CTTĐT - Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn huyện.
Ảnh minh họa
Mục tiêu trong giai đoạn 1 (từ năm 2022 - 2025): Hằng năm các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách bình đẳng giới.
Đến năm 2025, 100% các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế ở các cấp trên địa bàn huyện triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm. Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông thí điểm áp dụng Bộ Chỉ số về giới trong truyền thông. Đến năm 2025 đạt 95% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Giai đoạn 2 (từ năm 2026 - 2030): Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10-15% so với năm 2025. Năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Để đạt được mục tiêu trên, cần thường xuyên và định kỳ cung cấp thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới của quốc gia, của tỉnh và của huyện cho các cấp ủy Đảng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai lệch về bình đẳng giới; lên tiếng để xóa bỏ về định kiến giới. Tập trung truyền thông vào các nhóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiếu số, nữ trong độ tuổi lao động và các nhóm yếu thế khác.
Đổi mới về nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng công tác truyền thông, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện và ở hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Tăng cường các nội dung về bình đẳng giới trên hệ thống Đài Truyền thanh cấp cơ sở. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng định kỳ hằng năm nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3; ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ; Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình (tháng 6 hằng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm).
Tổ chức chiến dịch truyền thông cao điểm ở các cấp trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện trong việc nhân rộng mô hình truyền thông câu lạc bộ về bình đẳng giới có hiệu quả; đặc biệt là vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người có ảnh hưởng, uy tín xã hội.
Mở rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu dân cư, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.
Xây dựng và triển khai áp dụng Bộ chỉ số về giới trong công tác truyền thông. Xây dựng Mô hình truyền thông và tài liệu tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng cần truyền thông.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, người làm công tác bình đẳng giới các cấp, tuyên truyền viên, biên tập viên, người làm công tác truyền thông cộng tác viên ở các ngành và người có uy tín ở khu dân cư.
Vận động, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tổ chức các cuộc tập huấn, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác, triển lãm, truyền thông trực tiếp và gián tiếp nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp và người dân về bình đẳng giới.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới.
Nội dung thông tin, truyền thông về bình đẳng giới tập trung vào truyền thông về pháp luật, chính sách, chương trình, mục tiêu về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em của huyện cho tất cả các đối tượng.
Cùng với đó, tuyên truyền về bình đẳng giới trong các lĩnh vực phù hợp với nhóm đối tượng, gồm: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động; Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế; Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Bình đẳng giới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.
870 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn huyện.Mục tiêu trong giai đoạn 1 (từ năm 2022 - 2025): Hằng năm các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn và người dân được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách bình đẳng giới.
Đến năm 2025, 100% các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế ở các cấp trên địa bàn huyện triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm. Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông thí điểm áp dụng Bộ Chỉ số về giới trong truyền thông. Đến năm 2025 đạt 95% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Giai đoạn 2 (từ năm 2026 - 2030): Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10-15% so với năm 2025. Năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
Để đạt được mục tiêu trên, cần thường xuyên và định kỳ cung cấp thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới của quốc gia, của tỉnh và của huyện cho các cấp ủy Đảng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai lệch về bình đẳng giới; lên tiếng để xóa bỏ về định kiến giới. Tập trung truyền thông vào các nhóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiếu số, nữ trong độ tuổi lao động và các nhóm yếu thế khác.
Đổi mới về nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng công tác truyền thông, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện và ở hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Tăng cường các nội dung về bình đẳng giới trên hệ thống Đài Truyền thanh cấp cơ sở. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng định kỳ hằng năm nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3; ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 ; Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình (tháng 6 hằng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm).
Tổ chức chiến dịch truyền thông cao điểm ở các cấp trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hàng năm.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện trong việc nhân rộng mô hình truyền thông câu lạc bộ về bình đẳng giới có hiệu quả; đặc biệt là vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người có ảnh hưởng, uy tín xã hội.
Mở rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu dân cư, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em.
Xây dựng và triển khai áp dụng Bộ chỉ số về giới trong công tác truyền thông. Xây dựng Mô hình truyền thông và tài liệu tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng cần truyền thông.
Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, người làm công tác bình đẳng giới các cấp, tuyên truyền viên, biên tập viên, người làm công tác truyền thông cộng tác viên ở các ngành và người có uy tín ở khu dân cư.
Vận động, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tổ chức các cuộc tập huấn, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác, triển lãm, truyền thông trực tiếp và gián tiếp nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp và người dân về bình đẳng giới.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới.
Nội dung thông tin, truyền thông về bình đẳng giới tập trung vào truyền thông về pháp luật, chính sách, chương trình, mục tiêu về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em của huyện cho tất cả các đối tượng.
Cùng với đó, tuyên truyền về bình đẳng giới trong các lĩnh vực phù hợp với nhóm đối tượng, gồm: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động; Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế; Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Bình đẳng giới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.