chuẩn bị chuồng trại, thức ăn, dùng các loại vải bạt, vật liệu sẵn có làm rèm che kín, tránh mưa gió hắt lùa, làm áo ấm mặc cho trâu bò.
Đối với vùng cao, cần tổ chức đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại trước khi mùa rét đến để tiện theo dõi và chăm sóc; thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu ở địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói, rét cho gia súc.
Hộ chăn nuôi cần chú trọng việc bảo quản, dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô và chuẩn bị thức ăn tinh cũng như dự trữ chất đốt để sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Những ngày nhiệt độ ngoài trời dưới 12oC, bà con cho trâu, bò nghỉ, đưa trâu bò về nuôi nhốt tại chuồng để kiểm soát; kịp thời bổ sung thức ăn tinh bột, nước uống ấm... để tăng sức đề kháng, đủ năng lượng chống rét và một số bệnh dịch.
Đồng thời chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho trâu, bò như tận dụng bao tải, chăn cũ… làm áo chống rét cho gia súc, nhất là bê, nghé và gia súc già yếu; tận dụng các vật liệu sẵn có của gia đình như bao tải, tấm ni lông, lá cọ, tấm bạt... để che chắn chuồng trại, giữ ấm cho gia súc, có thể đốt lửa bằng củi, vỏ trấu ở cửa chuồng giữ ấm cho trâu, bò. Đối với đàn lợn, chúng tôi đề nghị bà con định kỳ vệ sinh làm sạch chuồng trại và phun thuốc khử trùng, tiêu độc, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa; đặc biệt không tắm cho lợn vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 12oC.
Đối với gia cầm, hộ chăn nuôi cần che chắn chuồng trại, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại. Bên cạnh đó, bà con cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho vật nuôi. Việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo hộ cho đàn gia súc, gia cầm và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên để phòng bệnh, nhằm giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi; hàng ngày cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quả khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch.
Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng diễn ra sôi động, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao. Vì vậy, các hộ chăn nuôi cần chú ý lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng và tiêm phòng đầy đủ theo quy định. Thường xuyên tiến hành vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Các địa phương cần thường xuyên tổ chức tiêu độc, phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi cũng như nơi tập trung buôn bán gia súc, gia cầm để tiêu diệt mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường; bổ sung các dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch, hóa chất khử trùng, để chủ động ứng phó khi có dịch; tập trung kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để ổ dịch ngay khi xảy ra.
Cùng với đó, tăng cường kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức phòng chống dịch.
Các bài khác
- Cảnh báo hiện tượng giả mạo thương hiệu ngành điện lực lừa đảo khách hàng (27/11/2024)
- UBND tỉnh Yên Bái hướng dẫn trình tự, thủ tục việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (27/11/2024)
- Yên Bái: Tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (26/11/2024)
- Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 (22/11/2024)
- Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn an toàn PCCC đối với nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái (18/11/2024)
- Các ngành, địa phương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về đầu tư, xây dựng cơ bản, giao thông (17/11/2024)
- Kế hoạch tổ chức Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội (16/11/2024)
- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu (15/11/2024)
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường (15/11/2024)
- Tăng cường quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2024 (12/11/2024)
Xem thêm »