CTTĐT - Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả vừa tập trung phát triển kinh tế, huyện Trạm Tấu đã nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh cùng với phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kêu gọi sự đồng lòng của nhân dân, đến hết năm 2021, huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu trên các lĩnh vực tạo thế và lực để huyện tiếp tục thực thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm 2022.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra tình hình phát triển của cây khoai sọ tại xã Bản Mù
Những ngày cuối năm 2021, đồng bào vùng cao Trạm Tấu vẫn tấp nập đẩy mạnh thu hoạch khoai sọ, dù giá không cao như năm 2020, nhưng nhờ sản lượng lớn đầu ra ổn định nên khoai sọ vẫn là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác đã từng trồng trên vùng cao này. Anh Giàng A Vư, thôn Mù Thấp xã Bản Mù chia sẻ: Năm nay nhà mình trồng được hơn 1 tấn khoai sọ, bán từ đầu vụ giá cao nên gia đình cũng có một khoản thu khá, bây giờ giá có giảm hơn nhưng so với cấy lúa cây ngô thì khoai sọ vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do vậy năm 2022, gia đình mình tiếp tục trồng hết diện tích cũ và mở rộng thêm diện tích.
Năm 2021, huyện Trạm Tấu được giao chỉ tiêu trồng 200 ha khoai sọ. Huyện đã chỉ đạo trồng được 212 ha với năng suất đạt 1,4 tấn/ha, với giá bán từ 10.000-15.000 đồng/kg như đã mang về cho bà con nông dân trong huyện một nguồn thu rất lớn. Không chỉ riêng khoai sọ, sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2021 đã để lại dấu ấn khá nổi bật, nhất là việc các sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu gồm: Lợn đen bản địa, gà đen bản địa, măng ớt và gạo nếp 87 Trạm Tấu. Cùng với đó sản phẩm Chè san Phình Hồ, được đánh giá là một trong 10 vùng chè nguyên liệu ngon nhất Việt Nam, đã được cấp Chỉ dẫn địa lý. Chè San Phình Hồ. Đây là cơ sở để huyện Trạm Tấu chỉ đạo phát triển bền vững các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp nâng cao uy tín, chất lượng, hiệu quả khai thác và kinh doanh các sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống đối với người dân vùng cao, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Năm 2021 là năm mà giao thông trên địa bàn huyện Trạm Tấu có nhiều khởi sắc. Cùng với hoàn thành mở mới 21 công trình đường giao thông nông thôn với chiều dài hơn 19km, UBND tỉnh đã khởi công công trình đường nối Quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) với Tỉnh lộ 174 (huyện Trạm Tấu) và công trình sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên. Dự kiến cả 2 công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2022. Nhờ đó, đến nay 100% xã và hơn 20 thôn, tổ dân phố có đường giao thông đến trung tâm được cứng hóa; 100% các xã đã có đường ô tô lên trung tâm xã được bê tông hóa. Đường gần đã nối liền các bản xa tạo ra thế liên hoàn cho giao thông các xã trong huyện và giữa huyện Trạm Tấu với thị xã miền tây góp phần đem đến cho đồng bào các dân tộc trong huyện nhiều cơ hội để giao thương phát triển kinh tế. Chia sẻ với chúng tôi về những khởi sắc trong hệ thống giao thông của huyện, ông Trần Văn Long - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng phấn khởi cho hay: Với hệ thống giao thông được đầu tư năm 2021 đã giúp huyện Trạm Tấu thoát thế độc đạo trong giao thông, đồng thời mở ra định hướng mới trong giao thương phát triển kinh tế với các vùng lân cận, kết nối giao thương và nâng cấp giao thông của huyện Trạm Tấu lên một bước mới từ đường huyện lên đường tỉnh như: Đường nối Quốc lộ 32 với Tỉnh lộ 174, đường Trạm Tấu - Bắc Yên không chỉ thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế mà thu hút khách du lịch đến với huyện khi hệ thống giao thông thuận lợi.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và một số địa phương trong tỉnh, xong nhờ vẫn giữ được vùng xanh an toàn nên năm qua, Trạm Tấu vẫn là điểm đến an toàn cho du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là du lịch xanh với nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn du khách như: Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh Tà Xùa, suối khoáng nóng, đồi thông eo gió... Nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch, năm 2021 huyện Trạm Tấu đã tổ chức các hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch tại các xã thị trấn như: Bảo tồn nghi lễ đặt tên cho con của người Thái; nghề chế tác Khèn của người Mông; dệt thổ cẩm bằng cây lanh, xe lanh dân tộc Mông; truyền dạy thổi khèn và múa khèn Mông Đu; bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Thái, dân tộc Mông và bảo tồn lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông... Nhờ đó năm 2021, lượng khách du lịch đến huyện đạt 60.030 lượt, đạt 100% kế hoạch, doanh thu từ du lịch đạt trên 36,18 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch. Việc bản tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch thực sự đang là hướng đi mới thu hút du khách đến với huyện. Bà Dương Phương Thảo - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện cho biết: Thông qua những nét đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông, đồng bào Thái nói riêng chúng tôi muốn khơi dậy niềm tự hào về bản sắc văn hóa của mỗi người dân Trạm Tấu đồng thời để du khách có cơ hội được trải nghiệm, được tìm hiểu về nét văn hóa đó để níu chân du khách mỗi khi đến với Trạm Tấu.
Năm 2021, trong bối cảnh chung gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, song Trạm Tấu đã nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cùng với đó là phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kêu gọi sự đồng lòng của nhân dân, nên đến hết năm 2021 huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu trên các lĩnh vực. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 6.999,5ha, bằng 100,2% kế hoạch, tổng sản lượng lương thực đạt 24.568,1tấn, bằng 101,5% kế hoạch. Tổng đàn gia súc chính đạt 41.590con, bằng 101,9% kế hoạch. Hoàn thành trồng rừng 100/74 ha, bằng 135,1% kế hoạch, tỷ lệ giảm hộ nghèo 6,98%, đạt 107,4%.....
Văn hóa - xã hội có nhiều bước tiến quan trọng. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai quyết liệt, đã có 17.043 người được tiêm mũi 1; 14.998 người được tiêm mũi 2, hiện nay đang tiến hành tiêm mũi 3 cho các đối tượng ....
Năm 2022, huyện Trạm Tấu đề ra 38 chỉ tiêu trên các lĩnh vực, trong đó, có 32 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường. Trong đó có một số chỉ tiêu huyện xây dựng cao hơn so với kế hoạch tỉnh giao, như: Tổng đàn gia súc chính đạt 44.000 con; thu ngân sách Nhà nước 100 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,5%; thu hút 80.000 lượt khách du lịch…..
Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm 2022 ngay từ những ngày đầu năm được thể hiện rõ trong công tác lãnh chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện. Đồng chí Vũ Lê Chung Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2022 là năm có rất nhiều chỉ tiêu cao hơn so với năm 2021, do vậy các cơ quan đơnvị, các xã, thị trấn cần tổ chức triển khai thực hiện từ những ngày đầu tháng đầu, thì mới có thể đảm bảo được, trước mắt tập trung chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Xuân, phòng, chống đói rét cho đàn gia súc gia cầm, chuẩn bị các điều kiện cho nhân dân đón tết Nhâm Dần vui tươi đầm ấm, bảo đảm mọi nhà mọi người đều có tết.
Tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của UBND huyện, năm 2022 huyện Trạm Tấu sẽ tiếp tục về đích thắng lợi, từng bước xây dựng một huyện vùng cao Đảng mạnh, dân giàu./.
1739 lượt xem
CTV: Thu Hằng (TT)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả vừa tập trung phát triển kinh tế, huyện Trạm Tấu đã nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh cùng với phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kêu gọi sự đồng lòng của nhân dân, đến hết năm 2021, huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu trên các lĩnh vực tạo thế và lực để huyện tiếp tục thực thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm 2022.Những ngày cuối năm 2021, đồng bào vùng cao Trạm Tấu vẫn tấp nập đẩy mạnh thu hoạch khoai sọ, dù giá không cao như năm 2020, nhưng nhờ sản lượng lớn đầu ra ổn định nên khoai sọ vẫn là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác đã từng trồng trên vùng cao này. Anh Giàng A Vư, thôn Mù Thấp xã Bản Mù chia sẻ: Năm nay nhà mình trồng được hơn 1 tấn khoai sọ, bán từ đầu vụ giá cao nên gia đình cũng có một khoản thu khá, bây giờ giá có giảm hơn nhưng so với cấy lúa cây ngô thì khoai sọ vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do vậy năm 2022, gia đình mình tiếp tục trồng hết diện tích cũ và mở rộng thêm diện tích.
Năm 2021, huyện Trạm Tấu được giao chỉ tiêu trồng 200 ha khoai sọ. Huyện đã chỉ đạo trồng được 212 ha với năng suất đạt 1,4 tấn/ha, với giá bán từ 10.000-15.000 đồng/kg như đã mang về cho bà con nông dân trong huyện một nguồn thu rất lớn. Không chỉ riêng khoai sọ, sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2021 đã để lại dấu ấn khá nổi bật, nhất là việc các sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu gồm: Lợn đen bản địa, gà đen bản địa, măng ớt và gạo nếp 87 Trạm Tấu. Cùng với đó sản phẩm Chè san Phình Hồ, được đánh giá là một trong 10 vùng chè nguyên liệu ngon nhất Việt Nam, đã được cấp Chỉ dẫn địa lý. Chè San Phình Hồ. Đây là cơ sở để huyện Trạm Tấu chỉ đạo phát triển bền vững các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp nâng cao uy tín, chất lượng, hiệu quả khai thác và kinh doanh các sản phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống đối với người dân vùng cao, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Năm 2021 là năm mà giao thông trên địa bàn huyện Trạm Tấu có nhiều khởi sắc. Cùng với hoàn thành mở mới 21 công trình đường giao thông nông thôn với chiều dài hơn 19km, UBND tỉnh đã khởi công công trình đường nối Quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) với Tỉnh lộ 174 (huyện Trạm Tấu) và công trình sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên. Dự kiến cả 2 công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2022. Nhờ đó, đến nay 100% xã và hơn 20 thôn, tổ dân phố có đường giao thông đến trung tâm được cứng hóa; 100% các xã đã có đường ô tô lên trung tâm xã được bê tông hóa. Đường gần đã nối liền các bản xa tạo ra thế liên hoàn cho giao thông các xã trong huyện và giữa huyện Trạm Tấu với thị xã miền tây góp phần đem đến cho đồng bào các dân tộc trong huyện nhiều cơ hội để giao thương phát triển kinh tế. Chia sẻ với chúng tôi về những khởi sắc trong hệ thống giao thông của huyện, ông Trần Văn Long - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng phấn khởi cho hay: Với hệ thống giao thông được đầu tư năm 2021 đã giúp huyện Trạm Tấu thoát thế độc đạo trong giao thông, đồng thời mở ra định hướng mới trong giao thương phát triển kinh tế với các vùng lân cận, kết nối giao thương và nâng cấp giao thông của huyện Trạm Tấu lên một bước mới từ đường huyện lên đường tỉnh như: Đường nối Quốc lộ 32 với Tỉnh lộ 174, đường Trạm Tấu - Bắc Yên không chỉ thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế mà thu hút khách du lịch đến với huyện khi hệ thống giao thông thuận lợi.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và một số địa phương trong tỉnh, xong nhờ vẫn giữ được vùng xanh an toàn nên năm qua, Trạm Tấu vẫn là điểm đến an toàn cho du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là du lịch xanh với nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn du khách như: Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh Tà Xùa, suối khoáng nóng, đồi thông eo gió... Nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch, năm 2021 huyện Trạm Tấu đã tổ chức các hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch tại các xã thị trấn như: Bảo tồn nghi lễ đặt tên cho con của người Thái; nghề chế tác Khèn của người Mông; dệt thổ cẩm bằng cây lanh, xe lanh dân tộc Mông; truyền dạy thổi khèn và múa khèn Mông Đu; bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Thái, dân tộc Mông và bảo tồn lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông... Nhờ đó năm 2021, lượng khách du lịch đến huyện đạt 60.030 lượt, đạt 100% kế hoạch, doanh thu từ du lịch đạt trên 36,18 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch. Việc bản tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch thực sự đang là hướng đi mới thu hút du khách đến với huyện. Bà Dương Phương Thảo - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện cho biết: Thông qua những nét đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông, đồng bào Thái nói riêng chúng tôi muốn khơi dậy niềm tự hào về bản sắc văn hóa của mỗi người dân Trạm Tấu đồng thời để du khách có cơ hội được trải nghiệm, được tìm hiểu về nét văn hóa đó để níu chân du khách mỗi khi đến với Trạm Tấu.
Năm 2021, trong bối cảnh chung gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, song Trạm Tấu đã nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cùng với đó là phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, kêu gọi sự đồng lòng của nhân dân, nên đến hết năm 2021 huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu trên các lĩnh vực. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 6.999,5ha, bằng 100,2% kế hoạch, tổng sản lượng lương thực đạt 24.568,1tấn, bằng 101,5% kế hoạch. Tổng đàn gia súc chính đạt 41.590con, bằng 101,9% kế hoạch. Hoàn thành trồng rừng 100/74 ha, bằng 135,1% kế hoạch, tỷ lệ giảm hộ nghèo 6,98%, đạt 107,4%.....
Văn hóa - xã hội có nhiều bước tiến quan trọng. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai quyết liệt, đã có 17.043 người được tiêm mũi 1; 14.998 người được tiêm mũi 2, hiện nay đang tiến hành tiêm mũi 3 cho các đối tượng ....
Năm 2022, huyện Trạm Tấu đề ra 38 chỉ tiêu trên các lĩnh vực, trong đó, có 32 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường. Trong đó có một số chỉ tiêu huyện xây dựng cao hơn so với kế hoạch tỉnh giao, như: Tổng đàn gia súc chính đạt 44.000 con; thu ngân sách Nhà nước 100 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,5%; thu hút 80.000 lượt khách du lịch…..
Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm 2022 ngay từ những ngày đầu năm được thể hiện rõ trong công tác lãnh chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện. Đồng chí Vũ Lê Chung Anh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2022 là năm có rất nhiều chỉ tiêu cao hơn so với năm 2021, do vậy các cơ quan đơnvị, các xã, thị trấn cần tổ chức triển khai thực hiện từ những ngày đầu tháng đầu, thì mới có thể đảm bảo được, trước mắt tập trung chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Xuân, phòng, chống đói rét cho đàn gia súc gia cầm, chuẩn bị các điều kiện cho nhân dân đón tết Nhâm Dần vui tươi đầm ấm, bảo đảm mọi nhà mọi người đều có tết.
Tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của UBND huyện, năm 2022 huyện Trạm Tấu sẽ tiếp tục về đích thắng lợi, từng bước xây dựng một huyện vùng cao Đảng mạnh, dân giàu./.