CTTĐT - Trong các dân tộc sinh sống ở huyện vùng cao Lục Yên, đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Khai Trung có những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể… Đặc biệt, lễ hội cầu mùa - lễ hội dân gian mang sắc thái tín ngưỡng văn hoá đặc trưng tiêu biểu còn được duy trì đến ngày nay.
Người Dao đỏ Khai Trung chuẩn bị cho lễ cầu mùa.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên năm nay xã Khai Trung chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo...tất cả đều phải tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng sẽ lo khâu thờ cúng; phụ nữ lo nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ. Trước khi tiến hành làm lễ ở đình làng, sáng sớm người dân tập trung ở nhà ông chủ thờ thần linh để tiến hành dâng hương rước các vị thần linh đến đình làng. Sau đó, các công việc tiếp theo của phần lễ sẽ được thực hiện bởi 4 ông thầy cúng. Trong khoảng thời gian 2 ngày liên tục không nghỉ các thầy cúng thực hiện các nghi lễ như: Mời thần linh đến chứng kiến; lễ khai đàn; lễ mời Bản vương; lễ khai sơn lập địa; lễ cầu mùa, cầu an, cầu phúc, cầu tài; lễ tụng kinh cầu nguyện và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn các thần linh. Cầu cho bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả. Ông Đặng Phúc Chu, thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung cho biết: “Lễ cầu mùa của người Dao đỏ chúng tôi có từ rất lâu rồi nhưng đã được phục dựng trong những năm gần đây, bà con nhân dân chúng tôi luôn mong muốn được giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống văn hoá của người Dao đỏ cho con cháu sau này”.
Bà Triệu Thị Hiệp, thôn Khe Rùng, xã Khai Trung chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, gia đình tôi cũng như những gia đình khác chuẩn bị đầy đủ đồ như rượu, thóc, ngô giống để mang đến mong muốn được một năm mới vui tươi, đoàn kết, cầu an, cầu phúc, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt”.
Các thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu mùa
Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc, ông Phùng Văn Doanh – Phó Chủ tịch UBND xã Khai Trung nói: “Lễ cầu mùa là nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Khai Trung, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên UBND xã chỉ tổ chức phần lễ, đồng thời qua đây nhằm duy trì, phát huy và giữ gìn nét văn hoá đặc sắc có từ bao đời nay”.
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào Dao đỏ ở xã Khai Trung đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã và đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
1650 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong các dân tộc sinh sống ở huyện vùng cao Lục Yên, đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Khai Trung có những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể… Đặc biệt, lễ hội cầu mùa - lễ hội dân gian mang sắc thái tín ngưỡng văn hoá đặc trưng tiêu biểu còn được duy trì đến ngày nay.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên năm nay xã Khai Trung chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Lễ Cầu mùa được bà con xã Khai Trung tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch, mỗi gia đình sẽ cùng nhau đóng góp đồ lễ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo...tất cả đều phải tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về, sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng để tổ chức. Chuẩn bị làm lễ, đàn ông trong làng sẽ lo khâu thờ cúng; phụ nữ lo nấu ăn và chuẩn bị đồ để thờ. Trước khi tiến hành làm lễ ở đình làng, sáng sớm người dân tập trung ở nhà ông chủ thờ thần linh để tiến hành dâng hương rước các vị thần linh đến đình làng. Sau đó, các công việc tiếp theo của phần lễ sẽ được thực hiện bởi 4 ông thầy cúng. Trong khoảng thời gian 2 ngày liên tục không nghỉ các thầy cúng thực hiện các nghi lễ như: Mời thần linh đến chứng kiến; lễ khai đàn; lễ mời Bản vương; lễ khai sơn lập địa; lễ cầu mùa, cầu an, cầu phúc, cầu tài; lễ tụng kinh cầu nguyện và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn các thần linh. Cầu cho bản làng một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng có một năm mới thuận lợi, làm ăn kinh tế phát triển, đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi khó khăn, vất vả. Ông Đặng Phúc Chu, thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung cho biết: “Lễ cầu mùa của người Dao đỏ chúng tôi có từ rất lâu rồi nhưng đã được phục dựng trong những năm gần đây, bà con nhân dân chúng tôi luôn mong muốn được giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống văn hoá của người Dao đỏ cho con cháu sau này”.
Bà Triệu Thị Hiệp, thôn Khe Rùng, xã Khai Trung chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, gia đình tôi cũng như những gia đình khác chuẩn bị đầy đủ đồ như rượu, thóc, ngô giống để mang đến mong muốn được một năm mới vui tươi, đoàn kết, cầu an, cầu phúc, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt”.
Các thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu mùa
Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc, ông Phùng Văn Doanh – Phó Chủ tịch UBND xã Khai Trung nói: “Lễ cầu mùa là nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Khai Trung, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 nên UBND xã chỉ tổ chức phần lễ, đồng thời qua đây nhằm duy trì, phát huy và giữ gìn nét văn hoá đặc sắc có từ bao đời nay”.
Lễ hội Cầu mùa của đồng bào Dao đỏ ở xã Khai Trung đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã và đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, đồng thời góp phần phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.