CTTĐT - Những năm qua, việc phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng ở huyện Trấn Yên là một trong những hướng đi quan trọng, được huyện ưu tiên triển khai thực hiện. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng đã và đang từng bước phát triển hoàn thiện, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc cũng như phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào cũng như phục vụ du khách thập phương.
Quang cảnh khu vực sân golf Star thuộc huyện Trấn Yên nhìn từ trên cao
Thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích lịch sử, đa dạng bản sắc văn hóa, có nhiều đặc sản nông nghiệp, cùng với đó người dân thân thiện, hiếu khách và trong cộng đồng dân cư còn lưu truyền nhiều nét văn hóa đặc sắc, là những yếu tố quan trọng để Trấn Yên xây dựng và phát triển du lịch du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Thực hiện Nghị quyết số 28 của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành Kế hoạch số 37 về phát triển du lịch, như: đẩy mạnh xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, sản phẩm du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch địa phương, tour, tuyến du lịch, các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch...Ông Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Trấn Yên cho biết: “Để đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp quản lý, hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp như: Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đến tầng lớp cán bộ và Nhân dân hiểu được lợi ích, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với du lịch; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng phát triển nhóm sản phẩm du lịch nông thôn, điểm du lịch cộng đồng nhằm khai thác thế mạnh về du lịch, các giá trị văn hóa, lịch sử của huyện.”
Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc huyện Trấn Yên rất phong phú, chủ yếu là văn hóa phi vật thể, bao gồm văn hóa tinh thần của người Kinh với những tinh hoa văn hóa đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cùng với đó là văn hóa tinh thần giàu bản sắc của đồng bào Tày, Dao, Mường, Cao Lan, Mông. Đặc biệt, đây là vùng giao thoa văn hóa giữa vùng miền núi Đông bắc với vùng miền núi Tây bắc, giữa miền xuôi với miền ngược, đã tạo nên vườn hoa văn hóa phong phú sắc màu. Việc thường xuyên tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch hàng năm với nhiều hoạt động đa dạng, mới mẻ đã có hiệu quả mạnh mẽ trong việc quảng bá hình ảnh, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, các sản phẩm địa phương, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, xã Vân Hội đang được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Trấn Yên, mỗi năm địa phương thu hút gần 10.000 du khách. Đến với Vân Hội du khách đã quen với Thác Quẽ, Ao Xanh. Du khách cũng có thể len lỏi vào những ngòi Mõng, khe Long Ẩn, vực Đèo Giang để tìm về quá khứ vẻ vang của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy thú chơi sen, ngắm sen nở rộ trong giới trẻ, người dân Vân Hội đã mở rộng vùng trồng sen, dựng những chòi bằng cây tre, hóp, lợp lá cọ ở trên hồ và trang bị một số thuyền, bè để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân dã, tươi ngon mang hương vị đặc trưng của vùng chiến khu cách mạng. Thực tế cho thấy, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng là cơ hội mở rộng kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm ở khu vực nông thôn, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển bền vững. Phong trào “người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” đang ngày càng trờ nên sôi động hơn. Hiện nay, trên địa bàn xã đã hình thành một số điểm du lịch như Sen quê Vân Hội, Thung lũng hoa ven hồ, Ao Xanh và 1 mô hình homestay… Anh Nguyễn Văn Sơn – Chủ cơ sở Homestay chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình du lịch: “Với lợi thế có hệ thống thác nước sạch, trong xanh 4 mùa và đã được du khách đến thăm quan trải nghiệm từ lâu nên khá thuận lợi cho chúng tôi phát triển điểm du lịch Ao Xanh. Năm 2021, chúng tôi đã quyết định đầu tư một cơ sở homestay để phục vụ du khách đến tắm thác có thể ăn uống và nghỉ ngơi tại đây. Đặc biệt, để bảo đảm an toàn cho du khách, chúng tôi luôn chú trọng việc xử lý môi trường để nguồn nước luôn trong sạch, tạo bậc lên xuống cho du khách đi lại an toàn và trang bị áo tắm, phao bơi đầy đủ”.
Xã Việt Hồng nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp Quốc gia chiến khu Vần, với các di tích như: Đình Chung, Nhà ông Trần Đình Khánh, Hang Dơi và các điểm tham quan, du lịch trải nghiệm thác Trường Thọ, Ao Sen bản Nả và nhiều hang động trong khu rừng tự nhiên… được nhiều người biết đến. Mỗi năm xã đón trên 2.000 lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch và số lượng du khách tăng theo từng năm. Mô hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, do chính cộng đồng cư dân địa phương phối hợp cùng nhau xây dựng, phát triển, quản lý, hưởng lợi song song với bảo tồn thiên nhiên. Đây là mô hình mang lại nhiều giá trị vượt trội cho du khách khi được hòa cùng người dân trải nghiệm nét đặc sắc trong văn hóa vùng miền, đồng thời đảm bảo tính khai thác song song với bảo tồn thiên nhiên, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Anh Triệu Khánh Thiện - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết thêm: “Để phát triển du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, của huyện lựa chọn bản Nả và bản Vần là 2 bản có nhiều ưu thế phù hợp với việc xây dựng mô hình làng bản du lịch cộng đồng (homestay) theo mô hình tổng hợp gắn kết với các điểm tham quan, du lịch sinh thái, trải nghiệm nghỉ dưỡng tạo thành các tour du lịch khép kín. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, định hướng phát triển mô hình đến từng hộ dân, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ liên quan về du lịch, lễ tân, nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… để đảm bảo các hộ tham gia phục vụ du khách một cách tốt nhất. Đến nay ở Việt Hồng đã có 5 gia đình đăng ký tham gia mô hình du lịch cộng đồng và đã xây dựng được 2 mô hình du lịch dịch vụ lưu trú homestay”.
Trong giai đoạn tới, huyện Trấn Yên tiếp tục ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng theo hướng đồng bộ, hài hòa, phù hợp điều kiện từng địa phương. Theo đó, huyện sẽ khuyến khích các địa phương khai thác những giá trị nổi trội và khác biệt của mình để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; khuyến khích người dân tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời giữ gìn nét văn hóa truyền thống; xây dựng hình ảnh du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp...
1318 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, việc phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng ở huyện Trấn Yên là một trong những hướng đi quan trọng, được huyện ưu tiên triển khai thực hiện. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng đã và đang từng bước phát triển hoàn thiện, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc cũng như phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào cũng như phục vụ du khách thập phương.Thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích lịch sử, đa dạng bản sắc văn hóa, có nhiều đặc sản nông nghiệp, cùng với đó người dân thân thiện, hiếu khách và trong cộng đồng dân cư còn lưu truyền nhiều nét văn hóa đặc sắc, là những yếu tố quan trọng để Trấn Yên xây dựng và phát triển du lịch du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Thực hiện Nghị quyết số 28 của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Huyện ủy Trấn Yên đã ban hành Kế hoạch số 37 về phát triển du lịch, như: đẩy mạnh xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, sản phẩm du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch địa phương, tour, tuyến du lịch, các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch...Ông Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Trấn Yên cho biết: “Để đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp quản lý, hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp như: Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đến tầng lớp cán bộ và Nhân dân hiểu được lợi ích, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với du lịch; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng phát triển nhóm sản phẩm du lịch nông thôn, điểm du lịch cộng đồng nhằm khai thác thế mạnh về du lịch, các giá trị văn hóa, lịch sử của huyện.”
Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc huyện Trấn Yên rất phong phú, chủ yếu là văn hóa phi vật thể, bao gồm văn hóa tinh thần của người Kinh với những tinh hoa văn hóa đồng bằng và trung du Bắc Bộ, cùng với đó là văn hóa tinh thần giàu bản sắc của đồng bào Tày, Dao, Mường, Cao Lan, Mông. Đặc biệt, đây là vùng giao thoa văn hóa giữa vùng miền núi Đông bắc với vùng miền núi Tây bắc, giữa miền xuôi với miền ngược, đã tạo nên vườn hoa văn hóa phong phú sắc màu. Việc thường xuyên tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, du lịch hàng năm với nhiều hoạt động đa dạng, mới mẻ đã có hiệu quả mạnh mẽ trong việc quảng bá hình ảnh, nét văn hóa truyền thống đặc sắc, các sản phẩm địa phương, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, xã Vân Hội đang được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Trấn Yên, mỗi năm địa phương thu hút gần 10.000 du khách. Đến với Vân Hội du khách đã quen với Thác Quẽ, Ao Xanh. Du khách cũng có thể len lỏi vào những ngòi Mõng, khe Long Ẩn, vực Đèo Giang để tìm về quá khứ vẻ vang của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Vài năm trở lại đây, nhận thấy thú chơi sen, ngắm sen nở rộ trong giới trẻ, người dân Vân Hội đã mở rộng vùng trồng sen, dựng những chòi bằng cây tre, hóp, lợp lá cọ ở trên hồ và trang bị một số thuyền, bè để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân dã, tươi ngon mang hương vị đặc trưng của vùng chiến khu cách mạng. Thực tế cho thấy, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng là cơ hội mở rộng kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm ở khu vực nông thôn, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển bền vững. Phong trào “người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” đang ngày càng trờ nên sôi động hơn. Hiện nay, trên địa bàn xã đã hình thành một số điểm du lịch như Sen quê Vân Hội, Thung lũng hoa ven hồ, Ao Xanh và 1 mô hình homestay… Anh Nguyễn Văn Sơn – Chủ cơ sở Homestay chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình du lịch: “Với lợi thế có hệ thống thác nước sạch, trong xanh 4 mùa và đã được du khách đến thăm quan trải nghiệm từ lâu nên khá thuận lợi cho chúng tôi phát triển điểm du lịch Ao Xanh. Năm 2021, chúng tôi đã quyết định đầu tư một cơ sở homestay để phục vụ du khách đến tắm thác có thể ăn uống và nghỉ ngơi tại đây. Đặc biệt, để bảo đảm an toàn cho du khách, chúng tôi luôn chú trọng việc xử lý môi trường để nguồn nước luôn trong sạch, tạo bậc lên xuống cho du khách đi lại an toàn và trang bị áo tắm, phao bơi đầy đủ”.
Xã Việt Hồng nằm trong quần thể Di tích lịch sử cấp Quốc gia chiến khu Vần, với các di tích như: Đình Chung, Nhà ông Trần Đình Khánh, Hang Dơi và các điểm tham quan, du lịch trải nghiệm thác Trường Thọ, Ao Sen bản Nả và nhiều hang động trong khu rừng tự nhiên… được nhiều người biết đến. Mỗi năm xã đón trên 2.000 lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch và số lượng du khách tăng theo từng năm. Mô hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, do chính cộng đồng cư dân địa phương phối hợp cùng nhau xây dựng, phát triển, quản lý, hưởng lợi song song với bảo tồn thiên nhiên. Đây là mô hình mang lại nhiều giá trị vượt trội cho du khách khi được hòa cùng người dân trải nghiệm nét đặc sắc trong văn hóa vùng miền, đồng thời đảm bảo tính khai thác song song với bảo tồn thiên nhiên, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Anh Triệu Khánh Thiện - Chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết thêm: “Để phát triển du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, của huyện lựa chọn bản Nả và bản Vần là 2 bản có nhiều ưu thế phù hợp với việc xây dựng mô hình làng bản du lịch cộng đồng (homestay) theo mô hình tổng hợp gắn kết với các điểm tham quan, du lịch sinh thái, trải nghiệm nghỉ dưỡng tạo thành các tour du lịch khép kín. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, định hướng phát triển mô hình đến từng hộ dân, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ liên quan về du lịch, lễ tân, nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… để đảm bảo các hộ tham gia phục vụ du khách một cách tốt nhất. Đến nay ở Việt Hồng đã có 5 gia đình đăng ký tham gia mô hình du lịch cộng đồng và đã xây dựng được 2 mô hình du lịch dịch vụ lưu trú homestay”.
Trong giai đoạn tới, huyện Trấn Yên tiếp tục ưu tiên phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng theo hướng đồng bộ, hài hòa, phù hợp điều kiện từng địa phương. Theo đó, huyện sẽ khuyến khích các địa phương khai thác những giá trị nổi trội và khác biệt của mình để tạo ra sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; khuyến khích người dân tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời giữ gìn nét văn hóa truyền thống; xây dựng hình ảnh du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp...