CTTĐT - Xác định cây măng sặt là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc vùng cao, huyện Văn Chấn đã triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu 250 ha trên cơ sở hiện trạng sẵn có, trong đó 100ha trồng mới, 150 ha cải tạo. Đây là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao được liên kết, mở rộng và nâng cao chất lượng các diện tích măng sặt tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân.
Đồng bào vùng cao xã Nghĩa Sơn phấn khởi tham gia trồng măng sặt theo Đề án
Cũng như nhiều hộ dân ở xã vùng cao Nghĩa Sơn, gia đình ông Vì Văn Vượng, thôn Nậm Tộc là một trong những hộ dân đã biết và sử dụng cây măng sặt làm thực phẩm từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ông Vượng cho biết: “Trước đây cây măng sặt chủ yếu mọc tự nhiên, đến mùa nhân dân lên đồi lấy măng về làm thực phẩm. Những năm gần đây, khi người tiêu dùng biết đến chất lượng của loại măng này, cây măng càng ngày càng có giá trị, người dân Nghĩa Sơn đã biết khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới các diện tích măng sặt. Với 1,5 ha diện tích trồng măng sặt bình quân mỗi năm gia đình ông Vượng thu về trên 40 triệu đồng.
Ông Lường Văn Si - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn cho biết: “Xã Nghĩa Sơn hiện có 40 ha măng sặt, được khoanh nuôi, bảo vệ và trồng tại 2 thôn gồm Bản Lọng, Nậm Tộc. Tuy nhiên, diện tích măng sặt tự nhiên có mật độ không đều, chất lượng, giá trị bình quân đạt 45 - 60 triệu đồng/ha. Nhận thấy giá trị và tiềm năng của cây măng sặt và thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021 - 2025, xã Nghĩa Sơn tập trung tuyên truyền vận động nhân dân tận dụng những diện tích đồi, chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng măng sặt. Trong 2022 này, xã Nghĩa Sơn sẽ triển khai trồng 30 ha măng sặt. Đến trung tuần tháng 3, nhân dân đã trồng được hơn 12 ha, bằng 40%, diện tích còn lại dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 3 này.”
Cũng phát triển các diện tích cây măng sặt nhưng đồng bào Dao xã Nậm Lành đã biết trồng dặm và chăm sóc nên nhiều hộ đã có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ măng sặt. Từ giá trị kinh tế đó, nhân dân xã Nậm Lành đã tích cực phát triển các diện tích măng, đến nay diện tích đạt hơn 110 ha. Qua đánh giá trồng cây măng sặt có lợi ích kép, vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường vừa có lợi ích kinh tế cao. Theo ông Triệu Tòn Pết - Chủ tịch UBND xã Nậm Lành cho biết: “Măng sặt là loại cây dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn, ít bị sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc hơn so với một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, trước đây người dân chưa có kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như phương pháp để măng mọc đều và sớm nên giá trị kinh tế còn hạn chế. Thực hiện Đề án phát triển cây măng sặt giai đoạn 2021 - 2025 huyện đã tổ chức tập huấn khoa học, kỹ thuật chăm sóc, cải tạo, thu hoạch và chế biến để nâng cao giá trị của măng sặt cho nhân dân. Mặt khác, khi thực hiện Đề án, xã Nậm Lành từng bước xây dựng nhãn hiệu măng sặt và có chỉ dẫn địa lý để người dân trong và ngoài tỉnh biết đến cây măng sặt của Văn Chấn. Góp phần nâng cao giá trị cây măng sặt.
Hiện nay, cây măng sặt chủ yếu phát triển tại một số xã vùng cao của huyện Văn Chấn như: Nậm Lành, Nghĩa Sơn, Suối Bu, An Lương, Suối Quyền với diện tích 150 ha. Trên thực tế, sản phẩm măng sặt chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa có đơn vị bao tiêu sản phẩm, giá cả và việc tiêu thụ chưa ổn định. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây măng sặt, huyện Văn Chấn triển khai Đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021 - 2025 với 250 ha. Trong đó, huyện sẽ hỗ trợ 100 ha trồng mới, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm 150 ha măng sặt hiện có. Đề án sẽ hỗ trợ kinh phí các hộ gia đình, nhóm hộ tham gia trồng măng sặt với diện tích từ 0,1 ha trở lên, mật độ trồng từ 500 cây/ha trở lên, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách địa phương 200 triệu đồng, nguồn xã hội hóa trên 1,8 tỷ đồng. Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: “Năm 2022, huyện Văn Chấn phấn đấu trồng 54 ha măng sặt tại các xã An Lương, Nậm Lành, Suối Quyền, Suối Bu và Nghĩa Sơn. Đến nay, huyện Văn Chấn đã trồng được 32 ha bằng 54% kế hoạch và dự kiến trong tháng 3 sẽ trồng xong 54 ha măng sặt theo Đề án.
Có thể thấy cây măng sặt đang là cây trồng có ưu thế vượt trội về hiệu quả kinh tế ở vùng cao Văn Chấn. Với khả năng nhân giống nhanh, dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác ở vùng cao, trồng măng sặt đã và đang tạo sinh kế ổn định, bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, tích cực bảo vệ, phát triển rừng.
1548 lượt xem
CTV: Tuyết Mai - Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định cây măng sặt là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc vùng cao, huyện Văn Chấn đã triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu 250 ha trên cơ sở hiện trạng sẵn có, trong đó 100ha trồng mới, 150 ha cải tạo. Đây là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao được liên kết, mở rộng và nâng cao chất lượng các diện tích măng sặt tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân. Cũng như nhiều hộ dân ở xã vùng cao Nghĩa Sơn, gia đình ông Vì Văn Vượng, thôn Nậm Tộc là một trong những hộ dân đã biết và sử dụng cây măng sặt làm thực phẩm từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ông Vượng cho biết: “Trước đây cây măng sặt chủ yếu mọc tự nhiên, đến mùa nhân dân lên đồi lấy măng về làm thực phẩm. Những năm gần đây, khi người tiêu dùng biết đến chất lượng của loại măng này, cây măng càng ngày càng có giá trị, người dân Nghĩa Sơn đã biết khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới các diện tích măng sặt. Với 1,5 ha diện tích trồng măng sặt bình quân mỗi năm gia đình ông Vượng thu về trên 40 triệu đồng.
Ông Lường Văn Si - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn cho biết: “Xã Nghĩa Sơn hiện có 40 ha măng sặt, được khoanh nuôi, bảo vệ và trồng tại 2 thôn gồm Bản Lọng, Nậm Tộc. Tuy nhiên, diện tích măng sặt tự nhiên có mật độ không đều, chất lượng, giá trị bình quân đạt 45 - 60 triệu đồng/ha. Nhận thấy giá trị và tiềm năng của cây măng sặt và thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021 - 2025, xã Nghĩa Sơn tập trung tuyên truyền vận động nhân dân tận dụng những diện tích đồi, chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng măng sặt. Trong 2022 này, xã Nghĩa Sơn sẽ triển khai trồng 30 ha măng sặt. Đến trung tuần tháng 3, nhân dân đã trồng được hơn 12 ha, bằng 40%, diện tích còn lại dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 3 này.”
Cũng phát triển các diện tích cây măng sặt nhưng đồng bào Dao xã Nậm Lành đã biết trồng dặm và chăm sóc nên nhiều hộ đã có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ măng sặt. Từ giá trị kinh tế đó, nhân dân xã Nậm Lành đã tích cực phát triển các diện tích măng, đến nay diện tích đạt hơn 110 ha. Qua đánh giá trồng cây măng sặt có lợi ích kép, vừa phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường vừa có lợi ích kinh tế cao. Theo ông Triệu Tòn Pết - Chủ tịch UBND xã Nậm Lành cho biết: “Măng sặt là loại cây dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn, ít bị sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc hơn so với một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, trước đây người dân chưa có kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như phương pháp để măng mọc đều và sớm nên giá trị kinh tế còn hạn chế. Thực hiện Đề án phát triển cây măng sặt giai đoạn 2021 - 2025 huyện đã tổ chức tập huấn khoa học, kỹ thuật chăm sóc, cải tạo, thu hoạch và chế biến để nâng cao giá trị của măng sặt cho nhân dân. Mặt khác, khi thực hiện Đề án, xã Nậm Lành từng bước xây dựng nhãn hiệu măng sặt và có chỉ dẫn địa lý để người dân trong và ngoài tỉnh biết đến cây măng sặt của Văn Chấn. Góp phần nâng cao giá trị cây măng sặt.
Hiện nay, cây măng sặt chủ yếu phát triển tại một số xã vùng cao của huyện Văn Chấn như: Nậm Lành, Nghĩa Sơn, Suối Bu, An Lương, Suối Quyền với diện tích 150 ha. Trên thực tế, sản phẩm măng sặt chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa có đơn vị bao tiêu sản phẩm, giá cả và việc tiêu thụ chưa ổn định. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây măng sặt, huyện Văn Chấn triển khai Đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021 - 2025 với 250 ha. Trong đó, huyện sẽ hỗ trợ 100 ha trồng mới, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm 150 ha măng sặt hiện có. Đề án sẽ hỗ trợ kinh phí các hộ gia đình, nhóm hộ tham gia trồng măng sặt với diện tích từ 0,1 ha trở lên, mật độ trồng từ 500 cây/ha trở lên, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách địa phương 200 triệu đồng, nguồn xã hội hóa trên 1,8 tỷ đồng. Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: “Năm 2022, huyện Văn Chấn phấn đấu trồng 54 ha măng sặt tại các xã An Lương, Nậm Lành, Suối Quyền, Suối Bu và Nghĩa Sơn. Đến nay, huyện Văn Chấn đã trồng được 32 ha bằng 54% kế hoạch và dự kiến trong tháng 3 sẽ trồng xong 54 ha măng sặt theo Đề án.
Có thể thấy cây măng sặt đang là cây trồng có ưu thế vượt trội về hiệu quả kinh tế ở vùng cao Văn Chấn. Với khả năng nhân giống nhanh, dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác ở vùng cao, trồng măng sặt đã và đang tạo sinh kế ổn định, bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, tích cực bảo vệ, phát triển rừng.