CTTĐT - Những năm qua, hệ thống các đài truyền thanh cơ sở của thị xã Nghĩa Lộ không chỉ góp phần chuyển tải kịp thời các thông tin tới nhân dân trên địa bàn, mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
Cán bộ văn hóa xã Thanh Lương - thị xã Nghĩa Lộ đọc bản tin thông báo hàng ngày trên loa truyền thanh cơ sở
Đều đặn vào 5 giờ kém 15 phút hàng ngày, khi nghe nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam là chị Hoàng Thị Huệ, bản Đồng Lơi, xã Thanh Lương, Thị xã Nghĩa Lộ dậy bắt đầu công việc một ngày mới. Vừa làm chị vừa nghe các thông tin thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mới nhất của cả nước, của tỉnh và Thị xã Nghĩa Lộ. Chị cho biết: “Tiếng Đài đã trở thành người bạn thân thiết, vừa giúp chúng tôi kịp thời nắm bắt các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra trong ngày, vừa như lời nhắc nhở mọi người bắt đầu 1 ngày làm việc mới, mọi người xuống đồng lao động sản xuất”.
Còn với chị Đỗ Thị Huê - cán bộ Văn hóa - thông tin kiêm phụ trách Đài truyền thanh xã Thanh Lương đã khai thác và phát huy tối đa vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở, nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, trở thành nhịp cầu nối giữa người dân với cấp ủy đảng và chính quyền. Trong suốt quá trình công tác, ngày nắng cũng như ngày mưa, chị Huê luôn có mặt tại trụ sở UBND xã Thanh Lương để thực hiện việc tiếp âm chương trình phát thanh của đài truyền thanh các cấp đúng khung giờ. Đồng thời xây dựng các chương trình phát thanh hàng ngày của địa phương như bản tin nông nghiệp, gương người tốt việc tốt, vận động người dân thi đua sản xuất, thi đua yêu nước. Chị Đỗ Thị Huê - Cán bộ văn hóa, phụ trách truyền thanh cơ sở xã Thanh Lương cho biết: “Vào 5 giờ sáng mỗi ngày, Đài Truyền thanh xã Thanh Lương tiếp âm chương trình của Trung tâm Truyền thông & Văn hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái và Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát các bản tin của xã như là tin tức, tình hình thời sự tại địa phương, lồng ghép với tuyên truyền pháp luật, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…
Xã Nghĩa An - Thị xã Nghĩa Lộ có 8 thôn, bản, với trên 90% dân số là đồng bào Thái. Trước đây chưa có hệ thống loa truyền thanh cơ sở, thông tin đến được với bà con rất khó khăn. Bây giờ, có thể sử dụng hệ thống loa truyền thanh cơ sở để thông báo tất cả các thông tin cần thiết đến bà con. Các chỉ thị, nghị quyết của các cấp từ tỉnh đến xã, các thông tin hướng dẫn mùa vụ, phòng chống dịch bệnh, cháy rừng, thiên tai, pháp luật… theo đó cũng được chuyển tải kịp thời tới bà con. Xã giao cho cán bộ văn hóa, các đoàn thể xây dựng các bản tin, thông báo, viết tin, bài để thông tin tuyên truyền nhiều thông tin tới bà con và chỉ đạo các thôn, bản quản lý, bảo vệ tốt hệ thống loa truyền thanh của xã”. Mỗi ngày ở xã Nghĩa An, hệ thống loa truyền thanh cơ sở vẫn đều đặn vang lên khắp các thôn, bản. Những cánh sóng thông tin luôn là người bạn đồng hành cùng bà con, dựng xây bản mường ấm no. Anh Điêu Đình Độ - cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã cho biết: “Xã Nghĩa An cũng có nhiều thôn bản giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là thôn Nậm Đông, giáp ranh với xã Túc Đán, Pá Lau của huyện Trạm Tấu, để thực hiện tốt công việc, anh phải luôn chủ động tự học hỏi, tự tìm hiểu để nâng cao chất lượng công việc, tay nghề; tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về truyền thanh cơ sở. Khó khăn nhất vẫn là việc sửa chữa, khắc phục những sự cố trong kỹ thuật”.
Ông Hà Xuân Chiến - Tổ trưởng tổ hành chính, kỹ thuật, thư viện, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Thị xã Nghĩa Lộ hiện có 14/14 đài truyền thanh xã, phường, phát huy có hiệu quả 34 điểm loa FM do thị xã quản lý, 12 điểm FM và TA cơ sở với 128 điểm loa trên toàn thị xã. Thực hiện tiếp phát chương trình phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, thị xã đạt 100% theo hoạch so với cùng kỳ đạt 100%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh mặt đất đạt 100% kế hoạch. Đối với các chương tình tiếp phát truyền hình VTV3, VTV1, YTV ngừng tiếp phát theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”, các đài truyền thanh cơ sở bảo đảm tiếp âm đài cấp trên theo quy định của ngành và thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua do Trung tâm Truyền thông & Văn hóa Thị xã phát động, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu nghe đài của người dân.
Với 14/14 xã, phường có đài truyền thanh cơ sở đã kịp thời tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân; giới thiệu các gương điển hình, mô hình hay sáng tạo trong sản xuất, xây dựng nông thôn mới và được người dân áp dụng đem lại hiệu quả... Để công tác tuyên truyền ở cơ sở đạt hiệu quả cao, các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm, đánh giá đúng vai trò, hiệu quả của đài truyền thanh cơ sở, từ đó có chính sách ưu đãi hơn đối với người làm truyền thanh cơ sở.
1135 lượt xem
CTV: Bảo Anh - Duy Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, hệ thống các đài truyền thanh cơ sở của thị xã Nghĩa Lộ không chỉ góp phần chuyển tải kịp thời các thông tin tới nhân dân trên địa bàn, mà còn là công cụ hữu hiệu trong việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.Đều đặn vào 5 giờ kém 15 phút hàng ngày, khi nghe nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam là chị Hoàng Thị Huệ, bản Đồng Lơi, xã Thanh Lương, Thị xã Nghĩa Lộ dậy bắt đầu công việc một ngày mới. Vừa làm chị vừa nghe các thông tin thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mới nhất của cả nước, của tỉnh và Thị xã Nghĩa Lộ. Chị cho biết: “Tiếng Đài đã trở thành người bạn thân thiết, vừa giúp chúng tôi kịp thời nắm bắt các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra trong ngày, vừa như lời nhắc nhở mọi người bắt đầu 1 ngày làm việc mới, mọi người xuống đồng lao động sản xuất”.
Còn với chị Đỗ Thị Huê - cán bộ Văn hóa - thông tin kiêm phụ trách Đài truyền thanh xã Thanh Lương đã khai thác và phát huy tối đa vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở, nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền, trở thành nhịp cầu nối giữa người dân với cấp ủy đảng và chính quyền. Trong suốt quá trình công tác, ngày nắng cũng như ngày mưa, chị Huê luôn có mặt tại trụ sở UBND xã Thanh Lương để thực hiện việc tiếp âm chương trình phát thanh của đài truyền thanh các cấp đúng khung giờ. Đồng thời xây dựng các chương trình phát thanh hàng ngày của địa phương như bản tin nông nghiệp, gương người tốt việc tốt, vận động người dân thi đua sản xuất, thi đua yêu nước. Chị Đỗ Thị Huê - Cán bộ văn hóa, phụ trách truyền thanh cơ sở xã Thanh Lương cho biết: “Vào 5 giờ sáng mỗi ngày, Đài Truyền thanh xã Thanh Lương tiếp âm chương trình của Trung tâm Truyền thông & Văn hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái và Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát các bản tin của xã như là tin tức, tình hình thời sự tại địa phương, lồng ghép với tuyên truyền pháp luật, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…
Xã Nghĩa An - Thị xã Nghĩa Lộ có 8 thôn, bản, với trên 90% dân số là đồng bào Thái. Trước đây chưa có hệ thống loa truyền thanh cơ sở, thông tin đến được với bà con rất khó khăn. Bây giờ, có thể sử dụng hệ thống loa truyền thanh cơ sở để thông báo tất cả các thông tin cần thiết đến bà con. Các chỉ thị, nghị quyết của các cấp từ tỉnh đến xã, các thông tin hướng dẫn mùa vụ, phòng chống dịch bệnh, cháy rừng, thiên tai, pháp luật… theo đó cũng được chuyển tải kịp thời tới bà con. Xã giao cho cán bộ văn hóa, các đoàn thể xây dựng các bản tin, thông báo, viết tin, bài để thông tin tuyên truyền nhiều thông tin tới bà con và chỉ đạo các thôn, bản quản lý, bảo vệ tốt hệ thống loa truyền thanh của xã”. Mỗi ngày ở xã Nghĩa An, hệ thống loa truyền thanh cơ sở vẫn đều đặn vang lên khắp các thôn, bản. Những cánh sóng thông tin luôn là người bạn đồng hành cùng bà con, dựng xây bản mường ấm no. Anh Điêu Đình Độ - cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã cho biết: “Xã Nghĩa An cũng có nhiều thôn bản giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là thôn Nậm Đông, giáp ranh với xã Túc Đán, Pá Lau của huyện Trạm Tấu, để thực hiện tốt công việc, anh phải luôn chủ động tự học hỏi, tự tìm hiểu để nâng cao chất lượng công việc, tay nghề; tích cực tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về truyền thanh cơ sở. Khó khăn nhất vẫn là việc sửa chữa, khắc phục những sự cố trong kỹ thuật”.
Ông Hà Xuân Chiến - Tổ trưởng tổ hành chính, kỹ thuật, thư viện, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Thị xã Nghĩa Lộ hiện có 14/14 đài truyền thanh xã, phường, phát huy có hiệu quả 34 điểm loa FM do thị xã quản lý, 12 điểm FM và TA cơ sở với 128 điểm loa trên toàn thị xã. Thực hiện tiếp phát chương trình phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, thị xã đạt 100% theo hoạch so với cùng kỳ đạt 100%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh mặt đất đạt 100% kế hoạch. Đối với các chương tình tiếp phát truyền hình VTV3, VTV1, YTV ngừng tiếp phát theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”, các đài truyền thanh cơ sở bảo đảm tiếp âm đài cấp trên theo quy định của ngành và thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua do Trung tâm Truyền thông & Văn hóa Thị xã phát động, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu nghe đài của người dân.
Với 14/14 xã, phường có đài truyền thanh cơ sở đã kịp thời tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân; giới thiệu các gương điển hình, mô hình hay sáng tạo trong sản xuất, xây dựng nông thôn mới và được người dân áp dụng đem lại hiệu quả... Để công tác tuyên truyền ở cơ sở đạt hiệu quả cao, các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm, đánh giá đúng vai trò, hiệu quả của đài truyền thanh cơ sở, từ đó có chính sách ưu đãi hơn đối với người làm truyền thanh cơ sở.