CTTĐT - Những năm qua, huyện Lục Yên đã tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Nhờ vậy, chất lượng, tầm vóc đàn gia súc được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Lãnh đạo huyện Lục Yên kiểm tra các mô hình chăn nuôi trâu đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện
Cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Lục Yên luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại, nhờ vậy đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Điển hình như hộ gia đình bà Hoàng Thị Luân, thôn Nà Vài, xã Minh Xuân. Được chính quyền xã tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó thông qua chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên, năm 2016 gia đình bà đã vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò. Đến nay, gia đình bà đã có tiền tích lũy để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững. Bà Luân cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình tôi có điều kiện phát triển chăn nuôi, tăng đàn, qua đó giúp gia đình cải thiện đời sống”.
Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp ủy, chính quyền xã Lâm Thượng đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giúp phòng ngừa dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế, trong đó công tác phòng chống các loại dịch bệnh được UBND xã quan tâm, chú trọng để đảm bảo đàn gia súc được bảo vệ tốt. Ông Hoàng Văn Cói - Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng cho biết: “Từ nhiều năm qua, chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của xã, vì vậy cùng với việc tuyên truyền để các hộ tăng đàn, chúng tôi còn tích cực phối hợp với các ngành chức năng của huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm sóc, bảo vệ tốt cho đàn vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế”.
Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, ngoài việc tranh thủ vốn đầu tư cho chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, ủy thác vay vốn qua ngân hàng, huyện Lục Yên còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung; hỗ trợ tiền mua con giống, xây dựng chuồng trại... Nhờ đó, số lượng và chất lượng đàn gia súc của huyện Lục Yên đã được nâng cao. Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt trên 105 nghìn con, trong đó đàn trâu trên 18 nghìn con; đàn bò trên 1.600 con; đàn lợn hơn 85 nghìn con. Để phát triển chăn nuôi gia súc, huyện Lục Yên tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho người dân giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi có kiểm soát, gia trại, trang trại. Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng liên kết, liên doanh và sản xuất theo chuỗi khép kín. Cùng với đó, mở các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương; đồng thời, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt. Đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và một số cây trồng khác kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh.
Để chăn nuôi đại gia súc tiếp tục phát triển ổn định, trong thời gian tới huyện Lục Yên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển chăn nuôi ở những vùng có lợi thế về khí hậu và bãi chăn thả. Từ đó, mở rộng quy mô chăn nuôi hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa chăn nuôi trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo của địa phương.
2779 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, huyện Lục Yên đã tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Nhờ vậy, chất lượng, tầm vóc đàn gia súc được cải thiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.Cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Lục Yên luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia súc theo mô hình trang trại, nhờ vậy đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Điển hình như hộ gia đình bà Hoàng Thị Luân, thôn Nà Vài, xã Minh Xuân. Được chính quyền xã tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó thông qua chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên, năm 2016 gia đình bà đã vay 50 triệu đồng để đầu tư nuôi bò. Đến nay, gia đình bà đã có tiền tích lũy để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững. Bà Luân cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình tôi có điều kiện phát triển chăn nuôi, tăng đàn, qua đó giúp gia đình cải thiện đời sống”.
Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp ủy, chính quyền xã Lâm Thượng đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giúp phòng ngừa dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế, trong đó công tác phòng chống các loại dịch bệnh được UBND xã quan tâm, chú trọng để đảm bảo đàn gia súc được bảo vệ tốt. Ông Hoàng Văn Cói - Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Thượng cho biết: “Từ nhiều năm qua, chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của xã, vì vậy cùng với việc tuyên truyền để các hộ tăng đàn, chúng tôi còn tích cực phối hợp với các ngành chức năng của huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm sóc, bảo vệ tốt cho đàn vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế”.
Để hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, ngoài việc tranh thủ vốn đầu tư cho chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, ủy thác vay vốn qua ngân hàng, huyện Lục Yên còn có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung; hỗ trợ tiền mua con giống, xây dựng chuồng trại... Nhờ đó, số lượng và chất lượng đàn gia súc của huyện Lục Yên đã được nâng cao. Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt trên 105 nghìn con, trong đó đàn trâu trên 18 nghìn con; đàn bò trên 1.600 con; đàn lợn hơn 85 nghìn con. Để phát triển chăn nuôi gia súc, huyện Lục Yên tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho người dân giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi có kiểm soát, gia trại, trang trại. Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng liên kết, liên doanh và sản xuất theo chuỗi khép kín. Cùng với đó, mở các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương; đồng thời, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt. Đẩy mạnh chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và một số cây trồng khác kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây thức ăn cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh.
Để chăn nuôi đại gia súc tiếp tục phát triển ổn định, trong thời gian tới huyện Lục Yên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển chăn nuôi ở những vùng có lợi thế về khí hậu và bãi chăn thả. Từ đó, mở rộng quy mô chăn nuôi hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa chăn nuôi trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo của địa phương.