CTTĐT - Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua huyện Trấn Yên luôn chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy - chữa cháy rừng. Qua đó, nhiều năm nay, diện tích rừng trên địa bàn luôn được bảo vệ, phát triển tốt, hiện tượng chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng đã giảm đáng kể.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống trao đổi với lãnh đạo huyện Trấn Yên và các ngành liên quan về việc giữ rừng trên núi Nả, xã Việt Hồng.
Trấn Yên là huyện có tiềm năng, lợi thế về phát triển lâm nghiệp với diện tích đất rừng trên 51.700 ha. Tổng diện tích rừng đã kiểm kê trong quy hoạch của huyện là 46.522,7 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ trên 8.600 ha, rừng sản xuất gần 38.000 ha; diện tích rừng kiểm kê ngoài quy hoạch là 5.214,8 ha. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành đặc biệt chú trọng. Huyện Trấn Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Trong năm 2017, UBND huyện đã ra Quyết định số 825 về kiện toàn “Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Trấn Yên”, từ đó góp phần triển khai kịp thời các quy định về luật bảo vệ - phát triển rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã trên địa bàn. Công tác giao đất, giao rừng, đặc biệt là việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng gắn với việc khoán quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng và chính quyền địa phương, tài nguyên rừng được giao trên địa bàn ngày càng được bảo vệ có hiệu quả. Thực hiện Quyết định số 2136 của UBND tỉnh Yên Bái về việc cho doanh nghiệp tư nhân dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 Yên Bình thuê đất lâm nghiệp tại các xã Kiên Thành, Y Can, Việt Cường để trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên là 342,8 ha; Quyết định số 1268 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2008 - 2011 là 1.928,6 ha cho 550 cộng đồng dân cư. Ở những diện tích rừng được giao, cộng đồng thôn, làng thường phân công nhau tổ chức kiểm tra, tuần tra ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; kịp thời ngăn chặn người dân và các đối tượng từ nơi khác đến có ý đồ xâm hại rừng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong việc cung cấp thông tin để hoạch định chiến lược phát triển lâm nghiệp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo các trạm kiểm lâm, cán bộ kiểm lâm thường xuyên tuần tra, giám sát địa bàn được phân công, thực hiện tốt công tác theo dõi, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời những diện tích rừng và đất lâm nghiệp khi có sự biến động, thay đổi. Thông qua việc quản lý rừng tại gốc, theo dõi diễn biến rừng đã góp phần phục vụ hiệu quả, cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác thống kê lâm nghiệp, giúp cho chính quyền địa phương quản lý và chỉ đạo tốt các hoạt động liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phá rừng làm nương, khai thác, kinh doanh, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép trên địa bàn. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện đã phát hiện, lập biên bản xử lý 88 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu sung quỹ nhà nước hơn 36m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 86 triệu đồng”.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng, nâng cao đời sống người dân, trong thời gian tới huyện Trấn Yên phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách bảo vệ, phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là trong việc thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ trồng rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
1495 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua huyện Trấn Yên luôn chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy - chữa cháy rừng. Qua đó, nhiều năm nay, diện tích rừng trên địa bàn luôn được bảo vệ, phát triển tốt, hiện tượng chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng đã giảm đáng kể. Trấn Yên là huyện có tiềm năng, lợi thế về phát triển lâm nghiệp với diện tích đất rừng trên 51.700 ha. Tổng diện tích rừng đã kiểm kê trong quy hoạch của huyện là 46.522,7 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ trên 8.600 ha, rừng sản xuất gần 38.000 ha; diện tích rừng kiểm kê ngoài quy hoạch là 5.214,8 ha. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp, các ngành đặc biệt chú trọng. Huyện Trấn Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Trong năm 2017, UBND huyện đã ra Quyết định số 825 về kiện toàn “Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Trấn Yên”, từ đó góp phần triển khai kịp thời các quy định về luật bảo vệ - phát triển rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã trên địa bàn. Công tác giao đất, giao rừng, đặc biệt là việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng gắn với việc khoán quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng và chính quyền địa phương, tài nguyên rừng được giao trên địa bàn ngày càng được bảo vệ có hiệu quả. Thực hiện Quyết định số 2136 của UBND tỉnh Yên Bái về việc cho doanh nghiệp tư nhân dịch vụ sản xuất trồng rừng 327 Yên Bình thuê đất lâm nghiệp tại các xã Kiên Thành, Y Can, Việt Cường để trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên là 342,8 ha; Quyết định số 1268 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2008 - 2011 là 1.928,6 ha cho 550 cộng đồng dân cư. Ở những diện tích rừng được giao, cộng đồng thôn, làng thường phân công nhau tổ chức kiểm tra, tuần tra ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; kịp thời ngăn chặn người dân và các đối tượng từ nơi khác đến có ý đồ xâm hại rừng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong việc cung cấp thông tin để hoạch định chiến lược phát triển lâm nghiệp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên địa bàn, Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo các trạm kiểm lâm, cán bộ kiểm lâm thường xuyên tuần tra, giám sát địa bàn được phân công, thực hiện tốt công tác theo dõi, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời những diện tích rừng và đất lâm nghiệp khi có sự biến động, thay đổi. Thông qua việc quản lý rừng tại gốc, theo dõi diễn biến rừng đã góp phần phục vụ hiệu quả, cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác thống kê lâm nghiệp, giúp cho chính quyền địa phương quản lý và chỉ đạo tốt các hoạt động liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phá rừng làm nương, khai thác, kinh doanh, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép trên địa bàn. Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện đã phát hiện, lập biên bản xử lý 88 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu sung quỹ nhà nước hơn 36m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 86 triệu đồng”.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng, nâng cao đời sống người dân, trong thời gian tới huyện Trấn Yên phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách bảo vệ, phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là trong việc thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ trồng rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.