CTTĐT - Nhằm nâng cao nhận thức, ứng dụng các nền tảng số để Sở Thông tin và Truyền thông trở thành cơ quan đi đầu, dẫn dắt và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực hiện chuyển đổi số theo yêu cầu của Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX sở Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện triển khai thí điểm chuyển đổi số từ tháng 1/2022 và kết thúc vào ngày 25/4/2022.
Cán bộ, đảng viên Chi bộ Sở Thông tin - Truyền thông sử dụng nền tảng số Sổ tay đảng viên điện tử trong học tập các Nghị quyết của Đảng.
Việc triển khai chuyển đổi số tại Sở bắt đầu bằng việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức; trên cơ sở hoạt động thực tiễn, xây dựng những câu chuyện hay về chuyển đổi số để phổ biến tại hội nghị giao ban hàng tháng với các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức chuyên đề trao đổi về sáng kiến, cách làm mới trong chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực thi công vụ tới công chức, viên chức, lao động của Sở.
Với việc đảm bảo hạ tầng, an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số, Sở tập trung nâng cấp, cải tạo mạng LAN nội bộ, thiết lập hệ thống wifi mạng trong/ngoài, bổ sung, nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ họp trực tuyến và máy chiếu/màn hình. Thiết lập giám sát truy cập Internet tập trung cho 100% các máy trạm trong nội bộ Sở; 100% hệ thống thông tin của Sở được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ (mô hình 4 lớp); cài đặt phần mềm Antivirus cho 100% các máy và được kết nối về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC) tỉnh Yên Bái.
Đối với nền tảng, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số: thực hiện chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Sở đặt mục tiêu đưa TTHC cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lên dịch vụ công mức độ 4. Tỉ lệ TTHC của Sở được cung cấp trực tuyến mức độ 4 đạt 100%.
Đảm bảo các điều kiện thực hiện, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp, tổ chức tự thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 4, hướng tới mục tiêu đạt tối thiểu 50% hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh được thực hiện theo hình thức trực tuyến và do người dân, doanh nghiệp, tổ chức tự thực hiện.
Trong năm 2022 đưa 100% các sản phẩm OCOP của tỉnh lên hai sàn thương mại điện tử voso.vn và postmart.vn, đồng thời triển khai hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số và được đăng ký tài khoản thanh toán điện tử cho 50% hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tuyến.
Trong thực hiện chuyển đổi số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm quản lý, hiển thị số liệu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông; xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm quản lý công việc nội bộ của Sở Thông tin và Truyền thông; hoàn thiện trang thiết bị 02 phòng họp thông minh (họp trực tuyến và không giấy tờ eCabinet), hoàn thiện tính năng, đảm bảo 100% cuộc họp của cấp ủy và chi bộ sử dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử”.
Cùng với đó, Sở sẽ đưa vào sử dụng các ứng dụng nền tảng đào tạo, hỗ trợ nâng cao kĩ năng chuyển đổi số; xây dựng và triển khai nền tảng quản lý hồ sơ hỗ trợ cung cấp dịch vụ công ích; thực hiện được việc theo dõi, giám sát điểm kết nối của mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh theo hình thức trực tuyến 24/7; đưa vào khai thác ứng dụng phần mềm đo lường, phân tích đánh giá thông tin trên không gian báo chí và không gian mạng…
2018 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm nâng cao nhận thức, ứng dụng các nền tảng số để Sở Thông tin và Truyền thông trở thành cơ quan đi đầu, dẫn dắt và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực hiện chuyển đổi số theo yêu cầu của Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX sở Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện triển khai thí điểm chuyển đổi số từ tháng 1/2022 và kết thúc vào ngày 25/4/2022.Việc triển khai chuyển đổi số tại Sở bắt đầu bằng việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức; trên cơ sở hoạt động thực tiễn, xây dựng những câu chuyện hay về chuyển đổi số để phổ biến tại hội nghị giao ban hàng tháng với các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức chuyên đề trao đổi về sáng kiến, cách làm mới trong chuyển đổi số lĩnh vực quản lý nhà nước, thực thi công vụ tới công chức, viên chức, lao động của Sở.
Với việc đảm bảo hạ tầng, an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số, Sở tập trung nâng cấp, cải tạo mạng LAN nội bộ, thiết lập hệ thống wifi mạng trong/ngoài, bổ sung, nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ họp trực tuyến và máy chiếu/màn hình. Thiết lập giám sát truy cập Internet tập trung cho 100% các máy trạm trong nội bộ Sở; 100% hệ thống thông tin của Sở được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ (mô hình 4 lớp); cài đặt phần mềm Antivirus cho 100% các máy và được kết nối về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC) tỉnh Yên Bái.
Đối với nền tảng, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số: thực hiện chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp, Sở đặt mục tiêu đưa TTHC cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh lên dịch vụ công mức độ 4. Tỉ lệ TTHC của Sở được cung cấp trực tuyến mức độ 4 đạt 100%.
Đảm bảo các điều kiện thực hiện, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp, tổ chức tự thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 4, hướng tới mục tiêu đạt tối thiểu 50% hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh được thực hiện theo hình thức trực tuyến và do người dân, doanh nghiệp, tổ chức tự thực hiện.
Trong năm 2022 đưa 100% các sản phẩm OCOP của tỉnh lên hai sàn thương mại điện tử voso.vn và postmart.vn, đồng thời triển khai hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số và được đăng ký tài khoản thanh toán điện tử cho 50% hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tuyến.
Trong thực hiện chuyển đổi số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm quản lý, hiển thị số liệu thống kê ngành Thông tin và Truyền thông; xây dựng và triển khai sử dụng phần mềm quản lý công việc nội bộ của Sở Thông tin và Truyền thông; hoàn thiện trang thiết bị 02 phòng họp thông minh (họp trực tuyến và không giấy tờ eCabinet), hoàn thiện tính năng, đảm bảo 100% cuộc họp của cấp ủy và chi bộ sử dụng nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử”.
Cùng với đó, Sở sẽ đưa vào sử dụng các ứng dụng nền tảng đào tạo, hỗ trợ nâng cao kĩ năng chuyển đổi số; xây dựng và triển khai nền tảng quản lý hồ sơ hỗ trợ cung cấp dịch vụ công ích; thực hiện được việc theo dõi, giám sát điểm kết nối của mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh theo hình thức trực tuyến 24/7; đưa vào khai thác ứng dụng phần mềm đo lường, phân tích đánh giá thông tin trên không gian báo chí và không gian mạng…