Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề (ĐTN), tạo việc làm… góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Người dân huyện Mù Cang Chải tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Hàng năm, huyện đã bám sát kế hoạch của tỉnh để triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định cụ thể đến từng hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp với mức sống hiện tại của từng địa phương; triển khai hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án được đầu tư; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, chủ yếu tạo việc làm tại chỗ; chú trọng công tác ĐTN và các chương trình vay vốn ưu đãi hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm…
Từ năm 2016 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình GNBV trên địa bàn huyện triển khai đạt trên 316 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 315 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 219 triệu đồng và huy động từ nguồn vốn khác trên 703 triệu đồng như: Chương trình 30a, kinh phí trên 219 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư 66 công trình, trong đó, đầu tư xây dựng mới 43 công trình (10 công trình giao thông, 28 công trình thủy lợi, 4 công trình trường học và 1 công trình nước sinh hoạt); 20 công trình chuyển tiếp từ những năm trước sang năm 2016 và duy tu bảo dưỡng 3 công trình thủy lợi.
Chương trình 135, tổng kinh phí thực hiện trên 95 tỷ đồng, triển khai thực hiện 61 công trình (trong đó, 1 công trình giao thông, 21 công trình thủy lợi, 2 công trình trường học; chuyển tiếp 22 công trình và duy tu bảo dưỡng 15 công trình). Một số công trình có vốn đầu tư lớn như: đường xã Chế Tạo, Hồ Bốn, Dế Xu Phình…; công trình thủy lợi như: thủy lợi xã Hồ Bốn, Chế Tạo, công trình cấp nước sinh hoạt xã Nậm Có…
Để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình GNBV, huyện đã triển khai chính sách hỗ trợ trên 42 tỷ đồng mua máy cày, bừa, máy xới đất đa năng, máy tuốt lúa và hỗ trợ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây sơn tra, cây rơm làm thức ăn cho gia súc…
Với sự đầu tư đồng bộ, huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 550 ha, vùng ngô 4.200 ha, sơn tra gần 5.000 ha, tăng đàn gia súc đến cuối năm 2021 lên trên 22.600 con…
Lĩnh vực y tế, hàng năm, đã hỗ trợ cho 100% đối tượng người nghèo, cận nghèo, người sống ở vùng ĐBKK tham gia bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh với các dịch vụ y tế công hiện đại.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục cũng được đặc biệt quan tâm chú trọng. Hệ thống trường, lớp học các cấp đã được đầu tư sửa chữa và xây dựng mới với các trang thiết bị dạy và học…
Cùng với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chế độ, chính sách của Chính phủ như: hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý miễn phí, được ĐTN, giới thiệu việc làm… Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện còn triển khai nhiều chương trình vay vốn, tạo điều kiện cho 7.266 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi với dư nợ đến cuối năm 2021 đạt trên 302 tỷ đồng.
Ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Với các nguồn đầu tư hỗ trợ cho công tác GNBV hàng năm, tiến độ giải ngân các dự án đều đạt từ 98% đến 100% kế hoạch đề ra. Các nguồn vốn đầu tư đều được quản lý và sử dụng đúng mục đích và huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao trong việc triển khai thực hiện chương trình. Các công trình, chương trình đầu tư luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các địa phương và người dân. Chúng tôi luôn chú trọng tập trung đầu tư, hỗ trợ những vấn đề cấp bách, cần thiết trước mắt để phục vụ người dân như: điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt và hỗ trợ công cụ sản xuất… đảm bảo đúng theo quy định”.
Do triển khai hiệu quả các chương trình, dự án nên năm 2021 vừa qua, huyện đã giảm 8,28% hộ nghèo, với 914 hộ thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm còn 23,8% tương đương với 3.053 hộ nghèo.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nên bộ mặt nông thôn vùng cao nơi đây đã dần được cải thiện với 100% đường bê tông đến trung tâm các xã, thị trấn, 75% đến trung tâm các thôn bản; 65% trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 96% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 27 triệu đồng/năm… Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, đây là điều kiện tốt để huyện Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV trong những năm tiếp theo.
827 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, đào tạo nghề (ĐTN), tạo việc làm… góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.Hàng năm, huyện đã bám sát kế hoạch của tỉnh để triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định cụ thể đến từng hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp với mức sống hiện tại của từng địa phương; triển khai hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án được đầu tư; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, chủ yếu tạo việc làm tại chỗ; chú trọng công tác ĐTN và các chương trình vay vốn ưu đãi hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm…
Từ năm 2016 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình GNBV trên địa bàn huyện triển khai đạt trên 316 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 315 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 219 triệu đồng và huy động từ nguồn vốn khác trên 703 triệu đồng như: Chương trình 30a, kinh phí trên 219 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư 66 công trình, trong đó, đầu tư xây dựng mới 43 công trình (10 công trình giao thông, 28 công trình thủy lợi, 4 công trình trường học và 1 công trình nước sinh hoạt); 20 công trình chuyển tiếp từ những năm trước sang năm 2016 và duy tu bảo dưỡng 3 công trình thủy lợi.
Chương trình 135, tổng kinh phí thực hiện trên 95 tỷ đồng, triển khai thực hiện 61 công trình (trong đó, 1 công trình giao thông, 21 công trình thủy lợi, 2 công trình trường học; chuyển tiếp 22 công trình và duy tu bảo dưỡng 15 công trình). Một số công trình có vốn đầu tư lớn như: đường xã Chế Tạo, Hồ Bốn, Dế Xu Phình…; công trình thủy lợi như: thủy lợi xã Hồ Bốn, Chế Tạo, công trình cấp nước sinh hoạt xã Nậm Có…
Để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình GNBV, huyện đã triển khai chính sách hỗ trợ trên 42 tỷ đồng mua máy cày, bừa, máy xới đất đa năng, máy tuốt lúa và hỗ trợ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây sơn tra, cây rơm làm thức ăn cho gia súc…
Với sự đầu tư đồng bộ, huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 550 ha, vùng ngô 4.200 ha, sơn tra gần 5.000 ha, tăng đàn gia súc đến cuối năm 2021 lên trên 22.600 con…
Lĩnh vực y tế, hàng năm, đã hỗ trợ cho 100% đối tượng người nghèo, cận nghèo, người sống ở vùng ĐBKK tham gia bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh với các dịch vụ y tế công hiện đại.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục cũng được đặc biệt quan tâm chú trọng. Hệ thống trường, lớp học các cấp đã được đầu tư sửa chữa và xây dựng mới với các trang thiết bị dạy và học…
Cùng với việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân thuộc hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng các chế độ, chính sách của Chính phủ như: hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý miễn phí, được ĐTN, giới thiệu việc làm… Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện còn triển khai nhiều chương trình vay vốn, tạo điều kiện cho 7.266 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi với dư nợ đến cuối năm 2021 đạt trên 302 tỷ đồng.
Ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Với các nguồn đầu tư hỗ trợ cho công tác GNBV hàng năm, tiến độ giải ngân các dự án đều đạt từ 98% đến 100% kế hoạch đề ra. Các nguồn vốn đầu tư đều được quản lý và sử dụng đúng mục đích và huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao trong việc triển khai thực hiện chương trình. Các công trình, chương trình đầu tư luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các địa phương và người dân. Chúng tôi luôn chú trọng tập trung đầu tư, hỗ trợ những vấn đề cấp bách, cần thiết trước mắt để phục vụ người dân như: điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt và hỗ trợ công cụ sản xuất… đảm bảo đúng theo quy định”.
Do triển khai hiệu quả các chương trình, dự án nên năm 2021 vừa qua, huyện đã giảm 8,28% hộ nghèo, với 914 hộ thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm còn 23,8% tương đương với 3.053 hộ nghèo.
Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nên bộ mặt nông thôn vùng cao nơi đây đã dần được cải thiện với 100% đường bê tông đến trung tâm các xã, thị trấn, 75% đến trung tâm các thôn bản; 65% trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 96% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 27 triệu đồng/năm… Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, đây là điều kiện tốt để huyện Mù Cang Chải tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV trong những năm tiếp theo.