CTTĐT - Năm 2021, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn được tỉnh Yên Bái chọn triển khai mô hình điểm về chuyển đổi số. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới, song với sự cố gắng của cấp ủy chính quyền, sự quan tâm giúp đỡ của các Sở, ban, ngành của tỉnh, của huyện bước đầu chuyển đổi số ở xã Tú Lệ đã có bước chuyển đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo điểu hành, của Cấp ủy đảng, chính quyền, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Cán bộ công chức xã Tú Lệ ứng dụng các tài khoản điện tử vào hoạt động
Thời gian gần đây, hoạt động của điều hành, quản lý, thông kê của UBND xã Tú Lệ đã có nhiều thay đổi. Các cán bộ lãnh đạo và công chức xã đã được cấp tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp vì vậy các văn bản thống kê, kế hoạch, báo cáo... đều được chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý giúp các cán bộ giảm thời gian đi lại, bớt công in ấn. Đồng thời giúp việc quản lý lưu trữ văn bản được chặt chẽ, khoa học hơn. Bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng hệ thống một cửa điện tử trong hoạt động đã phát huy được hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân, góp phần hình thành nhận thức và thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính với UBND xã.
Anh Lò Văn Thịnh - Cán bộ Công chức văn phòng thống kê xã Tú Lệ chia sẻ: Mặc dù thời gian thực hiện chưa dài nhưng chúng tôi thấy việc chuyển đổi số đã có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của cán bộ, công chức xã. Thông qua hệ điều hành của bộ phận Hành chính công và việc sử dụng văn bản, thư điện tử đã tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian rất nhiều.
Cùng với cán bộ công chức xã, thời gian qua thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và mô hình chuyển đổi số, các bộ y tế Trạm y tế xã Tú Lệ cũng ứng dụng một số phần mềm vào công tác quản lý khám, chữa bệnh. Thông qua các phầm mềm quản lý trạm y tế đã lập hồ sơ sức khỏe trên 84% người dân trên địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi sức khỏe, trích xuất dữ liệu liên tuyến cũng như báo cáo đánh giá định kỳ.
Bác sĩ Lò Hữu Cường - Trưởng Trạm y tế xã Tú Lệ, chia sẻ: Hiện chúng tôi ứng dụng gần chục phần mềm vào quá trình quản lý, theo dõi sức khỏe nhân dân. Việc ứng dụng các phần mềm giúp số hóa các số liệu, giảm đáng kể thời gian ghi chép. Việc truy xuất, báo cáo và kiểm tra tình trạng, số lượng bệnh nhân cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên chúng tôi mong muốn là tích hợp được các phần mềm để quản lý, liên kết, sử dụng dễ dàng hơn.
Thực hiện mô hình điểm về chuyển đổi số, Tú Lệ được tỉnh đầu tư khá đồng bộ từ cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng nội bộ (LAN) đến xây dựng Bộ phận điều hành thông minh (IOC) và triển khai hệ thống camera an ninh. Triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng Chính quyền số như Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng... Quá trình triển khai các cán bộ, công chức xã đã được tập huấn hướng dẫn, chuyển giao các ứng dụng phần mềm, các nền tảng số hóa. Đồng thời Web “chính quyền số” tại văn phòng UBND; hướng dẫn cài đặt các tài khoản PostID, ứng dụng “Công dân số” cho cán bộ công chức xã và một số cơ quan đơn vị trên địa bàn xã.
Đối với việc phát triển kinh tế số, Tổ triển khai đã xây dựng lớp bản đồ nhằm quảng bá và kinh doanh các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của địa phương trên nền Bản đồ số Việt Nam. Quảng bá các sản phẩm của xã Tú Lệ trên 2 kênh bán chính là sàn TMĐT PostMart và tiêu thụ trực tiếp. Phát triển thương mại điện tử; triển khai thanh toán điện tử; xây dựng mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số và một số ứng dụng giao dịch điện tử góp phần tuyên truyền, quảng bá thương hiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc sắc của địa phương, tạo điều kiện giúp nhân dân đẩy mạnh tiêu thu hàng hóa, nâng cao thu nhập.
Chị Nguyễn Thị Ánh - Tiểu thương thôn Pom Ban, xã Tú Lệ, cho biết thêm: Thời gian gần đây tôi chúng sử dụng sản giao dịch Post Mart và một số trang thông tin điện tử để tìm kiếm thông tin, đăng các nội dung quảng bá về các sản phẩm gạo nếp, xôi nếp, cốm Tú Lệ và một số sản phẩm khác. Qua các trang thông tin điện tử tôi thấy khách hàng rất uy tín, khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm dễ dàng, mua bán, chốt đơn trên trên sàn mà không cần trực tiếp đến nơi. Mặc dù dịch bệnh nhưng tôi cũng đã bán được khá nhiều sản phẩm qua mạng Internet.
Có thể thấy sau 6 tháng triển khai thực hiện mô hình thí điểm về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xã Tú Lệ huyện Văn Chấn đã có bước chuyển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng, chính quyền trong thực thi công vụ. Đến nay 100% các thôn, bản trên địa bàn xã đã có sóng 4G, tăng 10% so với khi chưa thực hiện chuyển đổi số. 100% cán bộ, công chức xã có tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, 100% cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có thẩm quyền được cấp chữ kỹ số. Xã đã phối hợp với các doanh nghiệp đưa 23 sản phẩm đặc sản của địa phương lên sàn thương mại điện tử, trang thông tin điện tử xã, mạng xã hội và các kênh bán hàng trực tiếp… để giao dịch trao đổi. Đánh giá về hiệu quả bước đầu trong thực hiện mô hình chuyển đổi số ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, cho hay: Bước đầu tôi thấy có rất nhiều tiện ích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt việc xây dựng được trang thông tin điện tử của xã và đưa các sản phẩm thế mạnh của địa phương lên sàn giao dịch điện tử giúp nhân dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, khách hàng, du khách biết và đến Tú Lệ nhiều hơn. Tôi mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng viễn thông; và các hạ tầng khác phục vụ chuyển đổi số; tiếp tục tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã ứng dụng linh hoạt công nghệ số vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Kết quả bước đầu đạt được từ mô hình chuyển đổi số ở Tú Lệ là rất khả quan. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới, đòi hỏi có nguồn lực đầu tư lớn và đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin nhất định. Trong khi Tú Lệ là xã vùng cao còn nhiều khó khăn, trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức xã cũng như mặt bằng dân trí còn hạn chế. Để hoàn thiện mô hình cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp các ngành và sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và cũng như nguồn nhân lực đáp ứng quá trình chuyển đổi số hiện nay./.
1091 lượt xem
CTV: Trần Van - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2021, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn được tỉnh Yên Bái chọn triển khai mô hình điểm về chuyển đổi số. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới, song với sự cố gắng của cấp ủy chính quyền, sự quan tâm giúp đỡ của các Sở, ban, ngành của tỉnh, của huyện bước đầu chuyển đổi số ở xã Tú Lệ đã có bước chuyển đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo điểu hành, của Cấp ủy đảng, chính quyền, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.Thời gian gần đây, hoạt động của điều hành, quản lý, thông kê của UBND xã Tú Lệ đã có nhiều thay đổi. Các cán bộ lãnh đạo và công chức xã đã được cấp tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp vì vậy các văn bản thống kê, kế hoạch, báo cáo... đều được chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý giúp các cán bộ giảm thời gian đi lại, bớt công in ấn. Đồng thời giúp việc quản lý lưu trữ văn bản được chặt chẽ, khoa học hơn. Bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng hệ thống một cửa điện tử trong hoạt động đã phát huy được hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức, cá nhân, góp phần hình thành nhận thức và thói quen ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính với UBND xã.
Anh Lò Văn Thịnh - Cán bộ Công chức văn phòng thống kê xã Tú Lệ chia sẻ: Mặc dù thời gian thực hiện chưa dài nhưng chúng tôi thấy việc chuyển đổi số đã có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của cán bộ, công chức xã. Thông qua hệ điều hành của bộ phận Hành chính công và việc sử dụng văn bản, thư điện tử đã tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian rất nhiều.
Cùng với cán bộ công chức xã, thời gian qua thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và mô hình chuyển đổi số, các bộ y tế Trạm y tế xã Tú Lệ cũng ứng dụng một số phần mềm vào công tác quản lý khám, chữa bệnh. Thông qua các phầm mềm quản lý trạm y tế đã lập hồ sơ sức khỏe trên 84% người dân trên địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi sức khỏe, trích xuất dữ liệu liên tuyến cũng như báo cáo đánh giá định kỳ.
Bác sĩ Lò Hữu Cường - Trưởng Trạm y tế xã Tú Lệ, chia sẻ: Hiện chúng tôi ứng dụng gần chục phần mềm vào quá trình quản lý, theo dõi sức khỏe nhân dân. Việc ứng dụng các phần mềm giúp số hóa các số liệu, giảm đáng kể thời gian ghi chép. Việc truy xuất, báo cáo và kiểm tra tình trạng, số lượng bệnh nhân cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên chúng tôi mong muốn là tích hợp được các phần mềm để quản lý, liên kết, sử dụng dễ dàng hơn.
Thực hiện mô hình điểm về chuyển đổi số, Tú Lệ được tỉnh đầu tư khá đồng bộ từ cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng nội bộ (LAN) đến xây dựng Bộ phận điều hành thông minh (IOC) và triển khai hệ thống camera an ninh. Triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng Chính quyền số như Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng... Quá trình triển khai các cán bộ, công chức xã đã được tập huấn hướng dẫn, chuyển giao các ứng dụng phần mềm, các nền tảng số hóa. Đồng thời Web “chính quyền số” tại văn phòng UBND; hướng dẫn cài đặt các tài khoản PostID, ứng dụng “Công dân số” cho cán bộ công chức xã và một số cơ quan đơn vị trên địa bàn xã.
Đối với việc phát triển kinh tế số, Tổ triển khai đã xây dựng lớp bản đồ nhằm quảng bá và kinh doanh các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của địa phương trên nền Bản đồ số Việt Nam. Quảng bá các sản phẩm của xã Tú Lệ trên 2 kênh bán chính là sàn TMĐT PostMart và tiêu thụ trực tiếp. Phát triển thương mại điện tử; triển khai thanh toán điện tử; xây dựng mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số và một số ứng dụng giao dịch điện tử góp phần tuyên truyền, quảng bá thương hiệu các sản phẩm tiêu biểu, đặc sắc của địa phương, tạo điều kiện giúp nhân dân đẩy mạnh tiêu thu hàng hóa, nâng cao thu nhập.
Chị Nguyễn Thị Ánh - Tiểu thương thôn Pom Ban, xã Tú Lệ, cho biết thêm: Thời gian gần đây tôi chúng sử dụng sản giao dịch Post Mart và một số trang thông tin điện tử để tìm kiếm thông tin, đăng các nội dung quảng bá về các sản phẩm gạo nếp, xôi nếp, cốm Tú Lệ và một số sản phẩm khác. Qua các trang thông tin điện tử tôi thấy khách hàng rất uy tín, khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm dễ dàng, mua bán, chốt đơn trên trên sàn mà không cần trực tiếp đến nơi. Mặc dù dịch bệnh nhưng tôi cũng đã bán được khá nhiều sản phẩm qua mạng Internet.
Có thể thấy sau 6 tháng triển khai thực hiện mô hình thí điểm về xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xã Tú Lệ huyện Văn Chấn đã có bước chuyển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng, chính quyền trong thực thi công vụ. Đến nay 100% các thôn, bản trên địa bàn xã đã có sóng 4G, tăng 10% so với khi chưa thực hiện chuyển đổi số. 100% cán bộ, công chức xã có tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, 100% cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có thẩm quyền được cấp chữ kỹ số. Xã đã phối hợp với các doanh nghiệp đưa 23 sản phẩm đặc sản của địa phương lên sàn thương mại điện tử, trang thông tin điện tử xã, mạng xã hội và các kênh bán hàng trực tiếp… để giao dịch trao đổi. Đánh giá về hiệu quả bước đầu trong thực hiện mô hình chuyển đổi số ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, cho hay: Bước đầu tôi thấy có rất nhiều tiện ích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt việc xây dựng được trang thông tin điện tử của xã và đưa các sản phẩm thế mạnh của địa phương lên sàn giao dịch điện tử giúp nhân dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, khách hàng, du khách biết và đến Tú Lệ nhiều hơn. Tôi mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng viễn thông; và các hạ tầng khác phục vụ chuyển đổi số; tiếp tục tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã ứng dụng linh hoạt công nghệ số vào thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Kết quả bước đầu đạt được từ mô hình chuyển đổi số ở Tú Lệ là rất khả quan. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới, đòi hỏi có nguồn lực đầu tư lớn và đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin nhất định. Trong khi Tú Lệ là xã vùng cao còn nhiều khó khăn, trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức xã cũng như mặt bằng dân trí còn hạn chế. Để hoàn thiện mô hình cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp các ngành và sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và cũng như nguồn nhân lực đáp ứng quá trình chuyển đổi số hiện nay./.