Trước tình trạng thiếu các đồ chơi, dụng cụ dạy học tại các trường mầm non ở vùng cao, thầy giáo Nguyễn Quốc Việt - giáo viên Trường THCS La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) đã nghiên cứu và tạo ra sản phẩm “Bảng dạy học chữ cái thông minh” giúp cho học sinh vùng cao vừa học vừa chơi vừa mang lại hiệu quả cao trong việc dạy cái chữ cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Cô trò Trường Mầm non Họa Mi học chữ với thiết bị “Bảng dạy học chữ cái thông minh”.
Đến Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán Tẩn có thể thấy được sự hào hứng của trẻ vùng cao với thiết bị bảng thông minh này. Một em nhỏ nhặt một thẻ chữ bằng nhôm được xếp trong chiếc hộp bằng bìa các tông cài vào bảng thông minh. Bảng đọc chữ cái của thẻ rồi phát qua loa, cả lớp vui vẻ đọc theo kết hợp với cô giáo dạy về hình dáng, cấu tạo của chữ cái giúp trẻ dễ nhớ mặt chữ hơn.
Ngoài chức năng đọc chữ như các thiết bị dạy chữ khác, bảng thông minh cải tiến còn có cả chức năng từ ngữ, âm nhạc và kiểm tra. Khi sử dụng nút từ ngữ thì trẻ sẽ được học các từ có chứa chữ cái đó, giúp trẻ phát triển vốn từ và nhớ chữ lâu hơn, nhanh hơn. Còn khi sử dụng phần kiểm tra, bảng thông minh sẽ đưa ra các yêu cầu ngẫu nhiên về số và chữ cái, trẻ sẽ đi tìm số, thẻ chữ cài vào máy. Nếu cài đúng, thiết bị sẽ khen “đúng rồi” rồi đưa ra các yêu cầu khác. Còn nếu bé cài sai, thiết bị sẽ phát qua loa là “sai rồi” và nêu lại yêu cầu.
Cô giáo Lê Thị Hiến - giáo viên Trường Mầm non Họa mi, xã La Pán Tẩn cho biết: “Các bảng dạy chữ trên thị trường có một hạn chế là các chữ cái được sắp xếp theo trình tự chung nên trẻ dễ ghi nhớ một cách máy móc theo trình tự. Với bảng học cải tiến này, trẻ sẽ chủ động, linh hoạt trong việc tiếp nhận kiến thức, giúp trẻ có thể vừa học mà vừa chơi. Chúng tôi thường sử dụng bảng này để tổ chức trò chơi cho trẻ bằng cách gọi từng trẻ lên hoặc chơi tiếp sức theo nhóm, cuối mỗi lượt, bảng thông minh có đánh giá khen ngợi trẻ, tạo không khí vui vẻ, hào hứng cho trẻ. Bảng thông minh còn tích hợp cả chế độ âm nhạc có thể dùng để giải trí hoặc tập thể dục, cải thiện được sự thiếu thốn các thiết bị, trò chơi ở vùng cao”.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Việt, “Bảng chữ cái thông minh” này cải tiến từ bảng chữ cái thông minh A Lưu, lấy cái tối ưu của nó là mạch điện tử và giọng nói kết hợp với việc dạy chữ bằng thẻ cài rời làm bằng hợp kim nhôm, không độc hại, đảm bảo an toàn cho trẻ. Cải tiến này khiến việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức được linh hoạt, chủ động, không những khắc phục tình trạng ghi nhớ một cách máy móc theo thứ tự của bảng chữ cái thông thường mà còn giúp trẻ vừa học, vừa chơi, hiểu sâu, nhớ lâu.
Thêm vào đó, bảng chữ cái rất an toàn với trẻ vì chỉ sử dụng nguồn điện 4,5 vôn (chạy bằng 3 pin nhỏ). Các nguyên liệu để tạo nên sản phẩm khá đơn giản gồm có: bảng mạch điện tử lấy ở bảng chữ cái A Lưu, dây điện để nối các mạch điện, khung đỡ để cài chữ cái, các công tác khởi động và sử dụng chức năng, giấy màu trang trí thẻ chữ cái. Với các nguyên liệu và cách làm khá đơn giản nên để hoàn thành một thiết bị hoàn chỉnh sẽ hết khoảng 200.000 đồng. Nếu sản xuất đại trà có thể giảm chi phí còn 150.000 đồng - một mức giá không quá cao cho một sản phẩm học tập hữu dụng.
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi đang học làm quen với chữ cái, ở lứa tuổi này, trẻ không tập trung được lâu nên thời gian học thường ngắn và phải xen kẽ các trò chơi để trẻ dễ tiếp thu. Bởi vậy, việc nghiên cứu ra bảng thông minh tích hợp nhiều chức năng trong một thiết bị không những tạo hứng thú trong việc học tập và giảng dạy mà còn hỗ trợ, cải thiện việc thiếu dụng cụ học tập, đồ chơi cho trẻ vùng cao. Với giải pháp cải tiến của mình, anh Nguyễn Quốc Việt đã đạt giải Khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ VII (2015 - 2016).
1302 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trước tình trạng thiếu các đồ chơi, dụng cụ dạy học tại các trường mầm non ở vùng cao, thầy giáo Nguyễn Quốc Việt - giáo viên Trường THCS La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) đã nghiên cứu và tạo ra sản phẩm “Bảng dạy học chữ cái thông minh” giúp cho học sinh vùng cao vừa học vừa chơi vừa mang lại hiệu quả cao trong việc dạy cái chữ cho học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.Đến Trường Mầm non Họa Mi, xã La Pán Tẩn có thể thấy được sự hào hứng của trẻ vùng cao với thiết bị bảng thông minh này. Một em nhỏ nhặt một thẻ chữ bằng nhôm được xếp trong chiếc hộp bằng bìa các tông cài vào bảng thông minh. Bảng đọc chữ cái của thẻ rồi phát qua loa, cả lớp vui vẻ đọc theo kết hợp với cô giáo dạy về hình dáng, cấu tạo của chữ cái giúp trẻ dễ nhớ mặt chữ hơn.
Ngoài chức năng đọc chữ như các thiết bị dạy chữ khác, bảng thông minh cải tiến còn có cả chức năng từ ngữ, âm nhạc và kiểm tra. Khi sử dụng nút từ ngữ thì trẻ sẽ được học các từ có chứa chữ cái đó, giúp trẻ phát triển vốn từ và nhớ chữ lâu hơn, nhanh hơn. Còn khi sử dụng phần kiểm tra, bảng thông minh sẽ đưa ra các yêu cầu ngẫu nhiên về số và chữ cái, trẻ sẽ đi tìm số, thẻ chữ cài vào máy. Nếu cài đúng, thiết bị sẽ khen “đúng rồi” rồi đưa ra các yêu cầu khác. Còn nếu bé cài sai, thiết bị sẽ phát qua loa là “sai rồi” và nêu lại yêu cầu.
Cô giáo Lê Thị Hiến - giáo viên Trường Mầm non Họa mi, xã La Pán Tẩn cho biết: “Các bảng dạy chữ trên thị trường có một hạn chế là các chữ cái được sắp xếp theo trình tự chung nên trẻ dễ ghi nhớ một cách máy móc theo trình tự. Với bảng học cải tiến này, trẻ sẽ chủ động, linh hoạt trong việc tiếp nhận kiến thức, giúp trẻ có thể vừa học mà vừa chơi. Chúng tôi thường sử dụng bảng này để tổ chức trò chơi cho trẻ bằng cách gọi từng trẻ lên hoặc chơi tiếp sức theo nhóm, cuối mỗi lượt, bảng thông minh có đánh giá khen ngợi trẻ, tạo không khí vui vẻ, hào hứng cho trẻ. Bảng thông minh còn tích hợp cả chế độ âm nhạc có thể dùng để giải trí hoặc tập thể dục, cải thiện được sự thiếu thốn các thiết bị, trò chơi ở vùng cao”.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Việt, “Bảng chữ cái thông minh” này cải tiến từ bảng chữ cái thông minh A Lưu, lấy cái tối ưu của nó là mạch điện tử và giọng nói kết hợp với việc dạy chữ bằng thẻ cài rời làm bằng hợp kim nhôm, không độc hại, đảm bảo an toàn cho trẻ. Cải tiến này khiến việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức được linh hoạt, chủ động, không những khắc phục tình trạng ghi nhớ một cách máy móc theo thứ tự của bảng chữ cái thông thường mà còn giúp trẻ vừa học, vừa chơi, hiểu sâu, nhớ lâu.
Thêm vào đó, bảng chữ cái rất an toàn với trẻ vì chỉ sử dụng nguồn điện 4,5 vôn (chạy bằng 3 pin nhỏ). Các nguyên liệu để tạo nên sản phẩm khá đơn giản gồm có: bảng mạch điện tử lấy ở bảng chữ cái A Lưu, dây điện để nối các mạch điện, khung đỡ để cài chữ cái, các công tác khởi động và sử dụng chức năng, giấy màu trang trí thẻ chữ cái. Với các nguyên liệu và cách làm khá đơn giản nên để hoàn thành một thiết bị hoàn chỉnh sẽ hết khoảng 200.000 đồng. Nếu sản xuất đại trà có thể giảm chi phí còn 150.000 đồng - một mức giá không quá cao cho một sản phẩm học tập hữu dụng.
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi đang học làm quen với chữ cái, ở lứa tuổi này, trẻ không tập trung được lâu nên thời gian học thường ngắn và phải xen kẽ các trò chơi để trẻ dễ tiếp thu. Bởi vậy, việc nghiên cứu ra bảng thông minh tích hợp nhiều chức năng trong một thiết bị không những tạo hứng thú trong việc học tập và giảng dạy mà còn hỗ trợ, cải thiện việc thiếu dụng cụ học tập, đồ chơi cho trẻ vùng cao. Với giải pháp cải tiến của mình, anh Nguyễn Quốc Việt đã đạt giải Khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ VII (2015 - 2016).