CTTĐT - Thực hiện mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Yên Bái đã và đang thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bước đầu đạt được những kết quả tích cực trên hành trình chuyển đổi số.
Thực hiện nghi thức khai trương Thẻ điện tử công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt thành phố Yên Bái
Tập trung lãnh đạo chuyển đổi số
Xác định để chuyển đổi số thành công, thì việc ban hành các chính sách lớn, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa quan trọng. Trong những năm qua, thành phố đã tập trung ban hành nhiều văn bản lãnh chỉ đạo công tác chuyển đổi số.
Chỉ tính trong năm 2021, ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 51-NQ/TU, về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Thành ủy đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động số 12-CTTr/TU về “đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số” để triển khai thực hiện. Trong nhiều nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chính quyền thành phố, nội dung chuyển đổi số ở từng lĩnh vực cũng được đưa vào tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện chuyển đổi số trong hầu hết các lĩnh vực phát triển KT-XH-QPAN.
Điều đó đã tác động trực tiếp, tạo chuyển biến tích cực trong tư duy và hành động về chuyển đổi số của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực. Nhiều phần mềm ứng dụng được đưa vào thực hiện trong quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, cũng như đặt nền tảng ban đầu về chuyển đổi số, làm thay đổi căn bản phương thức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những thành quả bước đầu
Kể từ khi thành phố triển khai dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 và phát triển các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Cũng như nhiều tổ chức, cá nhân khác, bà Trần Minh Thuần, ở tổ 6, phường Nguyễn Thái Học rất phấn khởi. Bà Thuần cho biết: Bây giờ nhiều thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến, tôi không còn phải trực tiếp đến bộ phận phục vụ hành chính công của phường để giải quyết các thủ tục hành chính nữa, mà chỉ cần ngồi ở nhà là đã có thể thực hiện được. Việc mua bán hàng hóa phục vụ sinh hoạt của gia đình cũng không cần phải đi lại nhiều, nhất là trong bối cảnh người dân thành phố đang tăng cường thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như hiện nay.
Nhân viên Vietinbank Yên Bái hướng dẫn người dân phường Nguyễn Thái Học sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt
Thực hiện Chương trình hành động số 12 ngày 01/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phường Nguyễn Thái Học đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Ông Vũ Đức Thuận - Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học cho hay: Đến nay 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn phường đã sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên ngành; triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành; tổ chức kết nối hội nghị trực tuyến trong nội bộ và với cấp trên trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Hiện nay, Bộ phận phục vụ hành chính công của phường đang thực hiện 119 thủ tục hành chính, trong đó có 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ mức độ 3, mức độ 4. Tỷ lệ triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 60%, mức độ 4 đạt 50%. Phường cũng đã phối hợp với Ngân hàng Vietinbank Yên Bái tổ chức ra mắt các giải pháp thanh toán thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn phường, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế số theo hướng văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại.
Song song với việc tổ chức cho 95% công dân trên địa bàn làm thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, phường Nguyễn Thái Học cũng triển khai cho Trạm Y tế phường cơ bản hoàn thành việc quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân; chỉ đạo Trường THCS Lê Hồng Phong thực hiện việc điểm danh học sinh qua ứng dụng quẹt thẻ điện tử học sinh; Chỉ đạo các tổ dân phố triển khai lắp đặt 38 mắt camera an ninh, đồng thời ứng dụng hiệu quả mạng xã hội trong quản lý điều hành thông qua các nhóm Zalo an ninh, Camera an ninh, nhóm zalo các tổ dân phố… Từ đó, từng bước đưa đưa các ứng dụng số trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường.
Nhập dữ liệu tiêm vắc xin phòng Covid-19 vào hệ thống dữ liệu quốc gia
Không chỉ ở phường Nguyễn Thái Học mà tại 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố cũng đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp triển khai chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, xã hội số, kinh tế số. Chuyển đổi số đã làm thay đổi căn bản hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố tới cơ sở.
Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố có hệ thống mạng nội bộ kết nối băng thông rộng, đường truyền dữ liệu chuyên dùng. 100% phòng, ban, đơn vị và các xã, phường sử dụng phần mềm kết nối liên thông phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành; 100% công chức, viên chức của UBND thành phố được trang bị máy tính; ở cấp xã đạt tỷ lệ 90%.
Thành phố cũng đã đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến với 02 điểm cầu tại Thành ủy, UBND thành phố và 15 điểm cầu tại các xã, phường. Duy trì và nâng cấp các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong các cơ quan, đơn vị chuyên môn, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng, khối lượng xử lý, giải quyết nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành.
Trong lĩnh vực tuyên truyền, bên cạnh việc chỉ đạo các địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả 8 trạm phát sóng FM của 8 Đài TTCS xã, phường, thnàh phố cũng chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp triển khai lắp đặt hệ thống truyền thanh ứng dụng Internet (IP) cho 13 Đài TTCS, với gần 300 cụm loa tự động trực tuyến qua sóng điện thoại di động, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 toàn bộ hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố sẽ chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức truyền thanh ứng dụng internet. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền tại cơ sở, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số.
Ra mắt Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố Yên Bái - Ảnh Thanh Nghị
Điểm nhấn trong chuyển đổi số ở thành phố thời gian qua, là đã xây dựng đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) thành phố Yên Bái, chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu cơ bản 11 phân hệ dịch vụ bao gồm: Phân hệ giám sát, điều hành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; giám sát, điều hành dịch vụ hành chính công; giám sát, điều hành lĩnh vực y tế; giáo dục; lưu trú; phân hệ giám sát, điều hành tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị người dân; giám sát lắng nghe ý kiến người dân trên mạng xã hội; giám sát quản lý quy hoạch, quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Yên Bái; phân hệ giám sát ứng dụng di chuyển, cách ly Covid-19; phân hệ camera giám sát, giao thông tích hợp AI; phân hệ dữ liệu điều hành về nhân lực, các chỉ số cải cách hành chính, chỉ số chuyển đổi số của thành phố... đây là bước thực nghiệm đầu tiên trong tiến trình chuyển đổi số của thành phố.
Tiếp đó thành phố đã tổ chức ra mắt triển khai thực hiện Thẻ điện tử công chức, viên chức và phát triển thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trên địa bàn, tạo tiền đề cho thực hiện các giải pháp quản lý công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt ở thành phố. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhân sự; phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, đảm bảo lãnh đạo, quản lý thống nhất, thông suốt, có tính chuyên nghiệp cao, thực sự là nền hành chính phục vụ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lung linh cầu Bách Lẫm
Bước sang năm 2022, để việc chuyển đổi số thành công và đạt hiệu quả cao, thành phố Yên Bái tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị tạo cơ sở phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, triển khai việc đào tạo nâng cao kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức; đào tạo nâng cao trình độ cho nhân lực tham mưu về chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho Nhân dân.
2129 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Yên Bái đã và đang thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bước đầu đạt được những kết quả tích cực trên hành trình chuyển đổi số.Tập trung lãnh đạo chuyển đổi số
Xác định để chuyển đổi số thành công, thì việc ban hành các chính sách lớn, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa quan trọng. Trong những năm qua, thành phố đã tập trung ban hành nhiều văn bản lãnh chỉ đạo công tác chuyển đổi số.
Chỉ tính trong năm 2021, ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 51-NQ/TU, về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Thành ủy đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động số 12-CTTr/TU về “đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số” để triển khai thực hiện. Trong nhiều nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chính quyền thành phố, nội dung chuyển đổi số ở từng lĩnh vực cũng được đưa vào tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện chuyển đổi số trong hầu hết các lĩnh vực phát triển KT-XH-QPAN.
Điều đó đã tác động trực tiếp, tạo chuyển biến tích cực trong tư duy và hành động về chuyển đổi số của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực. Nhiều phần mềm ứng dụng được đưa vào thực hiện trong quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, cũng như đặt nền tảng ban đầu về chuyển đổi số, làm thay đổi căn bản phương thức làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những thành quả bước đầu
Kể từ khi thành phố triển khai dịch vụ hành chính công mức độ 3, mức độ 4 và phát triển các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Cũng như nhiều tổ chức, cá nhân khác, bà Trần Minh Thuần, ở tổ 6, phường Nguyễn Thái Học rất phấn khởi. Bà Thuần cho biết: Bây giờ nhiều thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến, tôi không còn phải trực tiếp đến bộ phận phục vụ hành chính công của phường để giải quyết các thủ tục hành chính nữa, mà chỉ cần ngồi ở nhà là đã có thể thực hiện được. Việc mua bán hàng hóa phục vụ sinh hoạt của gia đình cũng không cần phải đi lại nhiều, nhất là trong bối cảnh người dân thành phố đang tăng cường thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch Covid-19 như hiện nay.
Nhân viên Vietinbank Yên Bái hướng dẫn người dân phường Nguyễn Thái Học sử dụng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt
Thực hiện Chương trình hành động số 12 ngày 01/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phường Nguyễn Thái Học đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Ông Vũ Đức Thuận - Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học cho hay: Đến nay 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn phường đã sử dụng hiệu quả các phần mềm chuyên ngành; triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành; tổ chức kết nối hội nghị trực tuyến trong nội bộ và với cấp trên trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Hiện nay, Bộ phận phục vụ hành chính công của phường đang thực hiện 119 thủ tục hành chính, trong đó có 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ mức độ 3, mức độ 4. Tỷ lệ triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 60%, mức độ 4 đạt 50%. Phường cũng đã phối hợp với Ngân hàng Vietinbank Yên Bái tổ chức ra mắt các giải pháp thanh toán thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn phường, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế số theo hướng văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại.
Song song với việc tổ chức cho 95% công dân trên địa bàn làm thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, phường Nguyễn Thái Học cũng triển khai cho Trạm Y tế phường cơ bản hoàn thành việc quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân; chỉ đạo Trường THCS Lê Hồng Phong thực hiện việc điểm danh học sinh qua ứng dụng quẹt thẻ điện tử học sinh; Chỉ đạo các tổ dân phố triển khai lắp đặt 38 mắt camera an ninh, đồng thời ứng dụng hiệu quả mạng xã hội trong quản lý điều hành thông qua các nhóm Zalo an ninh, Camera an ninh, nhóm zalo các tổ dân phố… Từ đó, từng bước đưa đưa các ứng dụng số trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường.
Nhập dữ liệu tiêm vắc xin phòng Covid-19 vào hệ thống dữ liệu quốc gia
Không chỉ ở phường Nguyễn Thái Học mà tại 100% cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố cũng đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp triển khai chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, xã hội số, kinh tế số. Chuyển đổi số đã làm thay đổi căn bản hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố tới cơ sở.
Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố có hệ thống mạng nội bộ kết nối băng thông rộng, đường truyền dữ liệu chuyên dùng. 100% phòng, ban, đơn vị và các xã, phường sử dụng phần mềm kết nối liên thông phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành; 100% công chức, viên chức của UBND thành phố được trang bị máy tính; ở cấp xã đạt tỷ lệ 90%.
Thành phố cũng đã đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến với 02 điểm cầu tại Thành ủy, UBND thành phố và 15 điểm cầu tại các xã, phường. Duy trì và nâng cấp các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong các cơ quan, đơn vị chuyên môn, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng, khối lượng xử lý, giải quyết nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành.
Trong lĩnh vực tuyên truyền, bên cạnh việc chỉ đạo các địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả 8 trạm phát sóng FM của 8 Đài TTCS xã, phường, thnàh phố cũng chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp triển khai lắp đặt hệ thống truyền thanh ứng dụng Internet (IP) cho 13 Đài TTCS, với gần 300 cụm loa tự động trực tuyến qua sóng điện thoại di động, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 toàn bộ hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố sẽ chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức truyền thanh ứng dụng internet. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền tại cơ sở, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, ứng dụng kỹ thuật số.
Ra mắt Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố Yên Bái - Ảnh Thanh Nghị
Điểm nhấn trong chuyển đổi số ở thành phố thời gian qua, là đã xây dựng đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) thành phố Yên Bái, chuẩn hóa và tích hợp dữ liệu cơ bản 11 phân hệ dịch vụ bao gồm: Phân hệ giám sát, điều hành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; giám sát, điều hành dịch vụ hành chính công; giám sát, điều hành lĩnh vực y tế; giáo dục; lưu trú; phân hệ giám sát, điều hành tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị người dân; giám sát lắng nghe ý kiến người dân trên mạng xã hội; giám sát quản lý quy hoạch, quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Yên Bái; phân hệ giám sát ứng dụng di chuyển, cách ly Covid-19; phân hệ camera giám sát, giao thông tích hợp AI; phân hệ dữ liệu điều hành về nhân lực, các chỉ số cải cách hành chính, chỉ số chuyển đổi số của thành phố... đây là bước thực nghiệm đầu tiên trong tiến trình chuyển đổi số của thành phố.
Tiếp đó thành phố đã tổ chức ra mắt triển khai thực hiện Thẻ điện tử công chức, viên chức và phát triển thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trên địa bàn, tạo tiền đề cho thực hiện các giải pháp quản lý công chức, viên chức và thanh toán không dùng tiền mặt ở thành phố. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhân sự; phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, đảm bảo lãnh đạo, quản lý thống nhất, thông suốt, có tính chuyên nghiệp cao, thực sự là nền hành chính phục vụ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Lung linh cầu Bách Lẫm
Bước sang năm 2022, để việc chuyển đổi số thành công và đạt hiệu quả cao, thành phố Yên Bái tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị tạo cơ sở phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, triển khai việc đào tạo nâng cao kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức; đào tạo nâng cao trình độ cho nhân lực tham mưu về chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho Nhân dân.