CTTĐT - An Lương có trên 3.000 ha rừng trồng thì có đến 2.300 ha là quế. Cây quế đã giúp đời sống người dân An Lương ngày càng ổn định, nhiều hộ thu nhập tiền tỷ từ quế.
Người dân thôn Sài Lương 3, xã An Lương trao đổi với người dân về việc thu mua quế vỏ.
Dưới cái nắng đầu hè, những rừng quế bạt ngàn xanh thẳm của xã An Lương, huyện Văn Chấn soi bóng xuống dòng Tạng Chan hiền hòa. Điểm tô trên nền xanh đó là màu đỏ tươi của mái tôn, mái ngói mới của những ngôi biệt thự mọc lên giữa những rừng quế.
Chủ tịch UBND xã An Lương Hoàng Văn Cội dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lý Văn Thái, ở khu dân cư Khe Cam - một trong những người trẻ tuổi nhưng đã có thu nhập rất cao từ rừng quế.
Trong căn nhà xây 2 tầng mới được sửa chữa khang trang, anh Thái cho biết: "Năm 2014, gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên ở thôn xây dựng được ngôi nhà xây kiên cố trị giá gần 1 tỷ đồng. Mấy năm vừa qua, thu nhập khá, gia đình tiếp tục đầu tư gần 300 triệu đồng để sửa chữa mở rộng thêm ngôi nhà”.
Với anh Thái, việc phát triển rừng quế không chỉ để phát triển kinh tế gia đình mà còn là phát huy truyền thống của gia đình, của quê hương. Bởi vậy, những năm gần đây, cùng với việc khai thác có hiệu quả các diện tích quế, anh còn lựa chọn các cây quế có chất lượng để ươm giống và cung cấp cây giống cho bà con nhân dân. Vì vậy, mỗi năm, chỉ tỉa thưa, bán cành lá cộng với tiền bán hạt giống, cây giống gia đình anh cũng thu trên nửa tỷ đồng.
Chung niềm vui với người làm nghề rừng ở An Lương, gia đình ông Lý Văn Dòng, ở thôn Khe Trầu cũng rất vui với thành quả mang lại từ những rừng quế. Từng đi bộ cả chục cây số sang tận xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên để mua cây giống, những năm 90 của thế kỷ trước, ông Dòng phải mất cả năm trời mới gom đủ cây giống để trồng được 1 ha.
Với bản tính cần cù, quyết tâm không ngại khó, ngại khổ, đến nay, ông đã có trên 11 ha quế; trong đó, hơn 3 ha đã trên 20 năm tuổi. Năm qua, chỉ tỉa thưa và bán một phần nhỏ, gia đình ông cũng thu về gần 1 tỷ đồng. Cộng với số tiền tích góp được, gia đình ông quyết định xây dựng thêm một căn nhà mới để chuẩn bị cho con trai ra ở riêng.
Được biết đến là thủ phủ của cây quế ở Văn Chấn, An Lương có trên 3.000 ha rừng trồng thì có đến 2.300 ha là quế. Từ phát triển cây quế đã giúp đời sống người dân An Lương ngày càng ổn định, nhiều hộ có thu nhập hàng chục tỷ đồng từ quế. Đất quế An Lương đã "nuôi nguồn" những tỷ phú nông dân như gia đình ông Giàng A Phử, Giàng A Sáu, Lý Văn Tàng...
Thu nhập từ rừng đã giúp các hộ dân xây dựng được nhà cửa kiên cố và mua sắm được những tiện nghi đắt tiền. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và thị trường nguyên liệu gỗ, dược liệu tăng cao đã khuyến khích người dân An Lương tập trung phát triển kinh tế rừng.
Ông Hoàng Văn Cội cho biết: "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ đạo. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, An Lương có 2.500 ha quế. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của huyện trong việc quy hoạch và triển khai các chương trình dự án hỗ trợ người dân phát triển rừng, đặc biệt là cây quế. Đồng thời, động viên nhân dân tập trung thâm canh, chăm sóc, phát triển các rừng quế theo hướng hữu cơ”.
Những năm qua, kinh tế lâm nghiệp ở An Lương cũng có nhiều khởi sắc. Vì thế, tên tuổi những triệu phú, tỷ phú ngày càng nhiều thêm.
Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, họ còn là "hạt nhân” của phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, không ngừng trợ giúp cho các hộ khác cả về kinh nghiệm, vốn, cây con giống để cùng góp sức xây dựng quê hương.
1061 lượt xem
CTV: Trần Van
Cổng thông tin điện tử tỉnh - An Lương có trên 3.000 ha rừng trồng thì có đến 2.300 ha là quế. Cây quế đã giúp đời sống người dân An Lương ngày càng ổn định, nhiều hộ thu nhập tiền tỷ từ quế.Dưới cái nắng đầu hè, những rừng quế bạt ngàn xanh thẳm của xã An Lương, huyện Văn Chấn soi bóng xuống dòng Tạng Chan hiền hòa. Điểm tô trên nền xanh đó là màu đỏ tươi của mái tôn, mái ngói mới của những ngôi biệt thự mọc lên giữa những rừng quế.
Chủ tịch UBND xã An Lương Hoàng Văn Cội dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lý Văn Thái, ở khu dân cư Khe Cam - một trong những người trẻ tuổi nhưng đã có thu nhập rất cao từ rừng quế.
Trong căn nhà xây 2 tầng mới được sửa chữa khang trang, anh Thái cho biết: "Năm 2014, gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên ở thôn xây dựng được ngôi nhà xây kiên cố trị giá gần 1 tỷ đồng. Mấy năm vừa qua, thu nhập khá, gia đình tiếp tục đầu tư gần 300 triệu đồng để sửa chữa mở rộng thêm ngôi nhà”.
Với anh Thái, việc phát triển rừng quế không chỉ để phát triển kinh tế gia đình mà còn là phát huy truyền thống của gia đình, của quê hương. Bởi vậy, những năm gần đây, cùng với việc khai thác có hiệu quả các diện tích quế, anh còn lựa chọn các cây quế có chất lượng để ươm giống và cung cấp cây giống cho bà con nhân dân. Vì vậy, mỗi năm, chỉ tỉa thưa, bán cành lá cộng với tiền bán hạt giống, cây giống gia đình anh cũng thu trên nửa tỷ đồng.
Chung niềm vui với người làm nghề rừng ở An Lương, gia đình ông Lý Văn Dòng, ở thôn Khe Trầu cũng rất vui với thành quả mang lại từ những rừng quế. Từng đi bộ cả chục cây số sang tận xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên để mua cây giống, những năm 90 của thế kỷ trước, ông Dòng phải mất cả năm trời mới gom đủ cây giống để trồng được 1 ha.
Với bản tính cần cù, quyết tâm không ngại khó, ngại khổ, đến nay, ông đã có trên 11 ha quế; trong đó, hơn 3 ha đã trên 20 năm tuổi. Năm qua, chỉ tỉa thưa và bán một phần nhỏ, gia đình ông cũng thu về gần 1 tỷ đồng. Cộng với số tiền tích góp được, gia đình ông quyết định xây dựng thêm một căn nhà mới để chuẩn bị cho con trai ra ở riêng.
Được biết đến là thủ phủ của cây quế ở Văn Chấn, An Lương có trên 3.000 ha rừng trồng thì có đến 2.300 ha là quế. Từ phát triển cây quế đã giúp đời sống người dân An Lương ngày càng ổn định, nhiều hộ có thu nhập hàng chục tỷ đồng từ quế. Đất quế An Lương đã "nuôi nguồn" những tỷ phú nông dân như gia đình ông Giàng A Phử, Giàng A Sáu, Lý Văn Tàng...
Thu nhập từ rừng đã giúp các hộ dân xây dựng được nhà cửa kiên cố và mua sắm được những tiện nghi đắt tiền. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và thị trường nguyên liệu gỗ, dược liệu tăng cao đã khuyến khích người dân An Lương tập trung phát triển kinh tế rừng.
Ông Hoàng Văn Cội cho biết: "Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục xác định kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ đạo. Mục tiêu đặt ra đến năm 2025, An Lương có 2.500 ha quế. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của huyện trong việc quy hoạch và triển khai các chương trình dự án hỗ trợ người dân phát triển rừng, đặc biệt là cây quế. Đồng thời, động viên nhân dân tập trung thâm canh, chăm sóc, phát triển các rừng quế theo hướng hữu cơ”.
Những năm qua, kinh tế lâm nghiệp ở An Lương cũng có nhiều khởi sắc. Vì thế, tên tuổi những triệu phú, tỷ phú ngày càng nhiều thêm.
Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, họ còn là "hạt nhân” của phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, không ngừng trợ giúp cho các hộ khác cả về kinh nghiệm, vốn, cây con giống để cùng góp sức xây dựng quê hương.