CTTĐT - Với mục tiêu thu hút đầu tư phát triển mạnh về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ nhằm tiếp tục tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng hình ảnh du lịch Mù Cang Chải, tăng sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Mù Cang Chải phát triển đồng thời các loại hình du lịch, lấy du lịch cộng đồng là mũi nhọn, du lịch văn hóa - lịch sử làm nền tảng...
Cụ thể, huyện Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ, du lịch trong tổng thể nền kinh tế của huyện đạt 15%, tăng trưởng số lượng khách du lịch đạt 10%/năm, tương ứng đến năm 2020 đón trên 60.000 lượt du khách/năm; năm 2025 đón trên 100.000 lượt du khách/năm; Đến năm 2020, dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện có quy mô trên 25 nhà nghỉ với 400 phòng, trên 100 hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, tạo việc làm mới cho khoảng 3.000 lao động; Phát triển du lịch ba mùa trong năm: Mùa hoa cải vào tháng 2-3; Ruộng bậc thang mùa nuớc đổ vào tháng 4-5; Ruộng bậc thang mùa lúa chín vào tháng 9 - 10. Phát triển du lịch Mù Cang Chải gắn liền với Di tích danh thắng Ruộng bậc thang cấp Quốc gia, đến năm 2020 nghiên cứu đề nghị cho lập hồ sơ Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và năm 2025 trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Để đạt các mục tiêu trên, huyện Mù Cang Chải tập trung xây dựng và triển khai các đề án quy hoạch về du lịch của tỉnh, huyện, trong đó tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và di tích Quốc gia nơi thành lập đội Du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Xây đựng Quy hoạch phát triển khu du lịch danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Xây dựng quy hoạch khu du lịch đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải; Xây dựng đề án trồng cây đào rừng, mận rừng, hoa ban, phong lá đỏ gắn với phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải.
Đồng thời, huyện xây dựng, quy hoạch phát triển các loại hình du lịch, các ngành dịch vụ du lịch, lấy du lịch cộng đồng là mũi nhọn, du lịch văn hóa - lịch sử làm nền tảng; hình thành các tour du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch khám phá, mạo hiểm... từng bước hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng Mù Cang Chải tạo sức hút mạnh mẽ để thu hút khách du lịch. Huy động nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch chủ yếu, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng theo khu, gắn với đặc thù và tiềm năng, thế mạnh của mỗi khu.
Tiếp tục quảng bá, đầu tư khai thác có hiệu quả các điểm du lịch của địa phương đã được công nhận; Chủ động liên kết phối hợp với các tỉnh bạn xây dựng các tour du lịch để thu hút khách du lịch; Tập trung đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch...
1574 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với mục tiêu thu hút đầu tư phát triển mạnh về du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ nhằm tiếp tục tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng hình ảnh du lịch Mù Cang Chải, tăng sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, Ban Thường vụ Huyện ủy Mù Cang Chải ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.Cụ thể, huyện Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ, du lịch trong tổng thể nền kinh tế của huyện đạt 15%, tăng trưởng số lượng khách du lịch đạt 10%/năm, tương ứng đến năm 2020 đón trên 60.000 lượt du khách/năm; năm 2025 đón trên 100.000 lượt du khách/năm; Đến năm 2020, dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện có quy mô trên 25 nhà nghỉ với 400 phòng, trên 100 hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, tạo việc làm mới cho khoảng 3.000 lao động; Phát triển du lịch ba mùa trong năm: Mùa hoa cải vào tháng 2-3; Ruộng bậc thang mùa nuớc đổ vào tháng 4-5; Ruộng bậc thang mùa lúa chín vào tháng 9 - 10. Phát triển du lịch Mù Cang Chải gắn liền với Di tích danh thắng Ruộng bậc thang cấp Quốc gia, đến năm 2020 nghiên cứu đề nghị cho lập hồ sơ Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và năm 2025 trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Để đạt các mục tiêu trên, huyện Mù Cang Chải tập trung xây dựng và triển khai các đề án quy hoạch về du lịch của tỉnh, huyện, trong đó tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và di tích Quốc gia nơi thành lập đội Du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Xây đựng Quy hoạch phát triển khu du lịch danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải; Xây dựng quy hoạch khu du lịch đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải; Xây dựng đề án trồng cây đào rừng, mận rừng, hoa ban, phong lá đỏ gắn với phát triển du lịch huyện Mù Cang Chải.
Đồng thời, huyện xây dựng, quy hoạch phát triển các loại hình du lịch, các ngành dịch vụ du lịch, lấy du lịch cộng đồng là mũi nhọn, du lịch văn hóa - lịch sử làm nền tảng; hình thành các tour du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch khám phá, mạo hiểm... từng bước hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng Mù Cang Chải tạo sức hút mạnh mẽ để thu hút khách du lịch. Huy động nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch chủ yếu, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng theo khu, gắn với đặc thù và tiềm năng, thế mạnh của mỗi khu.
Tiếp tục quảng bá, đầu tư khai thác có hiệu quả các điểm du lịch của địa phương đã được công nhận; Chủ động liên kết phối hợp với các tỉnh bạn xây dựng các tour du lịch để thu hút khách du lịch; Tập trung đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch...