CTTĐT - Với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, anh Phạm Duy Quyết ở tổ dân phố 3 thị trấn Cổ Phúc - tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ huyện Trấn Yên luôn đề cao chữ “tâm” cùng với chữ “thiện”. Cũng chính vì lẽ đó mà ngày lại qua ngày ở đâu khi anh biết có những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh là anh lại tìm đến thực hiện chữ “tâm” ở đó.
Anh Phạm Duy Quyết tham gia hiến máu (lần 2 trong năm 2022) tại chương trình Hành trình đỏ huyện Trấn Yên năm 2022
Xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả, ngay từ nhỏ anh Quyết phải bươn trải nhiều nơi để kiếm sống. Cũng chính những nơi ấy mà anh phải chứng kiến nhiều mảnh đời không có nhà để ở, thiếu thốn tiền khi bệnh tật, điều đó khiến anh cứ trăn trở, day dứt mãi. Bởi thế anh Quyết bàn bạc cùng vợ con, nếu trong khả năng của gia đình thì mình tìm cách để giúp đỡ họ bằng những việc làm ý nghĩa như hiến máu tình nguyện, cắt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo dân tộc thiểu số, quyên góp ủng hộ và đăng ký hiến mô tạng, hiến xác. Anh Quyết tâm niệm: “Chừng nào còn sức khỏe thì còn tiếp tục làm công việc thiện nguyện này, để góp một phần nhỏ của mình cho xã hội chỉ đơn giản với một suy nghĩ cho đi mà không cần nhận lại”.
Sau lần đầu tiên tham gia hiến máu tình nguyện vào năm 2001, anh Quyết cảm thấy bản thân vẫn rất khỏe mạnh, lao động, sinh hoạt bình thường. Không những thế, anh còn cảm thấy vui hơn vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho xã hội nên anh tiếp tục hiến máu thêm nhiều lần nữa. Từ đó đến nay, anh đã hiến máu 12 lần với 2 lần hiến máu trực tiếp cho người bệnh, trong đó có bà Bùi Thị Nhâm, 73 tuổi ở tổ dân phố 4, thị trấn Cổ Phúc. Gia đình bà Nhâm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bà thường xuyên đau ốm nhưng vẫn phải chăm sóc mẹ già gần 100 tuổi và một người con trai mắc bệnh tâm thần đã mấy chục năm nay. Mọi khó khăn đổ dồn lên đôi vai gầy khiến bà Nhâm bị suy nhược cơ thể trầm trọng. Tháng 3/2022, bà Nhâm đổ bệnh nặng tưởng chừng không qua khỏi, bà cần phải truyền máu để duy trì sự sống. Nhận được cuộc gọi từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, anh Phạm Duy Quyết đã không ngần ngại đến để cho máu, cứu giúp bà Nhâm qua cơn bão bệnh. Bà Bùi Thị Nhâm xúc động nói: “Trong lúc cận kề giữa sự sống và cái chết, tôi đã được các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tận tình cứu chữa, đặc biệt tôi đã được anh Phạm Duy Quyết ở tổ dân phố 3, thị trấn Cổ Phúc và 2 người cháu ở xã Giới Phiên thành phố Yên Bái cho máu. Tôi thực sự rất biết ơn tất cả mọi người đã cứu sống tôi”.
Không chỉ tham gia hiến máu tình nguyện, năm 2018 anh Phạm Duy Quyết còn tự nguyện đăng ký với Trung tâm điều phối và ghép tạng Quốc gia để hiến mô, tạng và hiến xác cho Học viên Quân y nếu không may anh qua đời. Hành động cao đẹp và ý nghĩa của anh đã lan tỏa trong cộng đồng cùng với kiên trì tuyên truyền, vận động để sự sống được hồi sinh, anh Quyết đã giúp nhiều người hiểu được ý nghĩa của việc đăng ký hiến mô tạng. Khi “mưa dầm thấm lâu”, người dân đã hiểu và lan tỏa giá trị nhân văn hiến mô, tạng là trao cơ hội sống cho nhiều người. Đến nay, ngoài vợ chồng anh Quyết, anh đã vận động và giới thiệu thêm 6 người đăng ký hiến mô, tạng. Mới đây nhất vào tháng 9/2021 qua anh Quyết giới thiệu, vợ chồng anh Nguyễn Tiến Hưng và chị Trần Thị Tuấn Khanh ở tổ dân phố 6, thị trấn Cổ Phúc cũng đã đăng ký thành công việc hiến mô, tạng. Trong câu chuyện với chúng tôi chị Trần Thị Tuấn Khanh, tổ dân phố 6, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cũng đã có những giây phút nghẹn ngào: “Em chỉ suy nghĩ đơn giản nếu chẳng may mình qua đời thì một phần cơ thể của mình sẽ sống trên cơ thể người khác. Đó cũng là niềm hạnh phúc”.
Tấm gương anh Phạm Duy Quyết ở thị trấn Cổ Phúc là một trong những tình nguyện viên điển hình trong hơn 10 nghìn hội viên của huyện Trấn Yên không ngại khó khăn, mang tấm lòng thiện nguyện để chia sẻ yêu thương cho cộng đồng, hỗ trợ đắc lực cho các cấp Hội trong thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo. Anh Phan Thanh Hải - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Trấn Yên nhận xét: “Hoạt động tình nguyện của anh Quyết và những tình nguyện viên chữ thập đỏ huyện Trấn Yên được xuất phát từ thiện chí của người muốn tình nguyện tham gia, không vì bất kỳ lợi ích riêng tư bản thân. Trong đó anh Phạm Duy Quyết là người đầu tiên trên địa bàn huyện Trấn Yên tham gia hiến mô, hiến tạng và hiến cả xác. Không những thế anh còn vận động vợ và người thân đăng ký tham gia. Anh Quyết cũng là người tích cực tham gia hoạt động nhân đạo với phương châm “Người thừa mang đến và người thiếu thì đến nhận”.
Cho đi mà không mong nhận lại, cho đi là còn mãi, những con người như anh Quyết đang từng ngày làm cho cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Bởi ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở thời gian ta đã sống bao lâu, mà điều đáng nói là ta đã đóng góp được những gì cho cuộc đời, mang lại giá trị như thế nào cho xã hội, hơn thế nữa là không ngừng lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
1284 lượt xem
CTV: Thu Phượng - Kim Oanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, anh Phạm Duy Quyết ở tổ dân phố 3 thị trấn Cổ Phúc - tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ huyện Trấn Yên luôn đề cao chữ “tâm” cùng với chữ “thiện”. Cũng chính vì lẽ đó mà ngày lại qua ngày ở đâu khi anh biết có những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh là anh lại tìm đến thực hiện chữ “tâm” ở đó.Xuất thân trong một gia đình không mấy khá giả, ngay từ nhỏ anh Quyết phải bươn trải nhiều nơi để kiếm sống. Cũng chính những nơi ấy mà anh phải chứng kiến nhiều mảnh đời không có nhà để ở, thiếu thốn tiền khi bệnh tật, điều đó khiến anh cứ trăn trở, day dứt mãi. Bởi thế anh Quyết bàn bạc cùng vợ con, nếu trong khả năng của gia đình thì mình tìm cách để giúp đỡ họ bằng những việc làm ý nghĩa như hiến máu tình nguyện, cắt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo dân tộc thiểu số, quyên góp ủng hộ và đăng ký hiến mô tạng, hiến xác. Anh Quyết tâm niệm: “Chừng nào còn sức khỏe thì còn tiếp tục làm công việc thiện nguyện này, để góp một phần nhỏ của mình cho xã hội chỉ đơn giản với một suy nghĩ cho đi mà không cần nhận lại”.
Sau lần đầu tiên tham gia hiến máu tình nguyện vào năm 2001, anh Quyết cảm thấy bản thân vẫn rất khỏe mạnh, lao động, sinh hoạt bình thường. Không những thế, anh còn cảm thấy vui hơn vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho xã hội nên anh tiếp tục hiến máu thêm nhiều lần nữa. Từ đó đến nay, anh đã hiến máu 12 lần với 2 lần hiến máu trực tiếp cho người bệnh, trong đó có bà Bùi Thị Nhâm, 73 tuổi ở tổ dân phố 4, thị trấn Cổ Phúc. Gia đình bà Nhâm có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bà thường xuyên đau ốm nhưng vẫn phải chăm sóc mẹ già gần 100 tuổi và một người con trai mắc bệnh tâm thần đã mấy chục năm nay. Mọi khó khăn đổ dồn lên đôi vai gầy khiến bà Nhâm bị suy nhược cơ thể trầm trọng. Tháng 3/2022, bà Nhâm đổ bệnh nặng tưởng chừng không qua khỏi, bà cần phải truyền máu để duy trì sự sống. Nhận được cuộc gọi từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, anh Phạm Duy Quyết đã không ngần ngại đến để cho máu, cứu giúp bà Nhâm qua cơn bão bệnh. Bà Bùi Thị Nhâm xúc động nói: “Trong lúc cận kề giữa sự sống và cái chết, tôi đã được các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tận tình cứu chữa, đặc biệt tôi đã được anh Phạm Duy Quyết ở tổ dân phố 3, thị trấn Cổ Phúc và 2 người cháu ở xã Giới Phiên thành phố Yên Bái cho máu. Tôi thực sự rất biết ơn tất cả mọi người đã cứu sống tôi”.
Không chỉ tham gia hiến máu tình nguyện, năm 2018 anh Phạm Duy Quyết còn tự nguyện đăng ký với Trung tâm điều phối và ghép tạng Quốc gia để hiến mô, tạng và hiến xác cho Học viên Quân y nếu không may anh qua đời. Hành động cao đẹp và ý nghĩa của anh đã lan tỏa trong cộng đồng cùng với kiên trì tuyên truyền, vận động để sự sống được hồi sinh, anh Quyết đã giúp nhiều người hiểu được ý nghĩa của việc đăng ký hiến mô tạng. Khi “mưa dầm thấm lâu”, người dân đã hiểu và lan tỏa giá trị nhân văn hiến mô, tạng là trao cơ hội sống cho nhiều người. Đến nay, ngoài vợ chồng anh Quyết, anh đã vận động và giới thiệu thêm 6 người đăng ký hiến mô, tạng. Mới đây nhất vào tháng 9/2021 qua anh Quyết giới thiệu, vợ chồng anh Nguyễn Tiến Hưng và chị Trần Thị Tuấn Khanh ở tổ dân phố 6, thị trấn Cổ Phúc cũng đã đăng ký thành công việc hiến mô, tạng. Trong câu chuyện với chúng tôi chị Trần Thị Tuấn Khanh, tổ dân phố 6, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên cũng đã có những giây phút nghẹn ngào: “Em chỉ suy nghĩ đơn giản nếu chẳng may mình qua đời thì một phần cơ thể của mình sẽ sống trên cơ thể người khác. Đó cũng là niềm hạnh phúc”.
Tấm gương anh Phạm Duy Quyết ở thị trấn Cổ Phúc là một trong những tình nguyện viên điển hình trong hơn 10 nghìn hội viên của huyện Trấn Yên không ngại khó khăn, mang tấm lòng thiện nguyện để chia sẻ yêu thương cho cộng đồng, hỗ trợ đắc lực cho các cấp Hội trong thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo. Anh Phan Thanh Hải - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Trấn Yên nhận xét: “Hoạt động tình nguyện của anh Quyết và những tình nguyện viên chữ thập đỏ huyện Trấn Yên được xuất phát từ thiện chí của người muốn tình nguyện tham gia, không vì bất kỳ lợi ích riêng tư bản thân. Trong đó anh Phạm Duy Quyết là người đầu tiên trên địa bàn huyện Trấn Yên tham gia hiến mô, hiến tạng và hiến cả xác. Không những thế anh còn vận động vợ và người thân đăng ký tham gia. Anh Quyết cũng là người tích cực tham gia hoạt động nhân đạo với phương châm “Người thừa mang đến và người thiếu thì đến nhận”.
Cho đi mà không mong nhận lại, cho đi là còn mãi, những con người như anh Quyết đang từng ngày làm cho cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Bởi ý nghĩa của cuộc sống không nằm ở thời gian ta đã sống bao lâu, mà điều đáng nói là ta đã đóng góp được những gì cho cuộc đời, mang lại giá trị như thế nào cho xã hội, hơn thế nữa là không ngừng lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.