CTTĐT - Trong thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tổ chức thực hiện các giải pháp để sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển về quy mô, diện tích và đạt được những kết quả tích cực theo hướng nâng cao giá trị sản xuất.
Miến đao là sản phẩm chủ lực của HTX Việt Hải Đăng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Huyện Trấn Yên đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản nhằm nâng cao giá trị và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện có hiệu quả 9 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và 1 mô hình mới “Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”, 94 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, đặc sản theo Nghị quyết 69/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài ra, thực hiện đề án nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực của huyện, đến nay có 3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu chứng nhận gồm: Chè xanh Trấn Yên, Bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên; sản phẩm măng tre Bát Độ đã được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
1192 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, huyện Trấn Yên đã tổ chức thực hiện các giải pháp để sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển về quy mô, diện tích và đạt được những kết quả tích cực theo hướng nâng cao giá trị sản xuất.Huyện Trấn Yên đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản nhằm nâng cao giá trị và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực của huyện.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện có hiệu quả 9 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và 1 mô hình mới “Phát triển sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị”, 94 cơ sở chăn nuôi hàng hóa, đặc sản theo Nghị quyết 69/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Ngoài ra, thực hiện đề án nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực của huyện, đến nay có 3 sản phẩm được cấp nhãn hiệu chứng nhận gồm: Chè xanh Trấn Yên, Bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên; sản phẩm măng tre Bát Độ đã được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.