CTTĐT - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp năm 2025. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp (đạt 40% trở lên) gắn đào tạo nghề với định hướng phát triển ngành nghề của địa phương và yêu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo.
Tổ chức đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp cần tập trung triển khai thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai nhiệm vụ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025.
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm phù hợp theo từng vùng, từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh tuyển sinh, đặc biệt là trình độ cao đẳng, trung cấp, liên kết đào tạo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cung ứng kịp thời nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và đào tạo lao động.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp (đạt 40% trở lên) gắn đào tạo nghề với định hướng phát triển ngành nghề của địa phương và yêu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo.
Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu đào tạo nghề, việc làm của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Rà soát, tổng hợp số lượng người chấp hành xong án phạt tù; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng chấp hành xong án phạt tù tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương tổ chức việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng. Định kỳ, tổ chức rà soát, thống kê hiện trạng lao động, số lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong năm đảm bảo việc rà soát thực hiện từ các thôn, bản, tổ dân phố (có danh sách người học, địa chỉ nơi làm việc của người lao động).
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường tuyển sinh đào tạo, đặc biệt là trình độ cao đẳng, trung cấp, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm, các ngành nghề theo nhu cầu sử dụng của tỉnh, tích cực tham gia đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đa dạng các loại hình đào tạo, liên kết, liên thông đào tạo theo nhu cầu của người học nghề.
Đẩy mạnh gắn kết với các doanh nghiệp; tiếp tục duy trì hoạt động gắn kết giữa các trường dạy nghề với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Gắn kết đào tạo nghề với đào tạo ngoại ngữ nhằm tạo nguồn lao động có trình độ cho xuất khẩu lao động.
Phối hợp chặt chẽ với các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề; phối hợp với doanh nghiệp tư vấn, hỗ trợ việc làm cho người học sau đào tạo. Khảo sát, đánh giá tình hình việc làm của học sinh, sinh viên, người học tốt nghiệp khóa đào tạo nghề.
Trung tâm Dịch vụ việc làm triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2024-2026; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ người lao động trong quá trình tham gia xuất khẩu lao động và giải quyết chính sách hỗ trợ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, tư vấn việc làm, học nghề, tuyển dụng lao động, xuất khẩu lao động, tổ chức các Hội nghị nhằm đáp ứng kịp thời nhân lực cho doanh nghiệp; các phiên giao dịch việc làm tại các xã, phường, thị trấn (50-60 phiên).
Cập nhật kịp thời thông tin thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối thông tin cung-cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Phối hợp hiệu quả với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, trình độ, ngành nghề.
425 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp năm 2025. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp (đạt 40% trở lên) gắn đào tạo nghề với định hướng phát triển ngành nghề của địa phương và yêu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp cần tập trung triển khai thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai nhiệm vụ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương nhằm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025.
Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề, việc làm phù hợp theo từng vùng, từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh tuyển sinh, đặc biệt là trình độ cao đẳng, trung cấp, liên kết đào tạo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cung ứng kịp thời nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và đào tạo lao động.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp (đạt 40% trở lên) gắn đào tạo nghề với định hướng phát triển ngành nghề của địa phương và yêu cầu giải quyết việc làm sau đào tạo.
Tổ chức khảo sát xác định nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu đào tạo nghề, việc làm của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Rà soát, tổng hợp số lượng người chấp hành xong án phạt tù; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng chấp hành xong án phạt tù tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương tổ chức việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng. Định kỳ, tổ chức rà soát, thống kê hiện trạng lao động, số lao động được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, số lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong năm đảm bảo việc rà soát thực hiện từ các thôn, bản, tổ dân phố (có danh sách người học, địa chỉ nơi làm việc của người lao động).
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường tuyển sinh đào tạo, đặc biệt là trình độ cao đẳng, trung cấp, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm, các ngành nghề theo nhu cầu sử dụng của tỉnh, tích cực tham gia đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đa dạng các loại hình đào tạo, liên kết, liên thông đào tạo theo nhu cầu của người học nghề.
Đẩy mạnh gắn kết với các doanh nghiệp; tiếp tục duy trì hoạt động gắn kết giữa các trường dạy nghề với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Gắn kết đào tạo nghề với đào tạo ngoại ngữ nhằm tạo nguồn lao động có trình độ cho xuất khẩu lao động.
Phối hợp chặt chẽ với các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề; phối hợp với doanh nghiệp tư vấn, hỗ trợ việc làm cho người học sau đào tạo. Khảo sát, đánh giá tình hình việc làm của học sinh, sinh viên, người học tốt nghiệp khóa đào tạo nghề.
Trung tâm Dịch vụ việc làm triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đưa lao động tỉnh Yên Bái đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2024-2026; phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ người lao động trong quá trình tham gia xuất khẩu lao động và giải quyết chính sách hỗ trợ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, tư vấn việc làm, học nghề, tuyển dụng lao động, xuất khẩu lao động, tổ chức các Hội nghị nhằm đáp ứng kịp thời nhân lực cho doanh nghiệp; các phiên giao dịch việc làm tại các xã, phường, thị trấn (50-60 phiên).
Cập nhật kịp thời thông tin thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối thông tin cung-cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Phối hợp hiệu quả với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, trình độ, ngành nghề.