CTTĐT - Xã Quy Mông (huyện Trấn Yên) là vùng đất với nhiều nền văn hóa đan xen, trong đó văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mường như múa mỡi, hát ví, hát giang vẫn được các thế hệ người Mường bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mường đối với sự phát triển toàn diện của địa phương, chính quyền xã Quy Mông đã và đang có nhiều giải pháp nhằm sưu tầm, bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Các thành viên trong CLB khuyến học Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường biểu diễn điệu hát Mỡi
Điển hình trong văn hóa người Mường ở Quy Mông là điệu múa Mỡi. Đây là điệu múa đã có từ xa xưa, trải qua bao đời trên mảnh đất này nhưng từ thời kỳ kháng chiến Pháp, chống Mỹ, do điều kiện chiến tranh mà điệu múa Mỡi đã ít nhiều bị mai một, kể cả những người biết múa, biết hát điệu Mỡi cũng ngày càng ít dần đi. Để giữ gìn điệu múa truyền thống độc đáo này, thôn Hợp Thành, xã Quy Mông đã thành lập được một đội múa Mỡi dưới sự hướng dẫn truyền dạy của nghệ nhân trong xã, vì thế mà điệu múa này đang dần sống lại một cách sinh động. Đồng bào Mường ở Quy Mông đã biết vận dụng điệu múa này vào những dịp lễ hội, những buổi giao lưu văn hóa của làng xã để phục vụ đời sống tinh thần cho bà con nhân dân. Múa Mỡi của người Mường chủ yếu mô phỏng lại các hoạt động trong lao động sản xuất trồng lúa nước với mong muốn cầu cho một năm bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Để việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn đạt hiệu quả, xã Quy Mông đặc biệt tập trung vào việc phát huy vai trò, uy tín của các già làng, trưởng thôn nhằm khơi dậy bản sắc đặc trưng, nét đẹp văn hóa dân tộc Mường. Bà Đinh Thị Tần - thôn Hợp Thành, xã Quy Mông bộc bạch: “Trong các dịp lễ, Tết, nhất là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các buổi giao lưu văn nghệ tại các khu dân cư, chúng tôi là những người đi trước có kinh nghiệp và hiểu biết nhiều nét văn hóa của dân tộc mình sẽ tổ chức luyện tập, truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những nét đẹp của dân tộc mình qua tiếng nói, trang phục, các làn điệu dân ca hát, múa Mỡi. Mọi người trong thôn hưởng ứng tham gia ngày càng đông, đặc biệt là thế hệ trẻ.”
Những năm trở lại đây, chính quyền xã Quy Mông đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Mường. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng. Vừa qua, xã Quy Mông đã ra mắt thành lập câu lạc bộ (CLB) khuyến học “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. CLB có hơn 80 thành viên là lãnh đạo, cán bộ công chức và những hạt nhân nòng cốt trong phong trào văn hóa văn nghệ địa phương. Hoạt động chủ yếu của CLB là sưu tầm, dàn dựng, tập luyện và khôi phục tiếng nói, chữ viết và các làn điệu dân ca, điệu múa, điệu hát, phong tục cổ truyền, làm các món ăn dân tộc... Ngay khi được thành lập, CLB đã sớm thống nhất và ban hành quy chế hoạt động, duy trì sinh hoạt định kỳ hang tuần, hàng tháng. Tham gia CLB, các thành viên được hướng dẫn tập luyện múa hát những làn điệu dân ca, dân vũ, hát giang, hát đối, múa Mỡi…
Anh Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm CLB khuyến học “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường” xã Quy Mông chia sẻ: “CLB được thành lập có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động về phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; Nghiên cứu, sưu tầm, sáng tạo, khôi phục lại các làn điệu dân ca, nhịp múa, các trò chơi truyền thống, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Bên cạnh hoạt động tập luyện và trình diễn múa, hát Mỡi, các thành viên CLB còn hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Thực hiện lồng ghép trong các buổi sinh hoạt, biểu diễn những hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giúp người dân hiểu biết và chấp hành pháp luật. Đồng thời gắn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường với phát triển du lịch ở địa phương”.
CLB ra đời đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của bà con, do vậy, các thành viên đều rất nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sưu tầm, luyện tập các bài hát, điệu múa để lưu truyền. Việc thành lập, duy trì hoạt động CLB tạo sân chơi giao lưu văn hóa, văn nghệ cho Nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, động viên Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, chung sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Đối với xã Quy Mông, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường không chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế - xã hội của xã quy Mông nói riêng và của huyện Trấn Yên ngày càng phát triển.
1174 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xã Quy Mông (huyện Trấn Yên) là vùng đất với nhiều nền văn hóa đan xen, trong đó văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Mường như múa mỡi, hát ví, hát giang vẫn được các thế hệ người Mường bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mường đối với sự phát triển toàn diện của địa phương, chính quyền xã Quy Mông đã và đang có nhiều giải pháp nhằm sưu tầm, bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc MườngĐiển hình trong văn hóa người Mường ở Quy Mông là điệu múa Mỡi. Đây là điệu múa đã có từ xa xưa, trải qua bao đời trên mảnh đất này nhưng từ thời kỳ kháng chiến Pháp, chống Mỹ, do điều kiện chiến tranh mà điệu múa Mỡi đã ít nhiều bị mai một, kể cả những người biết múa, biết hát điệu Mỡi cũng ngày càng ít dần đi. Để giữ gìn điệu múa truyền thống độc đáo này, thôn Hợp Thành, xã Quy Mông đã thành lập được một đội múa Mỡi dưới sự hướng dẫn truyền dạy của nghệ nhân trong xã, vì thế mà điệu múa này đang dần sống lại một cách sinh động. Đồng bào Mường ở Quy Mông đã biết vận dụng điệu múa này vào những dịp lễ hội, những buổi giao lưu văn hóa của làng xã để phục vụ đời sống tinh thần cho bà con nhân dân. Múa Mỡi của người Mường chủ yếu mô phỏng lại các hoạt động trong lao động sản xuất trồng lúa nước với mong muốn cầu cho một năm bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Để việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn đạt hiệu quả, xã Quy Mông đặc biệt tập trung vào việc phát huy vai trò, uy tín của các già làng, trưởng thôn nhằm khơi dậy bản sắc đặc trưng, nét đẹp văn hóa dân tộc Mường. Bà Đinh Thị Tần - thôn Hợp Thành, xã Quy Mông bộc bạch: “Trong các dịp lễ, Tết, nhất là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các buổi giao lưu văn nghệ tại các khu dân cư, chúng tôi là những người đi trước có kinh nghiệp và hiểu biết nhiều nét văn hóa của dân tộc mình sẽ tổ chức luyện tập, truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những nét đẹp của dân tộc mình qua tiếng nói, trang phục, các làn điệu dân ca hát, múa Mỡi. Mọi người trong thôn hưởng ứng tham gia ngày càng đông, đặc biệt là thế hệ trẻ.”
Những năm trở lại đây, chính quyền xã Quy Mông đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Mường. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng. Vừa qua, xã Quy Mông đã ra mắt thành lập câu lạc bộ (CLB) khuyến học “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. CLB có hơn 80 thành viên là lãnh đạo, cán bộ công chức và những hạt nhân nòng cốt trong phong trào văn hóa văn nghệ địa phương. Hoạt động chủ yếu của CLB là sưu tầm, dàn dựng, tập luyện và khôi phục tiếng nói, chữ viết và các làn điệu dân ca, điệu múa, điệu hát, phong tục cổ truyền, làm các món ăn dân tộc... Ngay khi được thành lập, CLB đã sớm thống nhất và ban hành quy chế hoạt động, duy trì sinh hoạt định kỳ hang tuần, hàng tháng. Tham gia CLB, các thành viên được hướng dẫn tập luyện múa hát những làn điệu dân ca, dân vũ, hát giang, hát đối, múa Mỡi…
Anh Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm CLB khuyến học “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường” xã Quy Mông chia sẻ: “CLB được thành lập có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động về phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; Nghiên cứu, sưu tầm, sáng tạo, khôi phục lại các làn điệu dân ca, nhịp múa, các trò chơi truyền thống, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Bên cạnh hoạt động tập luyện và trình diễn múa, hát Mỡi, các thành viên CLB còn hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Thực hiện lồng ghép trong các buổi sinh hoạt, biểu diễn những hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật giúp người dân hiểu biết và chấp hành pháp luật. Đồng thời gắn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường với phát triển du lịch ở địa phương”.
CLB ra đời đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của bà con, do vậy, các thành viên đều rất nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sưu tầm, luyện tập các bài hát, điệu múa để lưu truyền. Việc thành lập, duy trì hoạt động CLB tạo sân chơi giao lưu văn hóa, văn nghệ cho Nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, động viên Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, chung sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc chính là nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Đối với xã Quy Mông, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường không chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế - xã hội của xã quy Mông nói riêng và của huyện Trấn Yên ngày càng phát triển.