CTTĐT - Thời gian qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) vẫn khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thăm HTX nông nghiệp Minh Bảo
Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trên “hành trình” 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến rõ nét. Cán bộ, đảng viên, thành viên, người lao động và nhân dân đã có nhận thức rõ hơn về quan điểm, đường lối phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước, về vai trò, vị trí và tính tất yếu khách quan của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến năm 2021, Số HTX tỉnh Yên Bái tăng 4,5 lần, vốn hoạt động của các HTX gấp 48 lần so với thời điểm ban hành Nghị quyết (năm 2001), thu hút trên 60.000 thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho gần 10.000 lao động với thu nhập bình quân từ 4,0 -5,5 triệu đồng/người/tháng.
Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về một số chính sách hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025 được ban hành bước đầu đã tác động tích cực tới sự phát triển Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Nguồn nhân lực HTX ngày càng trẻ hóa, có trình độ và năng lực quản trị; nhu cầu về vốn của các HTX từng bước được tháo gỡ. Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách mới chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới, phát triển HTX. Song, hiệu ứng tích cực từ cơ chế, chính sách là trợ lực khá lớn, thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, tình trạng yếu kém của khu vực kinh tế tập thể dần được khắc phục; kinh tế hợp tác, HTX từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Từ hiệu quả hoạt động mô hình HTX kiểu mới, các HTX đã vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế. Đến nay, toàn tỉnh có trên 600 hợp tác xã với tổng số thành viên trên 30.600 người.
Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất tại HTX đề nghị vay vốn (HTX sản xuất dược liệu Viễn Sơn)
Với hàng loạt các chương trình, giải pháp hỗ trợ kinh tế tập thể củng cố, phát triển như: Lựa chọn, hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới thực hiện Đề án 167 về lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên cả nước giai đoạn 2021-2025; Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, đưa lao động trẻ về làm việc tại HTX, hỗ trợ đào tạo, thuê địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm…Đặc biệt, đầu năm 2022, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Yên Bái, nâng Vốn Điều lệ của Quỹ được ghi từ 5 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng và tăng Vốn Điều lệ cho Quỹ năm 2022 với số tiền là 3 tỷ đồng, nâng tổng vốn hiện có của Quỹ lên trên 8 tỷ đồng, đã tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế tập thể tỉnh, nòng cốt là các HTX... Theo số liệu của Cục thuế tỉnh Yên Bái, 6 tháng đầu năm 2022, khối HTX đã nộp Ngân sách Nhà nước 19,4 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021. Kinh tế tập thể đã và đang phát triển đảm bảo Kế hoạch, Kịch bản phát triển KTTT tỉnh năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.
Để tạo động lực cho khu vực KTTT phát triển, khẳng định hơn nữa vai trò và đóng góp quan trọng của HTX trong nền kinh tế, thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền về vị trí của KTTT trong nền kinh tế; triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho HTX phát triển; thu hút các nguồn lực đầu tư hỗ trợ các HTX phát triển các sản phẩm mới; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTX, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật có tay nghề trong các HTX; xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình để từ đó nhân rộng các điển hình...
1531 lượt xem
CTV: Lan Anh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) vẫn khẳng định được vai trò, vị thế quan trọng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trên “hành trình” 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến rõ nét. Cán bộ, đảng viên, thành viên, người lao động và nhân dân đã có nhận thức rõ hơn về quan điểm, đường lối phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước, về vai trò, vị trí và tính tất yếu khách quan của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đến năm 2021, Số HTX tỉnh Yên Bái tăng 4,5 lần, vốn hoạt động của các HTX gấp 48 lần so với thời điểm ban hành Nghị quyết (năm 2001), thu hút trên 60.000 thành viên tham gia, tạo việc làm thường xuyên cho gần 10.000 lao động với thu nhập bình quân từ 4,0 -5,5 triệu đồng/người/tháng.
Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về một số chính sách hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025 được ban hành bước đầu đã tác động tích cực tới sự phát triển Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Nguồn nhân lực HTX ngày càng trẻ hóa, có trình độ và năng lực quản trị; nhu cầu về vốn của các HTX từng bước được tháo gỡ. Mặc dù nguồn vốn hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách mới chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới, phát triển HTX. Song, hiệu ứng tích cực từ cơ chế, chính sách là trợ lực khá lớn, thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, tình trạng yếu kém của khu vực kinh tế tập thể dần được khắc phục; kinh tế hợp tác, HTX từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Từ hiệu quả hoạt động mô hình HTX kiểu mới, các HTX đã vươn lên, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy cho thành viên, tham gia xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác trong nền kinh tế. Đến nay, toàn tỉnh có trên 600 hợp tác xã với tổng số thành viên trên 30.600 người.
Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất tại HTX đề nghị vay vốn (HTX sản xuất dược liệu Viễn Sơn)
Với hàng loạt các chương trình, giải pháp hỗ trợ kinh tế tập thể củng cố, phát triển như: Lựa chọn, hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới thực hiện Đề án 167 về lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên cả nước giai đoạn 2021-2025; Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, đưa lao động trẻ về làm việc tại HTX, hỗ trợ đào tạo, thuê địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm…Đặc biệt, đầu năm 2022, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Yên Bái, nâng Vốn Điều lệ của Quỹ được ghi từ 5 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng và tăng Vốn Điều lệ cho Quỹ năm 2022 với số tiền là 3 tỷ đồng, nâng tổng vốn hiện có của Quỹ lên trên 8 tỷ đồng, đã tạo động lực cho sự phát triển của kinh tế tập thể tỉnh, nòng cốt là các HTX... Theo số liệu của Cục thuế tỉnh Yên Bái, 6 tháng đầu năm 2022, khối HTX đã nộp Ngân sách Nhà nước 19,4 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021. Kinh tế tập thể đã và đang phát triển đảm bảo Kế hoạch, Kịch bản phát triển KTTT tỉnh năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.
Để tạo động lực cho khu vực KTTT phát triển, khẳng định hơn nữa vai trò và đóng góp quan trọng của HTX trong nền kinh tế, thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền về vị trí của KTTT trong nền kinh tế; triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho HTX phát triển; thu hút các nguồn lực đầu tư hỗ trợ các HTX phát triển các sản phẩm mới; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTX, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật có tay nghề trong các HTX; xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình để từ đó nhân rộng các điển hình...