CTTĐT - Ngày 20/12/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 259/KH-UBND về triển khai công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; xây dựng, kiện toàn, sắp xếp cơ quan hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm, liêm chính trong phục vụ, giải quyết công việc hành chính cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả triển khai thực hiện công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng hiệu quả phục vụ người dân và tổ chức.
Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu chủ yếu đó là: Tiếp tục bảo đảm 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên địa bàn tỉnh được xây dựng, ban hành đúng quy định; 100% văn bản QPPL của tỉnh được rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội;
100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 100% dịch vụ công trực tuyến được tạo biểu mẫu điện tử. Tối thiểu 50% hồ sơ nộp trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Tiếp tục đẩy mạnh số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường trên môi trường điện tử, đảm bảo tối thiểu 80% tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực và có giá trị sử dụng được số hóa và lưu kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đúng quy định, 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp thuận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.
90% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh. Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa 50% thủ tục hành chính nội bộ và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nội bộ.
Tối thiểu 95% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.
Giảm tối thiểu 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ; 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong hệ thống chính trị đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo vị trí việc làm; đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
Có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tư bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Phấn đấu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy địn; tối thiểu 50% Hệ thống thông tin của cơ quan được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; 100% Cơ sở dữ liệu/Hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, địa phương được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu/Hệ thống thông tin của Bộ, ngành Trung ương; 100% Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, Tổ chuyển đổi số cộng đồng các cấp xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động và báo cáo kết quả hoạt động.
Nội dung cải cách hành chính tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số...
522 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 20/12/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 259/KH-UBND về triển khai công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Mục tiêu của Kế hoạch nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch; xây dựng, kiện toàn, sắp xếp cơ quan hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm, liêm chính trong phục vụ, giải quyết công việc hành chính cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả triển khai thực hiện công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng hiệu quả phục vụ người dân và tổ chức.
Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu chủ yếu đó là: Tiếp tục bảo đảm 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên địa bàn tỉnh được xây dựng, ban hành đúng quy định; 100% văn bản QPPL của tỉnh được rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới phù hợp với quy định của Trung ương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội;
100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 100% dịch vụ công trực tuyến được tạo biểu mẫu điện tử. Tối thiểu 50% hồ sơ nộp trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Tiếp tục đẩy mạnh số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường trên môi trường điện tử, đảm bảo tối thiểu 80% tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực và có giá trị sử dụng được số hóa và lưu kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đúng quy định, 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp thuận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các TTHC lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.
90% TTHC nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh. Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa 50% thủ tục hành chính nội bộ và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nội bộ.
Tối thiểu 95% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.
Giảm tối thiểu 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ; 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong hệ thống chính trị đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo vị trí việc làm; đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.
Có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tư bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Phấn đấu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy địn; tối thiểu 50% Hệ thống thông tin của cơ quan được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; 100% Cơ sở dữ liệu/Hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, địa phương được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu/Hệ thống thông tin của Bộ, ngành Trung ương; 100% Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, Tổ chuyển đổi số cộng đồng các cấp xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động và báo cáo kết quả hoạt động.
Nội dung cải cách hành chính tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số...