Từ khi thành lập đến nay, các thành viên của Tổ tự quản an toàn giao thông (ATGT) tại bến đò Y Can - Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của giao thông đường thủy.
Thành viên Tổ tự quản an toàn giao thông tại bến đò Y Can phát dụng cụ nổi cầm tay cho khách đi đò.
Bến đò Y Can – Cổ Phúc là bến có mật độ người qua lại lớn nhất tỉnh Yên Bái hiện nay với bình quân 30 phút/chuyến. Theo ghi nhận, bến đò hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối với khoảng 400 lượt người/ngày. Do vậy, vấn đề bảo đảm trật tự ATGT tại bến đò này được đặc biệt coi trọng.
Trên cơ sở đó, năm 2010, mô hình Tổ tự quản tại bến đò Y Can - Cổ Phúc đã được thành lập với thành viên là công an xã, trưởng thôn và những người trực tiếp tham gia lái đò. Ngay sau khi được thành lập, Tổ tự quản đã họp đề ra Quy chế hoạt động cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện trực tiếp ngay trên từng chuyến đò.
Ông Lê Văn Hào - Tổ trưởng Tổ đò xã Y Can – Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết: “Các thành viên của Tổ tự quản đều trực tiếp tham gia đưa đón khách qua sông, do vậy, mọi người đều trực tiếp tuyên truyền, nhắc nhở các quy định khi đi đò cho nhân dân. Cái khó nhất là yêu cầu người đi đò mặc áo phao nhưng qua nhiều năm tuyên truyền, ý thức của đại đa phần người dân đã được nâng lên”.
Được biết, để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, Tổ tự quản thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp tàu, thuyền, nhà chờ, đường lên xuống bến, đèn chiếu sáng, biển báo hiệu; duy trì đầy đủ dụng cụ nổi phát cho người đi đò.
Đặc biệt, vào mùa nước cạn, các thành viên thường xuyên tổ chức nạo vét cát, bùn để bảo đảm cho thuyền ra, vào đúng vị trí, tránh gây nguy hiểm cho người dân. Hay vào mùa mưa bão, nhất là những ngày có mưa lớn, tất cả các thành viên của Tổ tự quản phải có mặt để chủ động ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, Tổ tự quản cũng thường xuyên phối hợp với Công an huyện Trấn Yên tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT đường thủy, nội quy, quy định của bến đò cho giáo viên, học sinh nắm và tự giác chấp hành.
Đại úy Phùng Nguyên Ngọc - Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự - Cơ động, Công an huyện Trấn Yên cho biết: “Vào mùa mưa bão hay những dịp cao điểm, Đội tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa; đồng thời, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm của chủ đò, hành khách khi qua sông cố tình không chấp hành đầy đủ các quy định của Luật. Nhờ đó, tình hình ATGT đường thủy trên địa bàn huyện Trấn Yên luôn bảo đảm, nhiều năm gần đây, không xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến đường thủy”.
Theo ông Từ Thế Phúc - xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, trước đây, người dân không chịu mặc áo phao vì có nhiều bất tiện, tuy nhiên, sau khi Tổ tự quản có các dụng cụ nổi cầm tay thì người dân cơ bản chấp hành rất nghiêm. Ông nhận thấy, từ khi Tổ tự quản được thành lập và đi vào hoạt động, ý thức của người dân trong chấp hành các quy định ATGT đường thủy nâng lên.
Với những hoạt động thiết thực, Tổ tự quản ATGT tại bến đò Y Can - Cổ Phúc đã góp phần quan trọng trong việc vận tải hành khách, bảo đảm an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả của Tổ tự quản tại bến đò ngang này, huyện Trấn Yên và các ngành chức năng cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức tự giác cho người dân, đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động, nhắc nhở, xử lý các vi phạm.
2470 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ khi thành lập đến nay, các thành viên của Tổ tự quản an toàn giao thông (ATGT) tại bến đò Y Can - Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của giao thông đường thủy. Bến đò Y Can – Cổ Phúc là bến có mật độ người qua lại lớn nhất tỉnh Yên Bái hiện nay với bình quân 30 phút/chuyến. Theo ghi nhận, bến đò hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối với khoảng 400 lượt người/ngày. Do vậy, vấn đề bảo đảm trật tự ATGT tại bến đò này được đặc biệt coi trọng.
Trên cơ sở đó, năm 2010, mô hình Tổ tự quản tại bến đò Y Can - Cổ Phúc đã được thành lập với thành viên là công an xã, trưởng thôn và những người trực tiếp tham gia lái đò. Ngay sau khi được thành lập, Tổ tự quản đã họp đề ra Quy chế hoạt động cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện trực tiếp ngay trên từng chuyến đò.
Ông Lê Văn Hào - Tổ trưởng Tổ đò xã Y Can – Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cho biết: “Các thành viên của Tổ tự quản đều trực tiếp tham gia đưa đón khách qua sông, do vậy, mọi người đều trực tiếp tuyên truyền, nhắc nhở các quy định khi đi đò cho nhân dân. Cái khó nhất là yêu cầu người đi đò mặc áo phao nhưng qua nhiều năm tuyên truyền, ý thức của đại đa phần người dân đã được nâng lên”.
Được biết, để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, Tổ tự quản thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp tàu, thuyền, nhà chờ, đường lên xuống bến, đèn chiếu sáng, biển báo hiệu; duy trì đầy đủ dụng cụ nổi phát cho người đi đò.
Đặc biệt, vào mùa nước cạn, các thành viên thường xuyên tổ chức nạo vét cát, bùn để bảo đảm cho thuyền ra, vào đúng vị trí, tránh gây nguy hiểm cho người dân. Hay vào mùa mưa bão, nhất là những ngày có mưa lớn, tất cả các thành viên của Tổ tự quản phải có mặt để chủ động ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh đó, Tổ tự quản cũng thường xuyên phối hợp với Công an huyện Trấn Yên tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm ATGT đường thủy, nội quy, quy định của bến đò cho giáo viên, học sinh nắm và tự giác chấp hành.
Đại úy Phùng Nguyên Ngọc - Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự - Cơ động, Công an huyện Trấn Yên cho biết: “Vào mùa mưa bão hay những dịp cao điểm, Đội tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền Luật Giao thông đường thủy nội địa; đồng thời, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm của chủ đò, hành khách khi qua sông cố tình không chấp hành đầy đủ các quy định của Luật. Nhờ đó, tình hình ATGT đường thủy trên địa bàn huyện Trấn Yên luôn bảo đảm, nhiều năm gần đây, không xảy ra tai nạn giao thông trên tuyến đường thủy”.
Theo ông Từ Thế Phúc - xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, trước đây, người dân không chịu mặc áo phao vì có nhiều bất tiện, tuy nhiên, sau khi Tổ tự quản có các dụng cụ nổi cầm tay thì người dân cơ bản chấp hành rất nghiêm. Ông nhận thấy, từ khi Tổ tự quản được thành lập và đi vào hoạt động, ý thức của người dân trong chấp hành các quy định ATGT đường thủy nâng lên.
Với những hoạt động thiết thực, Tổ tự quản ATGT tại bến đò Y Can - Cổ Phúc đã góp phần quan trọng trong việc vận tải hành khách, bảo đảm an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả của Tổ tự quản tại bến đò ngang này, huyện Trấn Yên và các ngành chức năng cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức tự giác cho người dân, đồng thời tăng cường kiểm tra hoạt động, nhắc nhở, xử lý các vi phạm.