CTTĐT - Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngành chức năng, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố đã linh hoạt tìm hướng vượt khó để duy trì phát triển. Vì vậy mà trong năm 2021, ngành thương mại, dịch vụ thành phố vẫn tiếp tục có bước phát triển đa dạng, hoàn thành mục tiêu “kép” bảo đảm phục hồi và từng bước tăng trưởng khẳng định là ngành mũi nhọn, thế mạnh của thành phố.
Người dân xã Giới Phiên khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID-19 để sản xuất miến đáp ứng nhu cầu thị trường
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố gặp khó khăn. Trong đó, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải tạm dừng hoạt động hoặc hạn chế hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng hàng hóa và đời sống, thu nhập của các hộ kinh doanh. Trước khó khăn này, UBND thành phố đã tăng cường quyết liệt kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh để giữ ổn định sản xuất, thúc đẩy thương mại phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh công tác phát triển thương mại điện tử. Xây dựng Website thương mại điện tử phục vụ quảng bá giới thiệu sản phẩm và bán hàng; triển khai kết nối Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với thương mại điện tử; triển khai “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Yên Bái, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành; tích cực kết nối với các tổ chức, đoàn thể và các đối tác để nhận được sự hỗ trợ kịp thời; mạnh dạn tìm hướng đi phù hợp, không sợ sai, ngại khó để thử nghiệm, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ thay đổi phương thức truyền thống sang kinh doanh online. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh giao thương vẫn được duy trì, phương thức bán hàng trực tuyến cũng phát huy vai trò tích cực đối với nhóm các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Trong năm 2021, trên địa bàn thành phố có 265 cơ sở thực hiện kinh doanh online, tăng khoảng 220% so với năm 2020. Khi tình hình dịch bệnh đã được thành phố kiểm soát tốt nhưng thói quen của nhiều gia đình chuyển qua mua sắm online vẫn được duy trì thường xuyên. Là một trong số cửa hàng dịch vụ ăn uống tại phường Hợp Minh, nhiều năm qua, gia đình chị Trần Thị Oanh luôn lấy chữ tâm đặt lên hàng đầu để duy trì kinh doanh, phục vụ nhu cầu thị trường. Bình quân, mỗi ngày cửa hàng của chị bán từ 100-150 suất ăn. Trong năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và thành phố “hạn chế tụ tập đông người ở một địa điểm”, cửa hàng dịch vụ ăn uống của gia đình chị Oanh đã ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Để linh hoạt khắc phục tình trạng khó khăn trong kinh doanh, chị Oanh nhận giao hàng tận nhà và bán tại cửa hàng cho khách mang về. Đây là một trong những cách làm mang lại hiệu quả “kép” vừa thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa đảm bảo thu nhập cho cửa hàng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh COVID-19 nhưng trong năm 2021, thành phố đã thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19 ngày 22/01/2021 của Thành ủy về “Phát triển thương mại dịch vụ giai đoạn 2021-2025”. Để thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, thành phố đã xây dựng “Phương án kinh doanh tại phố đi bộ Hào Gia, đường Lý Đạo Thành và khu công viên Yên Hòa”; xây dựng “Phố ẩm thực kết hợp mô hình kinh tế đêm” vừa đảm bảo đô thị vừa kết hợp mở các điểm bán hàng OCOP; xây dựng phương án di chuyển chợ Yên Ninh và phương án đấu thầu công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ Bến Đò, xã Giới Phiên. Các mô hình “Thôn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tuy Lộc, Minh Bảo” và mô hình “Du lịch thăm quan vườn Đào cảnh xã Giới Phiên” được ra mắt. Thương mại, dịch vụ thành phố chiếm 51,7% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2021. Doanh thu bán buôn hàng hóa đạt 7.800 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020 và bằng 101,4% kế hoạch. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một số doanh nghiệp vẫn duy trì thực hiện các đơn hàng xuất khẩu và ký kết được nhiều đơn hàng mới với đối tác. Giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn đạt 83,5 triệu USD, tăng 4% so với năm 2020, bằng 106,8% kế hoạch. Giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 50 triệu USD. Hạ tầng thương mại tiếp tục được đầu tư, phát triển với việc đưa vào khai thác chuỗi các cửa hàng tiện ích, cửa hàng cung ứng sản phẩm OCOP.
Người dân thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 khi đi mua sắm
Bước vào năm 2022, thành phố tiếp tục đề ra các giải pháp trọng tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30, ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về “Phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết 19, ngày 22/01/2021 của Thành ủy Yên Bái về “Phát triển thương mại, dịch vụ thành phố theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh, bền vững giai đoạn 2021-2025”. Triển khai xây dựng “Phố ẩm thực đường Nguyễn Tất Thành”; đẩy mạnh hoạt động hiệu quả tuyến phố đi bộ kết hợp kinh doanh thương mại đường Lý Đạo Thành, phường Nguyễn Thái Học; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng cường công tác phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; phấn đấu tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 đạt 39%. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát và ngăn chặn tình trạng kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, phấn đấu lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 51,8% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố năm 2022.
Có thể khẳng định, trong năm qua, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố đã vượt khó, biến thách thức thành cơ hội; cán đích thành công với nhiều tín hiệu vui. Trong đó nổi bật đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng thương mại, dịch vụ; gắn kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, tạo thuận lợi cung ứng hàng hóa thiết yếu, chất lượng cao. Kiểm soát, ổn định thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong kinh doanh thương mại, nỗ lực tìm hướng phát triển mới kịp thời linh hoạt, thích ứng trong tình hình mới.
2291 lượt xem
Theo Trang TTĐT thành phố Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngành chức năng, các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố đã linh hoạt tìm hướng vượt khó để duy trì phát triển. Vì vậy mà trong năm 2021, ngành thương mại, dịch vụ thành phố vẫn tiếp tục có bước phát triển đa dạng, hoàn thành mục tiêu “kép” bảo đảm phục hồi và từng bước tăng trưởng khẳng định là ngành mũi nhọn, thế mạnh của thành phố.Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố gặp khó khăn. Trong đó, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải tạm dừng hoạt động hoặc hạn chế hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng hàng hóa và đời sống, thu nhập của các hộ kinh doanh. Trước khó khăn này, UBND thành phố đã tăng cường quyết liệt kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh để giữ ổn định sản xuất, thúc đẩy thương mại phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh công tác phát triển thương mại điện tử. Xây dựng Website thương mại điện tử phục vụ quảng bá giới thiệu sản phẩm và bán hàng; triển khai kết nối Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” với thương mại điện tử; triển khai “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Yên Bái, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030”. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành; tích cực kết nối với các tổ chức, đoàn thể và các đối tác để nhận được sự hỗ trợ kịp thời; mạnh dạn tìm hướng đi phù hợp, không sợ sai, ngại khó để thử nghiệm, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ thay đổi phương thức truyền thống sang kinh doanh online. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh giao thương vẫn được duy trì, phương thức bán hàng trực tuyến cũng phát huy vai trò tích cực đối với nhóm các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Trong năm 2021, trên địa bàn thành phố có 265 cơ sở thực hiện kinh doanh online, tăng khoảng 220% so với năm 2020. Khi tình hình dịch bệnh đã được thành phố kiểm soát tốt nhưng thói quen của nhiều gia đình chuyển qua mua sắm online vẫn được duy trì thường xuyên. Là một trong số cửa hàng dịch vụ ăn uống tại phường Hợp Minh, nhiều năm qua, gia đình chị Trần Thị Oanh luôn lấy chữ tâm đặt lên hàng đầu để duy trì kinh doanh, phục vụ nhu cầu thị trường. Bình quân, mỗi ngày cửa hàng của chị bán từ 100-150 suất ăn. Trong năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và thành phố “hạn chế tụ tập đông người ở một địa điểm”, cửa hàng dịch vụ ăn uống của gia đình chị Oanh đã ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Để linh hoạt khắc phục tình trạng khó khăn trong kinh doanh, chị Oanh nhận giao hàng tận nhà và bán tại cửa hàng cho khách mang về. Đây là một trong những cách làm mang lại hiệu quả “kép” vừa thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa đảm bảo thu nhập cho cửa hàng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh COVID-19 nhưng trong năm 2021, thành phố đã thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19 ngày 22/01/2021 của Thành ủy về “Phát triển thương mại dịch vụ giai đoạn 2021-2025”. Để thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, thành phố đã xây dựng “Phương án kinh doanh tại phố đi bộ Hào Gia, đường Lý Đạo Thành và khu công viên Yên Hòa”; xây dựng “Phố ẩm thực kết hợp mô hình kinh tế đêm” vừa đảm bảo đô thị vừa kết hợp mở các điểm bán hàng OCOP; xây dựng phương án di chuyển chợ Yên Ninh và phương án đấu thầu công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ Bến Đò, xã Giới Phiên. Các mô hình “Thôn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tuy Lộc, Minh Bảo” và mô hình “Du lịch thăm quan vườn Đào cảnh xã Giới Phiên” được ra mắt. Thương mại, dịch vụ thành phố chiếm 51,7% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế năm 2021. Doanh thu bán buôn hàng hóa đạt 7.800 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020 và bằng 101,4% kế hoạch. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một số doanh nghiệp vẫn duy trì thực hiện các đơn hàng xuất khẩu và ký kết được nhiều đơn hàng mới với đối tác. Giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn đạt 83,5 triệu USD, tăng 4% so với năm 2020, bằng 106,8% kế hoạch. Giá trị nhập khẩu trên địa bàn đạt 50 triệu USD. Hạ tầng thương mại tiếp tục được đầu tư, phát triển với việc đưa vào khai thác chuỗi các cửa hàng tiện ích, cửa hàng cung ứng sản phẩm OCOP.
Người dân thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch COVID-19 khi đi mua sắm
Bước vào năm 2022, thành phố tiếp tục đề ra các giải pháp trọng tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30, ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về “Phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết 19, ngày 22/01/2021 của Thành ủy Yên Bái về “Phát triển thương mại, dịch vụ thành phố theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh, bền vững giai đoạn 2021-2025”. Triển khai xây dựng “Phố ẩm thực đường Nguyễn Tất Thành”; đẩy mạnh hoạt động hiệu quả tuyến phố đi bộ kết hợp kinh doanh thương mại đường Lý Đạo Thành, phường Nguyễn Thái Học; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng cường công tác phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; phấn đấu tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng thẻ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 đạt 39%. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát và ngăn chặn tình trạng kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, phấn đấu lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 51,8% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố năm 2022.
Có thể khẳng định, trong năm qua, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố đã vượt khó, biến thách thức thành cơ hội; cán đích thành công với nhiều tín hiệu vui. Trong đó nổi bật đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng thương mại, dịch vụ; gắn kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, tạo thuận lợi cung ứng hàng hóa thiết yếu, chất lượng cao. Kiểm soát, ổn định thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong kinh doanh thương mại, nỗ lực tìm hướng phát triển mới kịp thời linh hoạt, thích ứng trong tình hình mới.